Giải đề Cambridge 11 - Test 2 - Passage 3 - Luyện IELTS Miễn Phí

Giải đề Cambridge 11 - Test 2 - Passage 3

(Reading time: 7 - 13 minutes)

Tiến đến passage cuối cùng trong Reading Test 2 của Cuốn Cambridge IELTS 11. Bạn sẽ thấy passage này khó hơn hẳn hai passage trước về độ khó, chuyên môn của từ vựng và số lượng dạng bài tập nhiều hơn. Nếu hai passage trước chỉ có ba dạng bài tập thì ở passage này có tổng cộng bốn dạng bài gồm: Mutiple choice (trắc nghiệm), summary completion (có cho từ sẵn), Yes/No/Not Given, và Multiple choice lần nữa nhưng là cho subtitle (hai dạng multiple choice này có nội dung khác nhau nên mình tách nó ra luôn). Tổng số câu hỏi là 14 câu.

Nếu kỹ năng Reading bạn đang ở tầm band 4.0 - 5.5 và ngày thi của bạn cận kề chỉ còn khoảng 1 tháng đổ lại thì mình khuyên bạn nên tập trung học và luyện passage 1 & 2 nhiều hơn là passage 3. Có hai lý do cho việc này. Thứ nhất, passage 3 luôn rất khó, từ vựng academic và ít phổ biến, bài đọc lại dài mà các câu thường là câu phức / câu ghép nên nếu bạn học từ của passage 3 thì sẽ thấy mệt mỏi nhiều và phải nghiền ngẫm rất lâu mới hiểu, dành thời gian đó học passage 1 & 2 thì sẽ dễ tiếp thu và hiệu quả hơn. Thứ hai, việc tập trung học passage 1 & 2 để khi đi thi bạn sẽ lấy điểm chính từ hai phần này, passage 3 làm được thì làm, không thì lụi, đúng thêm được nhiêu thì hay bấy nhiêu. Passage 1 & 2 nếu làm đúng hết thì số câu đã khoảng 26 câu, tức band 6.0, lụi passage 3 đúng được 2-3 câu nữa là bạn lên được band 6.5 Reading. 

Nói vậy để các bạn hiểu và có chiến lược học Reading hợp lý, nào giờ mình cùng đọc đề:

Như thường lệ, bước đầu tiên vẫn phải là phân tích đề.

Bước 1: Phân tích đề

Có bốn dạng bài trong đề này: Mutiple choice (trắc nghiệm), summary completion (có cho từ sẵn), Yes/No/Not Given, và Multiple choice lần nữa nhưng là cho subtitle. Phân theo độ khó thì nó tương tự như thứ tự sắp xếp trong đề, dễ nhất là 4 câu Mutiple choice 27 - 30, lý do là vì nó hỏi specific information nên dễ scan thông tin, dễ tiếp theo là summary completion vì nó cho từ vựng sẵn & trong summary này có tên riêng nên dễ scan. Khó hơn là Yes/No/Not given và khó nhất là câu Multiple choice cuối cùng do nó hỏi subtitle, tức là general information, đòi hỏi bạn phải hiểu toàn bài thì mới chọn được chính xác chứ không chỉ scan thông tin như bốn câu Multiple choice lúc đầu. Vậy thứ tự xử lý bài của chúng ta như sau: Mutiple choice (4 câu) --> Summary completion --> Yes/No/Not given --> Multiple choice (1 câu)

Tiếp theo chúng ta skim thông tin toàn bài:

