Hướng Dẫn Viết Writing Task 1

Lesson 2: Không thể xem thường Overview

8 thg 5, 2024

Overview quan trọng như thế nào? Overview là phần cực kỳ quan trọng khi viết Writing task 1. Theo thầy Simon - giáo viên chấm thi IELTS giàu...

198-lesson-2-tam-quan-trong-overview

Sử dụng phương pháp Overview như thế nào trong Writing Task 1

Học cách làm phần giới thiệu ấn tượng trong IELTS Writing Task 1

Overview nằm ở đâu trong bài?

Bố cục hoàn hảo của 1 bài Writing Task 1 là như sau:

Phần Số lượng đoạn văn  Số lượng câu Nội dung
Introduction 1 1 câu Paraphrase đề bài >>> xem bài 'kỹ thuật paraphrase khi viết mở bài' & 'ngữ pháp và từ vựng để viết mở bài'
Overview 1 2 câu

Nêu tóm tắt các key features (ý chính) của biểu đồ. Tổng kết toàn bộ nội dung của phần body. Overview có bao nhiêu ý thì có tương ứng bấy nhiêu đoạn body.

Mỗi dạng câu hỏi sẽ viết phần Overview khác nhau. Bạn sẽ đến xem ở từng dạng bài để nắm rõ cách viết nhé.

Body

2 đoạn - đối với nhận xét biểu đồ

1-2 đoạn đối với nhận xét bản đồ, quy trình

Đoạn 1: 3 câu

Đoạn 2: 3 câu

Trình bày chi tiết các key features được chọn lọc, đưa ra các so sánh nếu cần thiết. Phải diễn giải nội dung tương ứng với phần Overview.

Dựa vào bảng trên, bạn sẽ thấy phần Overview nằm ở ngay phía sau Mở bài. Nếu bạn nào thắc mắc tại sao viết Writing task 1 mà không có phần Kết bài (Conclusion) thì câu trả lời là: Phần Overview chính là thay cho phần Conclusion, hoặc nó chính là Conclusion, nhưng do tầm quan trọng của nó trong việc giúp bạn định hướng các key features cho phần Body, ngoài ra do giám khảo sẽ chú tâm đánh giá phần này, nên nó cần được viết đầu tiên, khi mà bạn còn nhiều thời gian để suy nghĩ, chứ nếu để ở cuối bài thì nhiều khi lúc đó bạn lại không còn nhiều thời gian, viết vội vàng thì khả năng cao sẽ bị sót ý.

Vậy viết phần Overview ở cuối bài được không?

Câu trả lời là được luôn, hoàn toàn không có vấn đề. Nếu vậy thì cấu trúc bài của bạn sẽ là: Introduction --> Body Paragraph 1--> Body paragraph 2 --> Overview. Lưu ý kỹ điều này để lỡ nếu bạn có quên viết Overview lúc đầu bài thì cứ bình tĩnh viết 2 đoạn Body rồi viết Overview, đừng quýnh quáng bôi bôi xoá xoá để chèn phần Overview vào để mất thời gian mà còn khiến tinh thần thêm hoảng loạn.

Thế viết Overview và Conclusion luôn được không?

Câu trả lời là được nhưng không cần thiết, và lời khuyên cho bạn là nếu khôn ngoan thì đừng nên làm thế. Như đã nói ở trên, phần Overview chính là phần Conclusion nhưng đặt ở vị trí khác. Nếu bạn có viết thêm thì giám khảo cũng không trừ điểm vì bạn viết thêm và viết dài hơn thì bạn cũng chẳng được thêm điểm. Tuy nhiên làm như vậy sẽ khiến bạn dễ mắc lỗi lặp từ, lặp ý, và quan trọng hơn là khiến bạn tốn thời gian, gây ảnh hưởng đến task 2. Nên nhớ task 1 chỉ chiếm 1/3 tổng điểm Writing.

Overview liên kết với Body như thế nào?

Để hiểu được điều này, bạn đọc bài mẫu band 9 của giám khảo Simon (Nguồn: http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/ielts-writing-task-1/)

The bar chart illustrates the frequency with which Americans ate in fast food establishments from 2003 to 2013.

It is clear that the majority of Americans ate in fast food restaurants between once a week and once a month in all three years. We can also see a shift towards eating in these restaurants less frequently by the end of the 10-year period.

In each of the years shown on the chart, close to 60% of people in the US ate in fast food restaurants between once and four times a month. Roughly 15 to 20% of Americans reported eating in fast food outlets several times per week, while 3 to 4% of people ate in these outlets daily. At the other end of the scale, around 4% of people avoided fast food restaurants completely.

Between 2006 and 2013, the total proportion of Americans who ate in fast food establishments either once a week or several times a week fell by almost 10%. At the same time, there was an increase of around 8% in the ‘once or twice a month’ category. In other words, the weekly fast food habit that was common in 2003 and 2006 became a monthly or twice monthly habit in 2013.

