True False Not Given là dạng bài có thể nói là “bẫy” nhiều trong Reading do đó mà khi ôn luyện, người học cần để ý. Nhưng để ý điều gì và nên làm bài IELTS Reading dạng True False Not Given thế nào mới hiệu quả?
Hãy đọc kỹ bài viết này nhé!
IELTS Reading True False Not Given là câu hỏi gì?
Trước khi đến với cách làm bài và tips hay thì chúng ta cần làm rõ về dạng câu hỏi này.
True/ False/ Not Given hay có trường hợp là Yes/No/Notgiven là dạng câu hỏi thường gặp trong Reading. Dạng câu hỏi này sẽ đưa ra statement - tuyên bố, thông tin và công việc của bạn là tìm hiểu xem thông tin đó đúng hoặc sai hay không được đưa ra trong bài đọc đã cho. Bạn chỉ cần chọn: True: Nếu thấy câu hỏi được đưa ra đúng theo thông tin bài đọc cung cấp False: Nếu thấy câu hỏi khác, mâu thuẫn so với thông tin bài đọc cung cấp Not Given: Nếu thấy câu hỏi đó cung cấp thông tin mà không có trong bài đọc. |
80% người học IELTS khi bắt đầu với dạng câu hỏi này đều trả lời đây là một trong những câu hỏi khó nhằn nhất.
Bởi, bạn cần dành thời gian để tìm thông tin tương quan trong bài đọc. Đồng thời, người học thật cẩn thận để không bị các thông tin trong bài đánh lừa, dễ chọn đáp án sai.
Nhắc lại là kiểu câu hỏi này khó vì đến cả người bản địa cũng khó phân biệt được đâu là thông tin đúng sai, đặc biệt là phần False hay Not Given. Vậy thì chúng ta làm thế nào để học?
Bài viết này sẽ giúp bạn làm dạng bài này dễ hơn với phân tích sâu: ➨ 3 vấn đề thường gây hoang mang khi làm bài ➨ Mẹo và cách làm hiệu quả nên áp dụng |
I. 3 vấn đề thường gặp khi làm bài IELTS Reading True False Not Given
Thực tế, 90% người học khi bắt đầu với dạng câu hỏi này đều gặp những vấn đề cơ bản như dưới đây. Hãy xem bạn có như thế không để khắc phục nhé.
1. Vấn đề 1
Thấy câu hỏi đưa ra thông tin tương tự và chọn True. Điều này là Sai và bạn sẽ mất điểm.
Vì True có nghĩa là thông tin đúng, nên phải giống nhau, tương tự vẫn có điểm khác nên không được tính là đáp án đúng.
Đây là bẫy mà đề thi thường đặt ra, khiến nhiều bạn tưởng nhầm đáp án và khiến người thi mất điểm.
Bạn sẽ thường bắt gặp những từ đủ điều kiện như all, often, some, occasionally, and always…vào câu trả lời để khiến bạn thấy thông tin tương tự, bị nhiễu không biết chọn đáp án nào.
Khi giám khảo thêm những từ trên, câu sẽ có ý nghĩa khác nên đáp án đã không còn đúng nữa. Bạn cần phải chú ý kỹ điều này.
Một ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn:
Bạn dịch câu này:
“All glaciers exist near the north and south poles of the earth”- Tất cả các sông băng tồn tại gần các cực Bắc và Nam của Trái Đất.”
tương tự
"The majority of the earth’s glaciers are located near the poles – Phần lớn các sông băng nằm gần các cực.
Nhưng The majority of - Phần lớn không có nghĩa là All - tất cả do đó câu trên là False nhé!
Đây là câu khá dễ và thể hiện rõ ràng nhưng có trường hợp bạn cần cẩn thận hơn. Một ví dụ dưới đây, bạn xem xét nhé.
Phân tích:
Câu hỏi là: Thirty percent of deaths in the United States are caused by smoking-related diseases - Ba mươi phần trăm số ca tử vong ở Hoa Kỳ là do các bệnh liên quan đến hút thuốc.