Đọc title của passage: NEUROAESTHETICS - Đúng là passage 3, đọc từ cái tiêu đề là thấy chuyên môn rồi. Trong trường hợp bạn không hiểu từ này nghĩa là gì thì tìm cách đoán nghĩa bằng tất cả các manh mối có thể, chủ yếu nhất vẫn là tiền tố (preffix), từ gốc (root) và hậu tố (suffix). Ở đây bạn sẽ thấy tiền tố ‘Neuro-‘ nghĩa là liên quan đến thần kinh, còn ‘aesthetics’ là gì thì không biết (từ này cũng không phổ biến lắm) nhưng hậu tố ‘-ics’ thường chỉ các ngành học, ngành nghiên cứu. Vậy ta đoán được là bài này viết về ngành học gì đó mà nghiên cứu liên quan đến thần kinh. Đây đoán sơ bộ, còn chính xác hơn thì aesthetics có nghĩa là ‘Mỹ học’, không phải là nghiên cứu nước Mỹ (Hoa Kỳ) mà là nghiên cứu cái đẹp (mỹ là đẹp). Neuroaesthetics là từ ghép mang nghĩa: “Nghiên cứu mỹ học xét trên khía cạnh thần kinh” 

Bạn sẽ thấy rõ độ dài của từng câu ở passage 3 khác hẳn với hai passage trước. Một câu của passage 3 có thể kéo dài đến tận bốn dòng. Một đoạn văn dài vậy mà chỉ có chừng 3-4 câu. Mình sẽ không dịch từng câu ra nữa, bạn có thể đọc tham khảo bản dịch tiếng Việt của bài đọc này ở trang web này, bản quyền của bài dịch ấy cũng thuộc về web learnvocabinieltsreading.wordpress.com: https://learnvocabinieltsreading.wordpress.com/2017/06/08/neuroaesthetics-than-kinh-hoc/

 

Bước 2: Đọc đề Multiple choice (4 câu) 

Tốt nhất là bạn đọc xong câu nào thì dò qua bài đọc scan tìm câu đó, đừng đọc hết một vèo bốn câu rồi scan vì bạn làm xong câu đầu thì cũng không nhớ gì các câu còn lại đâu, nên cứ làm đến đâu đọc đến đó cho tiết kiệm thời gian. Nhưng ở đây mình sẽ dịch hết các câu hỏi một lần nhé

Bước 3: Khoanh vùng và chọn đáp án cho Multiple Choice

 

...people often choose a definitively wrong answer if they see others doing the same. It is easy to imagine that this mentality would have even more impact on a fuzzy concept like art appreciation, where there is no right or wrong answer.

...người ta thường sẽ chọn phải một đáp án sai mười mươi nếu họ thấy những người khác cũng chọn như vậy. Rất dễ để hình dung rằng tâm lý này thậm chí sẽ càng gây ảnh hưởng hơn nữa đối với một khái niệm không rõ ràng như sự phê bình nghệ thuật, một lĩnh vực không tồn tại sự đúng – sai.

In each set of trials, volunteers generally preferred the work of renowned artists, even when they believed it was by an animal or a child. It seems that the viewer can sense the artist’s vision in paintings, even if they can’t explain why.

Qua nhiều lần thử nghiệm, những tình nguyện viên thường cảm thấy thích những tác phẩm của những họa sĩ nổi tiếng hơn, cho dù họ vẫn tin rằng chúng được vẽ bởi trẻ con hay động vật. Dường như những người xem tranh có thể cảm nhận được sự tưởng tượng của các họa sĩ trong tranh, họ thậm chí còn chẳng thể lí giải được.

It would seem that the brain sees these images as puzzles, and the harder it is to decipher the meaning, the more rewarding is the moment of recognition.

Dường như bộ não xem những hình ảnh này như những mảnh ghép, và càng khó giải mã ý nghĩa của chúng thì càng được tưởng thưởng nhiều khi tìm ra.

Mondrian’s works are deceptively simple, but eye-tracking studies confirm that they are meticulously composed, and that simply rotating a piece radically changes the way we view it.

Những tác phẩm của Mondrian thì dễ bị nhầm lẫn là đơn giản, nhưng những nghiên cứu theo dõi hành vi của mắt cho thấy rằng chúng được vẽ một cách tỉ mỉ, và đơn giản chỉ cần xoay bức tranh đi thôi cũng hoàn toàn thay đổi cách chúng ta ngắm chúng.

