Nào hãy cùng Be Ready IELTS phân tích rõ hơn từng trường hợp để chọn từ vừng cho chính xác nhé!
Phân biệt giữa Customer vs. Client
CUSTOMER | CLIENT |
Đây là danh từ với nghĩa bao quát nhất chỉ bên mua hàng hoá/dịch vụ. | Đây là danh từ với nghĩa cụ thể hơn, nhấn mạnh khách hàng hưởng các dịch vụ của một bên khác (chứ không phải là hàng hoá). |
Thường từ này chỉ người mua hàng với giao dịch 1 lần, mua hàng - trả tiền, chứ không có long-lasting relationship với bên bán hàng. | Do thứ được trao đổi là dịch vụ nên thường kéo dài và các client sẽ thường có long-lasting relationship với bên bán hàng. Dịch vụ đó có thể là dịch vụ quảng cáo, dịch vụ tư vấn luật/giải pháp, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Thường các dịch vụ được cá nhân hoá (personalised) và tuỳ chỉnh (customized) theo nhu cầu của từng client riêng. |
Bạn là người tiêu dùng lẻ đi mua 1 bịch bột giặt hàng thì cũng là customer, công ty bạn mua 200 cuốn sổ về làm quà tặng cho khách thì cũng là customer | Bạn là 1 cá nhân nhỏ lẻ mua gói khám răng định kỳ ở 1 phòng nha thì bạn là client của phòng nha đó và hưởng dịch vụ chăm sóc răng miệng. Công ty bạn mua gói dịch vụ quảng cáo của một agency quảng cáo để quảng bá cho dòng sản phẩm mới thì công ty bạn là 'client' của agency quảng cáo. |
Danh từ này được dùng khi người viết muốn nhấn mạnh vào người mua hàng thôi, chứ không nhấn mạnh hay ám chỉ người bán hay nhà sản xuất. | Danh từ này được dùng khi người viết muốn nhấn mạnh vào người mua và hưởng dịch vụ, có mối quan hệ lâu dài với bên bán hàng. |
Bạn sẽ thấy từ này xuất hiện trong các cụm: kinh doanh "B2B" hay "B2C". B2B là viết tắt của Business-to-Business, tức chỉ quan hệ mua bán doanh nghiệp với doanh nghiệp (đây thường là buôn sỉ); còn B2C là viết tắt của Business-to-Customer, tức chỉ quan hệ mua bán doanh nghiệp với khách hàng lẻ (đây thường là bán lẻ). B2B hay B2C đóng vai trò quan trọng quyết định chiến lược tiếp cận khách hàng thì khách hàng doanh nghiệp chắc chắn khác khách hàng cá nhân. | Bạn sẽ thấy giới doanh nghiệp, công ty hay gọi khách hàng của mình là "client" vì từ này cho thấy mối quan hệ lâu dài và có nhiều tiềm năng triển. |
Trong IELTS Writing, không phải lúc nào cũng có thể dùng client & customer thay thế qua lại lẫn nhau mà phải tuỳ trường hợp. Nếu không biết phải dùng từ nào thì cứ dùng customer.
Buyer vs. Purchaser
Bản chất hai từnày khác nhau về mục đích sử dụng hàng hoá sau khi mua hàng.
- Buyer (thường xuất hiện trong mối quan hệ với Seller): là chỉ đơn vị mua nguyên liệu về sản xuất, tạo ra một sản phẩm khác rồi đem bán. Ví dụ công ty Thái Tuấn mua 2,000 mét lụa về để làm ra những bộ áo dài rồi đem áo dài bán, vậy cty Thái Tuấn là buyer nhưng không phải người tiêu dùng cuối cùng dù đúng là họ có sử dụng hàng hoá họ mua về (2,000 mét lụa), nhưng sau đó họ tạo ra sản phẩm khác (những bộ áo dài) và bán tiếp. Những người mua đi bán lại cũng được xem là buyer. Ví dụ chị của bạn mua và xách tay 200 chai nước hoa Chanel về bán lẻ lại trên Facebook thì chị của bạn là buyer chứ không phải consumer vì chị ấy không trực tiếp dùng những chai nước hoa.
- Purchaser (nếu trong giới business còn gọi là procurement officer - nhân viên thu mua): chỉ nhân viên phụ trách mua sản phẩm về cho công ty của mình xài với số lượng cực lớn. Ví dụ công ty A mới thành lập cần mua 200 máy tính để bàn cho nhân viên, anh John là nhân viên cty A thuộc procurement department sẽ liên hệ các công ty máy tính như Dell, Lenovo, HP, Asus để nhận chào giá của họ và so sánh, cân nhắc xem nên quyết định đặt hàng cty nào.
Hai từ này khác nhau nên bạn không được dùng buyer & purchaser thay thế qua lại lẫn nhau.
Shopper vs. Consumer
Bản chất hai từ này khác nhau về viêc ai là người trực tiếp sử dụng hàng hoá. Thường là lĩnh vực Marketing sẽ cần sự phân biệt này, còn các bạn viết IELTS Writing thì 2 từ này có thể thay thế qua lại lẫn nhau.