Tương tự với câu:
Smoking, it is believed, is responsible for 30 percent of all deaths from cancer - Hút thuốc, người ta tin rằng, chịu trách nhiệm cho 30 phần trăm của tất cả các trường hợp tử vong do ung thư.
Nếu bạn thấy 30 percent như câu trả lời chọn True thì đã sai.
Vì câu hỏi khẳng định số ca tử vong ở Hoa Kỳ là do các bệnh liên quan đến hút thuốc chứ không chỉ riêng số ca tử vong do ung thư.
Còn thông tin bài cung cấp 30% người ung thư chết là do hút thuốc. Sự khác nhau ở đây là tử vong (do tất cả các bệnh) và tử vong do ung thư nên các bạn cần lưu ý. Ung thư là một bệnh, phạm vi nhỏ hơn so với tất cả các bệnh, bao gồm nhiều bệnh khác nữa.
Nhưng có thí sinh chọn là Not Given cũng không đúng. Bởi bạn có thể tính theo logic, 30% người chết vì ung thư do thuốc lá nên sẽ có ít hơn 30% số người chết vì hút thuốc trong tổng số số ca tử vong vì bệnh tật.
Nên câu trả lời cuối cùng là False.
Như thế, bạn cần đọc kỹ, phân tích trong từng thông tin mà bạn nhận được từ bài đọc, so sánh với câu hỏi được đưa ra để tránh chọn sai đáp án.
2. Vấn đề thứ 2
Câu hỏi trông không giống thông tin được cung cấp trong bài Đọc. Tuy nhiên, đó vẫn là thông tin đúng.
Vì sao điều này diễn ra:
- Vì câu hỏi được đưa ra là diễn giải từ thông tin trong bài, sử dụng từ khác để thay đổi câu nhưng không đổi nghĩa. Hay còn biết đến là paraphrase – viết lại câu ( tương tự trong writing).
- Câu hỏi đưa ra thông tin được suy luận từ các thông tin trong bài. Nghĩa là trong bài Đọc người viết không đưa ra một câu khẳng định cho thông tin đó mà kết hợp những câu khác nhau, suy luận ra thông tin cuối cùng.
Hai trường hợp này có thể gọi như là câu quy nạp và diễn dịch mà bạn được học trong bài văn của mình. Vì thế, bài đọc đòi hỏi bạn phải biết cách phân tích logic để ra đáp án đúng.
Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ văn bản và những thông tin được cung cấp sau đó áp dụng logic mà chọn đáp án đúng.
Một ví dụ dưới đây chúng ta cùng phân tích:
Câu hỏi biểu đạt ý là: "Rừng mưa nhiệt đới thì dường như không xuất hiện cháy thường xuyên nhưng vẫn có bằng chứng từ thời quá khứ cho thấy rằng rừng mưa đôi khi vẫn bị cháy."
Bạn đọc phần bôi màu, ý của nó biểu đạt: "Cháy thường xuyên là một điều mà rừng mưa nhiệt đới dường như không xuất hiện, mặc dù vậy, than cổ vẫn còn tồn tại trong rừng Amazon từ trước khi con người xuất hiện cho thấy rằng rừng mưa cũng thỉnh thoảng bị đốt cháy."
Như thế, câu trả lời là True.
Hay một ví dụ khác, bạn sẽ thấy khó hiểu nhưng cần để ý kỹ:
Chú ý kỹ câu hỏi và thông tin bài đọc cung cấp đã được tô màu. Bạn có thể suy đoán ra logic của nó.
Câu hỏi: "Lượng thông tin có thể được gửi trong một khoảng thời gian nhất định được xác định với tham chiếu đến cường độ tín hiệu và mức nhiễu."
Thông tin trong bài:
"Cụ thể, nhiễu đặt ra giới hạn về tỷ lệ thông tin có thể truyền qua các kênh liên lạc trong trường hợp không có lỗi. Tỷ lệ này phụ thuộc vào độ mạnh của tín hiệu và tiếng ồn truyền xuống kênh truyền thông, và về lưu lượng của nó ( hay còn gọi là 'băng thông' của kênh)."