Bước 4: Đọc đề Summary

Mình chỉ các bạn 1 mẹo này nhé. Thường các đoạn summary nào mà có heading như vầy thì sẽ là tóm tắt 1-2 đoạn trong bài chứ nó không tóm tắt toàn bài nên bạn chỉ cần dựa vào 1 số manh mối trong đề thi để khoanh vùng bài đọc là được. Ở đây mình sẽ chọn hai thứ làm manh mối: một là cụm danh từ "Impressionist paintings" (các bức tranh theo chủ nghĩa ấn tượng) và hai là "Alex Forsythe".

Bước 5: Khoanh vùng & làm bài 'summary completion'

Đọc vào câu đầu tiên của summary: "The discipline of neuroaesthetics aims to.....Impressionist paintings have on our ____" bạn sẽ thấy nó mang tính chất của câu giới thiệu khái quát chung chung nên khả năng cao là nó nằm ở đoạn đầu tiên của bài đọc. Bạn sẽ đọc thử đoạn đấy.

Và thật sự là nó chính là đoạn đấy mà câu đầu tiên trong đề & câu đầu tiên trong bài đều có: "to bring scientific objectivity to the study of art". Chúng ta đọc tiếp đoạn này sẽ thấy: "...Impressionist paintings seems to stimulate the brain’s amygdala, for instance. Since the amygdala plays a crucial role in our feelings, that finding might explain why many people find these pieces so moving/Những bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng có vẻ sẽ kích thích hạch hạnh nhân (amygdala) trong não bộ. Bởi vì hạch hạnh nhân đóng một vai trò quan trọng đối với cảm xúc (feelings) của chúng ta, điều này có thể lý giải nguyên nhân tại sao rất nhiều người cảm thấy các bức tranh thât lay động."

--> Từ mà bạn nên chọn là từ synomym với từ cốt lõi trong bài. Ở đây từ cốt lõi là 'Feelings" thì qua đề thi "Emotions" là từ đồng nghĩa nên ta chọn đáp án này. 

Qua đến hai chỗ trống 32 & 33, bạn kiếm đoạn nào mà có liên quan đến cái tên Alex Forsythe, và đó chính là đoạn được mình khoanh ở đây.

Đáp án là B-complexity do nó đồng nghĩa với từ 'detail'

Đến câu 33 thì bạn sẽ thấy từ 'repeated' được dùng cả trong bài lẫn trong đề và đi chung với nó chính là từ 'motifs", synomym với từ này là 'images'

Bước 6: Đọc đề Yes/No/Not given

Trước hết chúng ta cùng đọc đề. 

Bước 7: Khoanh vùng và scan bài đọc để trả lời câu hỏi 'Y/N/NG'

Để xử lý thì hãy cùng xem lại lý thuyết cách làm trong bài viết 'Phân tích 14 dạng câu hỏi trong đề thi IELTS Reading Academic & chiến lược giải quyết'

3 – Identifying writer’s views/claims (Yes / No / Not Given)

Quyết định xem ý kiến nêu trong câu hỏi là Yes (có) hay No (không) hay Not Given (không được đề cập)

·   Scan thông tin chi tiết (ý kiến của người viết)

·   Hiểu các ý kiến, quan điểm này

Theo thứ tự

+ Yes/True: thông tin trong câu hỏi khớp hoàn toàn với thông tin trong bài đọc

+ No/False: thông tin trong câu hỏi sai hoàn toàn với thông tin trong bài đọc.

+ Not given: thông tin trong câu hỏi không thể tìm thấy trong bài đọc.

Mẹo để phân biệt No/False với Not given là nếu câu đó No/False, dựa vào bài đọc, ta có thể sửa lại câu đó cho đúng; còn nếu câu đó Not given thì ta không thể làm gì cả. Bạn xem chi tiết tại bài viết: Cách để làm đúng tất cả các câu hỏi Y/N/NG và T/F/NG.

Đọc câu hỏi và các đáp án trắc nghiệm, paraphrase chúng.

Khoanh vùng và xác định thông tin trong bài để đưa ra câu trả lời

Thường thì tất cả các câu hỏi trong một bài đọc sẽ cover toàn bài đọc, tức là đề thi sẽ hỏi không sót phần nào, đoạn nào của bài đọc. Bạn để ý qua hai dạng bài tập trên thì chỉ còn 2 - 3 đoạn văn cuối là chưa được hỏi đến, vậy thì khả năng cao bài Yes/No/Not given này sẽ hỏi ngay khu vực các đoạn mà nãy giờ chưa đụng đến.