Theo từ điển Cambridge, 'consumer' được định nghĩa là a person who buys goods or services for his/her own uses, là danh từ chỉ người của động từ consume (tiêu thụ), nên consumer là người tiêu thụ, người trực tiếp dùng sản phẩm. Nếu muốn nhấn mạnh đối tượng người tiêu dùng cuối cùng trong 1 chuỗi hoạt động mua bán phức tạp thì dùng 'ultimate consumer' (người tiêu thụ cuối cùng).
Shopper thì có 2 nghĩa (nguồn):
1) a person who is buying things from a shop or a number of shops: nghĩa này giống với consumer, tức là shopper cũng chỉ người mua hàng hoá/dịch vụ
2) a person who is looking for things to buy: từ nghĩa này ta sẽ thấy shopper còn chỉ những người chỉ đi xem hàng chứ chưa thực hiện hoạt động mua hàng
Không phải tất cả các shopper đều là consumer. Ví dụ, bạn đi vòng vòng siêu thị xem hàng nhưng bạn không có đủ tiền hoặc không tìm thấy món hàng ưng ý thì bạn là shopper chứ chưa phải consumer vì bạn chưa mua hàng nhưng hoạt động đi xem hàng của bạn cũng đã liên quan đến shopping activities.
Thêm 1 điểm khác biệt nữa, shopper chỉ là người mua hàng, nhưng chưa chắc là cho personal use của họ mà họ có thể mua cho người khác. Ví dụ như có 1 dòng son thỏi mới ra mắt và cô con gái xin bố mua cho mình 1 thỏi son. Ông bố chiều lòng, lên Lazada đặt hàng giao tận nhà, ông bố trả tiền rồi đưa cho con gái. Cô con gái sử dụng thỏi son. Vậy ông bố là shopper vì ông ấy thực hiện hành động mua hàng, nhưng ông ấy không phải consumer vì ông ấy không sử dụng sản phẩm; cô con gái mới là consumer dù cô ấy không thực hiện hành động mua hàng.
Bên ngành Marketing cần phân biệt 2 đối tượng shopper và consumer để lưu ý đến yếu tố hành vi và tâm lý của 2 đối tượng. Khi muốn thu hút shopper thì phải tập trung vào quảng cáo, khuyến mại, trưng bày thu hút ra sao đó vì shopper chưa đưa ra quyết định mua hàng, hoặc quyết định của họ phụ thuộc vào người khác (VD như ông bố mua hàng là do bị ảnh hưởng bởi cô con gái). Mục tiêu của Marketing với shopper là làm sao cho shopper mua hàng của sản phẩm cty mình. Còn consumer là đã ra quyết định mua hàng rồi, nhưng phải xem thái độ của họ sau khi sử dụng có hài lòng không, phải tiếp tục chăm sóc và remind họ mua hàng tiếp. Mục tiêu của Marketing với consumer là làm sao giữ được sự trung thành của họ, khiến họ tiếp tục mua hàng và giới thiệu người khác mua nữa.
Tóm lại,
- Customer và client phải tuỳ trường hợp mới thay thế qua lại cho nhau chứ không phải lúc nào cũng được.
- Buyer và Purchaser khác nhau về bản chất nên không thay thế qua lại cho nhau.
- Shopper và consumer thay thế qua lại cho nhau được.
- Khi nói đến những người tiêu dùng mua hàng hoá lẻ, cá nhân, hãy dùng customer hoặc consumer.
- Khi muốn nói đến quan hệ mua bán giữa cty với cty thì dùng client, hoặc nói đến khách hàng dùng dịch vụ cũng dùng client.
- Khi muốn nói đến người mua sắm nói chung thì dùng customer, shopper, consumer, buyer đều được.
- Khi muốn nhấn mạnh người dùng sản phẩm trực tiếp thì dùng consumer. (Lưu ý bạn nào nảy ra idea dùng từ 'user' thì phải nhớ từ này thường chỉ người dùng cụ thể của một product, machine hay service nào đó. Bởi vậy các software, system hay dùng từ "user" chứ không dùng "consumer").
Cụ thể hơn đối với các đề IELTS Writing Task 2:
Consumers are faced with increasing numbers of advertisements from competing companies. To what extent do you think consumers are influenced by advertisements? What measures can be taken to protect them? |
Today, the high sales of popular consumer goods reflect the power of advertising and not the real needs of the society in which they are sold. To what extent do you agree or disagree? |
Đây là các đề trong chủ đề Advertising, khi nói đến tác động của advertising đối với 'khách hàng' thì các từ bạn có thể dùng là: Consumer, Customer, Shopper, Buyer hoặc Viewer (để nhấn mạnh đến người xem quảng cáo).
More and more people want to own famous brands of cars, clothes and other items. What are the reasons for this? Is this a negative or positive trend? |
Đề này muốn tập trung vào xu hướng lựa chọn sản phẩm của người mua hàng nói chung, nên bạn có thể dùng Consumer, Customer, Shopper, Buyer.
These days people in some countries are living in a 'throw-away' society which means they use things in a short time then throw the things away. What are the causes and the impacts this trend can have? |
Đề này lại muốn bàn đến xu hướng đối xử với hàng hoá sau khi đã mua hàng và đã sử dụng, nên dùng các từ nào nhấn mạnh là người ta đã mua hàng rồi, như consumer hay customer, hoặc chung chung thì dùng từ 'people'.
Giáo viên Be Ready IELTS - Ms Thi