Phân tích: Bài đọc cung cấp là giới hạn về tỷ lệ thông tin có thể truyền qua các kênh liên lạc chính là lượng thông tin có thể được gửi trong thời gian nhất định. Tỷ lệ đó phụ thuộc vào độ mạnh tín hiệu, sự ảnh hưởng của tiếng ồn (nhiễu).
Vậy thì câu hỏi cung cấp thông tin đúng. Điều này hơi rắc rối vì bạn cần xem xét thông tin kỹ theo cách diễn giải khác đi nhưng vẫn giữ nguyên thông tin.
Đây chính là lý do mà dạng câu hỏi T/F/NG khó, kể cả với người bản địa.
3. Vấn đề 3
Nhiều bạn sẽ nghĩ nếu thông tin có các từ giống nhau thì là T hoặc F. Tuy nhiên, không phải luôn luôn là như vậy. Nếu câu trả lời là NG điều đó có nghĩa là bài đọc không cung cấp đủ thông tin phù hợp với câu hỏi.
Ngoài ra, nhiều thí sinh thấy thông tin cung cấp các từ often, some, occasionally, and always... nên nghĩ là False nhưng sự thực cũng không phải.
Ví dụ phân tích ở đây:
Câu hỏi khẳng định: " Tất cả ớt lớn đều phát triển cao hơn so với mặt đất."
Thông tin được cho trong phần bôi đậm là: " Ớt nhỏ hơn có xu hướng nóng nhất. Điều này có thể phản ánh thực tế rằng chúng có xu hướng phát triển gần mặt đất hơn và do đó dễ bị tổn thương hơn bởi động vật." Từ đây ta có thể suy ra, ớt nhỏ thường mọc gần mặt đất thì ớt to sẽ thường mọc cao hơn mặt đất nhưng thông tin này không được cung cấp trong bài, họ không nhắc đến ớt to.
Bên cạnh đó, nếu phân tích ớt to thường mọc cao hơn trên mặt đất theo logic và chọn là False vì bạn thấy khẳng định “all” thì vẫn sai. Bạn cần tỉnh táo với thông tin được cho và thông tin được cho không đầy đủ nhé!
Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể rút ra một điều là, bạn sẽ cần phải chú ý rất nhiều khi làm dạng bài T/F/NG. Thế thì mẹo nào có thể áp dụng để làm bài hiệu quả hơn.
II. IELTS Reading True False Not Given tips – Mẹo và cách làm bài hiệu quả
Nhìn thì có vẻ khó và rất đau đầu với dạng câu hỏi này. Nhưng bạn hãy xốc lại tinh thần và tỉnh táo để phân tích. Một số mẹo theo bước dưới đây sẽ giúp bạn làm bài hiệu quả hơn.
1. Hãy nhớ, dạng câu hỏi này sẽ thường được ra theo thứ tự. Hãy đọc kỹ câu hỏi để hiểu rõ được ý nghĩa mà nó biểu đạt.
2. Đọc lướt và tìm kiếm thông tin tương ứng trong bài đọc. Thực tế thì câu hỏi theo thứ tự không có nghĩa đoạn đầu tiên chính là phần chứa câu trả lời cho câu số 1.
Bạn cần tìm ra được đoạn văn và các câu văn chứa thông tin phù hợp với câu statement 1 rồi sau đó mới tiếp tục cho câu thứ 2. Hãy chú ý, câu hỏi có thể được diễn giải và sử dụng từ đồng nghĩa thay vì chính xác là từ trong văn bản.
Khi tìm thấy thông tin tương quan với câu hỏi thể hiện, hãy sử dụng bút để đánh dấu. Sau khi đánh dấu phần này, bạn sẽ không phải đọc cả đoạn dài nữa để lỡ nếu chưa có đáp án, bạn chuyển sang câu khác thì khi quay lại vẫn biết thông tin ở đâu.
Sau đó, bạn cần tiếp tục với phần phía sau vì câu hỏi ra theo thứ tự mà không cần tìm lại đoạn này.
