1. Lưu ý cấu trúc đề nghe
Đề nghe có 4 parts với tổng 40 câu hỏi với 30 phút nghe (chỉ nghe 1 lần) và 10 phút chuyển câu trả lời vào answer sheet. Part sau càng khó hơn part trước.
Part 1: 2 người nói (thường là cuộc gọi điện hoặc hội thoại giữa 2 người trao đổi thông tin về chủ đề đời sống: thường là trả lời thông tin về tên, địa chỉ, ngày tháng và con số)
Part 2: 1 người nói (thường là phần nói từ một đoạn hướng dẫn)
Part 3: 3-4 người nói (thường là cuộc thảo luận mang tính academic giữa giáo sư với sinh viên chẳng hạn)
Part 4: 1 người nói (luôn luôn là lecture của giáo sư nói về 1 chủ đề academic)
2. Luyện nghe 1 lần hay nhiều lần?
Trong bài thi bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất, thế nhưng khi luyện nghe tại nhà, bạn hãy nghe nhiều lần để có thể đạt được câu trả lời và nên nghe lại sau khi soát đáp án, nghe đi nghe lại tới khi hiểu hết đáp án thì thôi. Tuy nhiên, trước ngày thi IELTS chính thức khoảng 1 tháng hãy luyện nghe 1 lần và in answer sheet mẫu ra làm như thi thật để tay mắt và não quen với cường độ nhé!
3. Luyện tai mắt tay
Hãy luyện thật nhuần nhuyễn 3 bộ phận này làm việc với nhau cùng lúc (tai nghe, mắt đọc câu hỏi, tay ghi câu trả lời/ take note) nhé! Bởi nếu không quen thì khi làm bài thi sẽ bị choáng ngợp với tốc độ đó!
4. Làm gì khi không biết đáp án?
Hãy đoán, đừng để trống. Giám khảo chấm điểm số câu đúng chứ không trừ điểm câu sai. Biết đâu đáp án mình đoán lại chính xác thì sao? Who knows?
5. Viết in hoa hay in thường?
Các bạn được viết in hoa hoặc in thường, nhưng mình khuyên các bạn nên viết in hoa cho rõ ràng, tránh việc giám khảo chấm sai do chữ mình khó nhìn ở dạng viết thường quá.
6. No more than nghĩa là gì?
Đây là phần cực kỳ quan trọng bởi lẽ đa số các đề bài nghe đều có phần này để cảnh báo bạn trước về số từ được phép cho mỗi câu trả lời. Nếu bỏ qua hoặc hiểu sai hướng dẫn này mà cứ trả lời thì sẽ gặp phải lỗi sai thật uổng phí.
Ví dụ đề bài ghi là: write NO MORE THAN TWO WORDS AND/ OR A NUMBER thì có nghĩa là chúng ta tối đa được viết 2 từ và 1 số hoặc chỉ 2 từ
Vậy thì con số và chữ được tính như thế nào?
Số ngắn như 1990 được tính là một số
Số dài như 1,000,750 được tính là một CHỮ
7. Từ ghép thì tính là 1 hay 2 từ?
Danh từ ghép sẽ được chia làm 2 loại:
Chữ ghép có dấu gạch ngang như part-time được tính là MỘT chữ
Danh từ ghép không có dấu gạch ngang được tính là HAI chữ
8. Cần hiểu hết bài nghe không?
Bài IELTS listening có rất nhiều thông tin bên lề và khiến người nghe chưa được làm quen với dạng đề thi sẽ gặp hoang mang và lo lắng bởi không thể bắt hết các từ của bài nghe. Tuy nhiên, tin mừng là các bạn KHÔNG CẦN hiểu hết toàn bộ bài nghe mà vẫn có thể làm đúng bài nhé!
9. Bẫy "có rồi lại không"
Đây là cái bẫy mà rất nhiều người làm đề thi sử dụng để giăng bẫy những ai "nhanh nhảu" viết ngay đáp án khi nghe thấy từ khóa mà không nghe hết đoạn hội thoại. Thường là các bạn sẽ nghe thấy đoạn có vẻ như là đáp án rồi vì nó trả lời đúng câu hỏi in trên test paper, thế rồi, speaker lại đổi ý hoặc chợt nhớ ra cái gì đó và sửa lại đoạn nói hồi trước đó. Và thế là "sập bẫy".
Ví dụ: "Is this OK to meet at 7 pm?"
"Yes, 7 pm sounds fine for me"
Sau đó lại nói "Oh, I've just remembered I have a late appointment with my close friend at 6 pm. Can we just make it half past instead?"
Vậy thì câu trả lời cho câu: "They decide to meet at___" là gì?
7 pm hay 7:30?
Đáp án là 7:30 nhé!
Một ví dụ khác của part 1:
Sam: Thank you! I've received your email. So it is [email protected].
Loren: No-no! You have mistaken, it is [email protected], spelled with M.
Sam: Oh, I'm sorry...
➥ Vì vậy, bạn không nên vội vàng đưa ra đáp án mà hãy dừng một chút để nghe các câu tiếp theo để tránh rơi vào bẫy. Hãy thật thận trọng, đây là cái bẫy cực kỳ hay gặp nhé!
10. Số ít số nhiều
Hãy lắng tai nghe những câu mà cần điền danh từ xem họ nói âm cuối ra sao, bởi mất một ký tự "s" thôi là cả câu trả lời đó KHÔNG được tính điểm đâu đó
11. Lỗi lộn số
Một lỗi phổ biến mà đa số người dự thi khi làm bài thi IELTS trên giấy đều mắc phải đó là lẫn lộn số khi chuyển đáp án của mình từ giấy nháp vào phiếu trả lời.
Bạn có 10 phút để làm điều này, vậy nên hãy đảm bảo rằng đáp án phải được điền vào vị trí tương ứng. Ví dụ như đáp án cho câu số 7 phải đi vào khoảng trống của ô số 7...
Cách tốt nhất để tránh nhầm lẫn là bạn ghi đáp án kèm theo số trên giấy nháp và do lại 1 lượt sau khi chuyển xong đáp án.
Chúc các bạn luyện nghe thật tốt!