Như bạn thấy, phần được in đậm chính là Overview là nó gồm có hai câu. Câu 1 (được highlight màu xanh lá) là câu mà sau đó được đoạn Body Paragraph 1 (cũng được bôi màu xanh lá) diễn giải, chứng minh số liệu ra. Tương tự, câu 2 (được highlight màu xanh biển) là câu mà sau đó được đoạn Body Paragraph 2 (cũng được bôi màu xanh biển). Như vậy để bạn thấy rằng phần overview chính là sự tóm tắt summary của toàn bộ phần body, nên có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

Viết Overview dùng thì gì?

Tuỳ theo mỗi câu hỏi của đề bài mà sẽ dùng thì khác nhau:

Nhận xét chart, graph (biểu đồ), table

Nếu tất cả các mốc thời gian đều trong quá khứ (có tháng/ năm cụ thể) >>> dùng thì simple past (quá khứ đơn)

Nếu có mốc thời gian trong tương lai (những bài có projection (sự dự đoán)) >>> dùng thì quá khứ đơn khi nói về những mốc thời gian trong quá khư & dùng thì hiện tại đơn (simple present) hoặc tương lai đơn (simple future) khi nói đến các dự đoán tương lai.

Nhận xét bản đồ (map)

Nếu các bản đồ đều nằm trong các mốc thời gian quá khứ >>> dùng thì simple past (quá khứ đơn)

Nếu 1 bản đồ là hiện tại, và 1 bản đồ ở tương lai (được lên kế hoạch (proposed/ planned map) >>> dùng kết hợp hiện tại đơn và tương lai đơn

Nhận xét quy trình tự nhiên hoặc nhân tạo (natural/ man-made process, diagram)  Do các quy trình này thường diễn tả các sự thật hiển nhiên (natural process) hoặc quy trình mà nếu nay vẫn còn đang áp dụng (man-made process) nên toàn bộ dùng thì simple present (hiện tại đơn) (có kết hợp thể bị động)

Các từ vựng dẫn vào phần Overview

Đây là các từ/ nhóm từ vựng được recommend khi viết mở màn phần Overview

Được recommend cao nhất cho phần Overview vẫn là từ 'Overall' do dễ sử dụng và còn mang tính formal thích hợp với bài viết. Nhớ là sau các cụm từ này đều có dấu phẩy nhé.

Sẽ có bạn thắc mắc là dùng cụm từ "A glance at the graph shows..." có được không, câu trả lời là không nên nhé. Từ 'glance' có nghĩa là 'a quick short look', tức là nhìn thoáng qua. Nếu dùng từ này trong bài report học thuật thì tuyệt đối không nên và nó cũng rất mất tự nhiên đối với người bản xứ. Thầy Simon cũng có lời khuyên tương tự (xem kỹ hơn tại đây http://ielts-simon.com/ielts-help-and-english-pr/ielts-writing-task-1/).

 


Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Cùng chủ đề

196-lesson-1-viet-mo-bai-writing-task-1
8 thg 5, 2024

Lesson 1: Viết mở bài Writing Task 1 (paraphrase, từ vựng và ngữ pháp)

Học cách viết mở bài ấn tượng Để viết Introduction cho tất cả các dạng bài của Writing task 1, và thậm chí là cả task 2, việc bạn...

199-lesson-3-cach-nhan-xet-bieu-do-the-hien-xu-huong-tang-giam-line-graph-va-bar-chart
8 thg 5, 2024

Lesson 3: Cách nhận xét biểu đồ thể hiện xu hướng tăng giảm: Line graph & Bar chart

Để thể hiện xu hướng tăng/ giảm, có 2 dạng biểu đồ thường được sử dụng là bar chart & line graph. Theo như hình dưới, bạn...

200-lesson-4-cach-nhan-xet-bieu-do-the-hien-co-cau-so-sanh-pie-chart
8 thg 5, 2024

Lesson 4: Cách nhận xét biểu đồ thể hiện cơ cấu/ so sánh: Pie chart

 Trước hết, mời bạn đọc đề và trả lời các câu hỏi sau: You should spend about 20 minutes on this task. The pie charts show the main...

201-lesson-5-cach-nhan-xet-bieu-do-the-hien-co-cau-so-sanh-table
8 thg 5, 2024

Lesson 5: Cách nhận xét biểu đồ thể hiện cơ cấu/ so sánh: Table

Dạng table thường là bài tập 'ngán ngẩm' nhất đối với các bạn luyện thi IELTS vì nó gồm nhiều thông tin, chẳng biết phải chọn...

205-lesson-6-cach-nhan-xet-bieu-do-the-hien-co-cau-so-sanh-bar-chart-without-years
8 thg 5, 2024

Lesson 6: Cách nhận xét biểu đồ thể hiện cơ cấu/ so sánh: Bar Chart without years

Để nhận xét dạng biểu đồ thể hiện so sánh theo hình thức bar chart này. Cách phân tích cốt lõi nhất là: 1) nhận xét các đối...

Tag

Nhà Tài Trợ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.