3. Khi đã thấy yếu tố tương quan, bạn cần đọc thật kỹ thông tin cung cấp để chọn câu trả lời T/F/Ng cho câu hỏi. Phần này là khó nhất. Bạn cần vận dụng sự logic và chú ý các từ biểu đạt đã được hướng dẫn ở 3 vấn đề trên nhé.
Cố gắng thực hành càng nhiều càng tốt để nâng cao khả năng tìm hiểu và phân tích đáp án.
4. Nếu không thể tìm thấy thông tin tương ứng câu hỏi, thì có thể là không được cung cấp và bạn chọn NG. Những câu khó hay gạch riêng để làm sau cùng.
Trường hợp: Bạn đã chú ý kỹ từ đồng nghĩa, xem xét câu không phải paraphrase, tính toán logic nhưng bạn vẫn không biết được là đúng hay sai thì bạn có thể chọn NG. Đây là cách bất đắc dĩ để hoàn thành bài đọc vì có thể có sai sót trong logic của bạn.
5. Một điều chú ý, mỗi thông tin được giải quyết trong bài đọc không phải là tuyệt đối do đó có thể bạn đã biết đến thông tin đó, quen thuộc với chủ đề đó nhưng đừng áp đặt cho bài đọc có chủ đề tương tự. Vì ý kiến trong bài có thể sẽ khác so với những gì bạn biết.
7 BÍ KÍP THẦN THÁNH XỬ LÍ TRUE/FALSE/NOT GIVEN TRONG IELTS READING
Đừng chơi hệ tâm linh. Dựa vào bài văn để làm.
Nhóm từ nhạy cảm số 1 - Frequency words “some, all, mainly, often, always and occasionally.”
Xét VD sau:
‘Coca-Cola has always made its drinks in the U.S.A.’ - passage
‘Coca-Cola has mainly made its drinks in the U.S.A.’ - question
--> Đáp án là False vì mainly (70-90%) KHÁC VỚI always (100%)
3. Nhóm từ nhạy cảm số 2 - Động từ tính thái “suggest, claim, believe and know”.
‘The man claimed he was a British citizen,’ - passage
‘The man is a British citizen’ - question
--> Đáp án là NOT GIVEN vì ta không biết điều anh ta khẳng định là đúng trên thực tế hay không. Ví dụ, một người tị nạn từ nước A có thể khẳng định anh ta là công dân của nước B, nhưng thực tế anh ta vẫn là công dân của nước A, HOẶC là công dân của nước B, HOẶC là công dân của 2 nước (chúng ta không biết
4. Đọc kĩ phần có chứa đáp án. Đáp án phải thỏa mãn tất cả phần của câu hỏi nha
5. Đừng tìm từ giống chính xác với keywords trong bài văn. Nhớ là bạn đang matching meaning, not words.
6. Câu trả lời theo trật tự xuất hiện trong bài đọc.
7. Nếu bạn không thấy thông tin cần tìm, vậy đáp án là ‘not given’. Đừng tốn thời gian tìm cái không có.
--> Luyện tập với câu sau nhé:
While it has been acknowledged for many years that an increasing number of animals are bound to become extinct, it is only recently that the problem has been addressed by politicians.
1. Recently people have been writing to our politicians about animals becoming extinct.
2. We have known for a long time that more species of animals will disappear.
3. Politicians have been fighting animal extinction for many years.
-----------------------
Đáp án:
Trên đây là những hướng dẫn để các bạn làm bài dạng câu hỏi True/False/Not Given được hiệu quả hơn. Hãy thử áp dụng nhé!
Bên cạnh đó, bài học chi tiết về cách làm các dạng bài trong thi Đọc được cô chia sẻ ở đây, bạn tham khảo ngay nha: Tổng quan cách làm 10 dạng bài trong IELTS Reading.
Các bạn đừng bỏ qua những bài viết hữu ích khác nữa:
- 10 nguồn luyện Đọc hay nên xem ngay
- IELTS Vocabulary - Từ vựng theo topic, cách học hiệu quả