Bài viết hôm nay sẽ tập trung chia sẻ những mẹo làm bài với dạng bài tập Matching information – Nối thông tin.

Xem lại bài học trước Unit 1: Kĩ năng làm bài Multiple choice

Bạn được cho 4-5 câu thông tin từ bài đọc và được hỏi là các câu nói đó thuộc đoạn văn (paragraph). Các dạng thông tin bao gồm:

  • a fact
  • an example
  • a reason
  • a summary
  • a definition

Một vài điểm cần lưu ý

  1. sẽ có nhiều đoạn văn hơn câu hỏi, vì thế một vài đoạn văn sẽ không có câu trả lời;
  2. Một vài đoạn văn có thể chứa nhiều câu trả lời;
  3. Loại câu hỏi này rất khác với loại “heading matching question”. Thay vì tìm ý “general meaning” cho cả bài, bạn phải tìm “specific information – thông tin cụ thể” của đoạn văn. Và tất nhiên dạng câu hỏi này sẽ khó hơn vì thay vì đọc câu đầu và câu cuối của đoạn, bạn phải đọc giữa đoạn nữa để tìm đáp án.

Vấn đề gặp phải

  1. Câu hỏi có thể liên quan đến toàn đoạn văn chứ không phải là một đoạn;
  2. Câu hỏi không theo trật tự bài đọc;
  3. Thông tin tìm kiếm không phải là ý chính của đoạn;
  4. Thỉnh thoảng 1 đoạn văn có thể chứa nhiều câu trả lời;

Các kĩ năng cần thiết

Loại câu hỏi này cần nhiều kĩ năng đọc hiêu:

Skimming/Understanding general meaning (Skimming và hiểu ý chính của bài)

Điều này sẽ giúp bạn xác định được đoạn văn bạn cần đọc để tìm đáp án.  Cách tốt nhất là bạn hiểu được toàn bài văn trước khi tìm đáp án cho từng câu hỏi;

Looking for synonyms – intensive reading (Tìm từ đồng nghĩa – đọc kĩ hơn)

Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm những từ, cụm từ có nghĩa tương tự với từ, cụm từ trong câu hỏi. Vậy bạn cần nắm được Key word trong câu hỏi.

“Why bats hunt in the dark” được nối với cụm “natural selection has favored bats that make a go of the night-hunting trade”

Cách tiếp cận câu hỏi

Có rất nhiều cách tiếp cận câu hỏi này:

  1. Nhìn vào các câu hỏi đầu tiên để hiểu được đại ý của toàn bài;
  2. Đọc nhanh toàn bài để hiểu ý chính của từng đoạn văn. Nếu bạn đọc được các đoạn văn, khả năng trả lời đúng sẽ cao hơn rất nhiều
  3. Lần lượt đọc từng câu hỏi và cố gắng đoán nó thuộc vị trí đoạn văn nào;
  4. Đừng chỉ tập trung vào “Key word” trong câu hỏi mà thay vào đó, nghĩ nhiều về ý nghĩa của câu hỏi. Bạn nên nhớ rằng bạn nên tìm “synonyms – cụm từ đồng nghĩa” của nó trong đoạn văn chứ không phải là từ y hệt hoàn toàn.
  5. Đọc đoạn văn bạn bạn vừa thử đoán. Đặt câu hỏi: có câu nào/cụm nào liên quan đến câu hỏi không? Nếu có, đọc lại câu hỏi và chọn đáp án.
  6. Nếu bạn không tìm được đáp án, tiếp tục đọc câu hỏi tiếp theo, sau đó quay lại câu hỏi ấy sau.

Cách tiếp cận bài đọc (text)

Bạn có thể sử dụng cách này. Tiếp cận bài đọc trước sau đó mới đọc câu hỏi.

  1. Đọc từng đoạn văn;
  2. Sau đó đọc tất cả các câu hỏi để xem thông tin nằm ở đoạn nào;
  3. Nếu không thấy, tiếp tục chuyển sang đoạn khác. Lợi ích của phương pháp này là bạn chỉ phải đọc bài văn một lần. Tuy nhiên, mình không thích phương pháp này vì bạn phải dành nhiều thời gian để đọc những đoạn văn không chứa câu trả lời.

Các bạn cùng làm một số bài tập trên Ielts-fighter và đón chờ bài phân tích cụ thể hơn về cách làm dạng bài tập này ở bài học mới dưới đây nhé

  • Unit 3: Chiến thuật làm bài Matching endings – Hoàn thành câu chưa hoàn chỉnh
  • Unit 3: Hướng dẫn làm bài tập
  • Unit 4: Chiến thuật làm bài Matching features - Nối đặc điểm