Đáp án và lời giải chính xác là:

34. NG. Câu trong bài đọc có nghĩa là: "Có thể hệ thống thị giác của chúng ta đã phát triển trong môi trường tự nhiên nên sẽ tiếp nhận những hình ảnh này dễ dàng hơn." Cái này chẳng liên quan gì với câu trong đề vì không hề đề cập đến sự trái ngược.  

35. Y. Câu trong bài và câu trong đề có ý giống nhau được paraphrase lại. further verification = thoroughly tested; mirror neurons thì cả đề thi lẫn bài đọc đều dùng; art appreciation = some to wonder whether Pollock’s works feel so dynamic;

36. N. Câu trong bài đọc: "...để hiểu được sự trường tồn của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong khi thời trang chỉ định hình những gì hiện đang phổ biến ở thời đại của nó thì những tác phẩm nghệ thuật vừa mắt nhất đối với chúng ta rất có thể vẫn sẽ tồn tại mãi cho dù xu hướng thời trang của những thế hệ đi trước có bị lãng quên đi rồi hay chăng nữa". Trái ngược với câu trong đề và ta có thể correct lại cho đúng thành 'does not depend entirely on the current artistic trends of the period'. 

37. N. Câu trong bài đọc: "Tuy vậy, sẽ thật ngu ngốc khi giới hạn sự đánh giá nghệ thuật bởi những quy luật khoa học". Trái ngược với câu trong đề và ta có thể correct lại cho đúng thành 'should not seek to define the precise rules...'. 

38. Y. Câu trong bài và câu trong đề có ý giống nhau được paraphrase lại. the artistic environment of their time = cultural context; 

39. NG. Câu trong bài đọc có nghĩa là: "Trong một số khía cạnh, nó cũng chẳng khác biệt mấy so với khoa học, lĩnh vực mà chúng ta đang liên tục tìm kiếm những hệ thống, những phương pháp giải mã để có thể quan sát và khám phá thế giới theo một cách hoàn toàn mới". Ý là nói nghiên cứu khoa học & nghệ thuật ở mức độ nào đó tương tự nhau. Còn việc nghiên cứu ý nghĩa của khoa học dễ hơn nghệ thuật thì không được nhắc tới.

Bước 8: Đọc và chọn Multiple choice (1 câu)

Đến đây thì mình đã đọc hết toàn bài rồi, tức là đã hiểu toàn bài rồi nên có thể chọn subtitle nhanh. Mẹo để chọn đúng subtitle (hoặc là title cho nguyên bài) là đáp án đó phải cover được toàn nội dung của bài. Nếu nó chỉ nói lên được một phần thì nó sai thì quá specific, not enough info, nếu nó quá rộng thì là lỗi to general, còn nếu không liên quan là lỗi irrelevant.

 

Đáp án B sai do too specific. Bài đọc này không nói cụ thể về neural activities.

Đáp án C sai do irrelevevant. Bài đọc không so sánh gì giữa nghệ thuật trừu tượng vs nghệ thuật tả thực.

Đáp án D sai đo irrelevevant bởi nó không nói gì về quan điểm khác của dư luận về nghệ thuật trừu tượng.

Đáp án đúng là A.

 

 

 

Đề: Lấy từ cuốn IELTS Cambridge 11, passage 3, test 2, trang 49-53 - NXB ĐH Cambridge

Bài dịch tham khảo và trích từ: https://learnvocabinieltsreading.wordpress.com/2017/06/08/neuroaesthetics-than-kinh-hoc/

Bài do đội ngũ Admin viết

 

.

Liên Kết Chia Sẽ

Nhà Tài Trợ

Log in

Notice: Trying to access array offset on value of type null in /home/bereadyielts/public_html/templates/gk_university/layouts/blocks/tools/login.php on line 21
" /> create an account