Chứng chỉ tiếng Anh khung châu Âu là gì? Bao gồm những bậc nào? Cấu trúc đề thi để xác định trình độ tiếng Anh theo khung CEFR như thế nào? Hôm nay, các bạn hãy cùng IELTS Fighter giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về chứng chỉ này nhé!
Khung chuẩn tiếng Anh châu Âu là gì?
Chứng chỉ tiếng Anh khung châu Âu là bài kiểm tra mức độ thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh (Nghe - Nói - Đọc - Viết) theo các cấp độ khác nhau, được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên phạm vi quốc tế và cả Việt Nam.
Khung tham chiếu trình độ tiếng Anh châu Âu được viết tắt là CEFR (Common European Framework for Reference) là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng để giảng dạy, học tập và đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người học. Thí sinh sau khi hoàn thành bài thi sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế dựa theo trình độ năng lực đáp ứng theo tiêu chuẩn khung đánh giá CEFR.
6 cấp độ của chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu bao gồm:
A1: Căn bản
A2: Sơ cấp
B1: Trung cấp
B2: Trung cao cấp
C1: Cao cấp
C2: Thành thạo
Thang điểm bài thi tiếng Anh CEFR
Bài thi tiếng Anh CEFR sẽ được tính theo thang điểm từ 100 - 690 trên mỗi kỹ năng. Mỗi cấp độ riêng biệt sẽ đánh giá chính xác khả năng sử dụng tiếng Anh của thí sinh.
Trình độ A1: Beginner - Căn bản (0 - 199)
Đây là trình độ tiếng Anh đầu tiên và có mức độ thấp nhất trong Khung tham chiếu châu Âu CEFR. Ở trình độ này, người học có thể ứng dụng cho các tình huống tương tác đơn giản, cơ bản nhất. Tuy nhiên lại không đủ cho mục đích chuyên môn học thuật hoặc cao hơn.
Trình độ A2: Sơ cấp (200 - 299)
Theo tiêu chuẩn của Hội đồng châu Âu, người đạt trình độ tiếng Anh A2 đã có các kiến thức cơ bản, nền tảng của tiếng Anh và có khả năng truyền đạt những thông tin cơ bản, xoay quanh các chủ đề như: thông tin cá nhân, gia đình, mua sắm, thời tiết…
Trình độ B1: Trung cấp (300 - 399)
Để đạt được trình độ Anh ngữ B1, người học cần đạt kết quả bài thi từ 200 - 299 điểm. Trình độ tiếng Anh B1 châu Âu giúp người học có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong các tình huống thực tế, hàng ngày và trong môi trường làm việc cơ bản như giao tiếp với đồng nghiệp, soạn thảo email. Tuy nhiên trình độ B1 vẫn chưa đủ để làm việc và học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Trình độ B2: Trung cao cấp (400 - 499)
Trình độ ngoại ngữ B2 có thể giúp người học tạo ra những văn bản rõ ràng, khả năng giao tiếp tương đối trôi chảy và tự nhiên trong các tình huống học thuật hay với người bản xứ.
Chứng chỉ B2 được ứng dụng nhiều trong môi trường học thuật, phải kể đến như: thi đầu vào nghiên cứu Tiến sĩ, bảo vệ Thạc sĩ, đáp ứng điều kiện tốt nghiệp ở một số trường Đại học tại Việt Nam, giáo viên tiếng Anh cấp 1, 2…
Trình độ C1: Cao cấp (500 - 599)
Bằng tiếng Anh C1 thuộc trình độ cao cấp (Advanced). Ở trình độ này, người học có khả năng giao tiếp, ứng dụng ngoại ngữ một cách trôi chảy, đọc, viết các văn bản mang tính chuyên môn cao. Cấp độ C1 thường được quy đổi tương đương với chứng chỉ IELTS 7.0 (International English Language Testing System).
Chứng chỉ C1 là cấp độ cao trong tiếng Anh, phù hợp với người học muốn học tập và làm việc hoàn toàn bằng tiếng Anh, hoặc tại môi trường quốc tế như: giảng viên Đại học, chuyên gia trong các tập đoàn đa quốc gia, sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ Anh…
Trình độ C2: Thành thạo (600 - 690)
Đây mà cấp độ năng lực ngoại ngữ cao nhất trong khung tham chiếu châu Âu CEFR (hay còn gọi là trình độ bản ngữ). Với trình độ này, người học hoàn toàn có thể sử dụng, đọc viết mọi loại văn bản thuộc mọi chủ đề từ tài chính, khoa học, kinh doanh,... và tương tác kèm sắc thái, cảm xúc linh hoạt.
Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh khung châu Âu sang các chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL, Cambridge.
Khung 6 bậc châu Âu (từ A1 đến C2) sẽ tương thích với Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (từ bậc 1 đến bậc 6). Ngoài ra, còn một số chứng chỉ khác như IELTS hoặc TOEIC cũng có thể quy đổi sang trình độ châu Âu, cụ thể như:
Khung tham chiếu châu Âu (CEFR) | IELTS | TOEIC | TOEFL ITP | TOEFL CBT | TOEFL IBT | Cambridge English | Khung NLNN 6 bậc |
C2 | 8.5-9.0 | 910+ | 600+ | 250+ | 100 | 200-230 (CPE) | 6 |
C1 | 7.0-8.0 | 850* (170-165) | 550 | 213 | 80-99 | 180-dưới 200 (CAE) | 5 |
B2 | 5.5-6.5 | 600* (140-130) | 500 | 173 | 61-79 | 160-dưới 180 (FCE) | 4 |
B1 | 4.0-5.0 | 450* (105-90) | 450 | 133 | 45-60 | 140-dưới 160 (PET) | 3 |
A2 | 3.0-3.5 | 400* (70-50) | 400 | 96 | 40 | 120-dưới 140 (KET) | 2 |
A1 | 1.0-2.5 | 255* (50-30) | 347 | 60 | 19 | 80-dưới 120 | 1 |
Cấu trúc đề thi xác định trình độ tiếng Anh theo khung tham chiếu CEFR
Phần thi | Thời gian | Số câu | Nội dung | Thang điểm |
Ngữ pháp | 40 phút | 100 | Để hoàn thành tốt phần thi này, thí sinh cần có nền tảng ngữ pháp tốt. Xoay quanh các dạng câu hỏi ngắn gọn về ngữ pháp tiếng Anh: chọn đáp án chính xác, tìm và sửa lỗi ngữ pháp, điền vào chỗ trống. Thí sinh cần lựa chọn ra đáp án chính xác nhất trong tổng số các đáp án được đưa ra. Ví dụ: Q: Which sentence is correct?
| 100-690 |
Kỹ năng Đọc | 20 phút | 9-12 | Với kỹ năng này, thí sinh cần hoàn thành bài đọc gồm 5-6 đoạn văn (<1000 từ), sau đó chọn ra đáp án trả lời chính xác nhất trong 5 lựa chọn khác nhau. Đây là phần thi mang tính chuyên môn khá cao bởi thí sinh sẽ cần đọc các văn học thuật về chủ đề thương mại, kinh tế, lịch sử, khoa học… | 100-690 |
Kỹ năng Nghe | 20 phút | 12 | Phần thi Nghe sẽ bao gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian 20 phút. Thí sinh cần nghe đoạn ghi âm khoảng 3 phút mô tả một bức tranh về căn phòng, khung cảnh, đường đi… Thí sinh cần lắng nghe kỹ, note lại keywords và lựa chọn ra đáp án chứa bức tranh giống với đoạn hội thoại miêu tả. | 100-690 |
Kỹ năng Nói | 5 phút | 1 | Đối với phần thi này, thí sinh chỉ được trả lời 1 lần qua mic, vậy nên hãy đảm bảo bạn nói to, rõ ràng nhé. Bạn sẽ có 5 phút để hoàn thành 1 câu hỏi theo chủ đề như: Miêu tả tranh, trình bày quan điểm, giải pháp cho 1 vấn đề, … Speaking là kỹ năng khó yêu cầu tốc độ phản hồi nhanh, linh hoạt; ban giám khảo sẽ đánh giá dựa trên phát âm, ngữ pháp, từ vựng cũng như idea mạch lạc của thí sinh. | 100-690 |
Kỹ năng Viết | 15 phút | 1 | Kỹ năng Writing yêu cầu thí sinh cần thể hiện khả năng viết mang tính học thuật, bài thi sẽ được đánh giá trên các tiêu chí ngữ pháp, từ vựng và nội dung mạch lạc. Thí sinh sẽ cần hoàn thành 1 trong 2 dạng bài Viết: - Viết câu dựa trên bức tranh cho trước. (Write a sentence based on picture) - Viết bài luận trình bày quan điểm (Write an opinion essay) | 100-690 |
Ứng dụng chứng chỉ tiếng Anh khung tham chiếu châu Âu tại trường học và doanh nghiệp
Chứng chỉ CEFR không đề cập đến thời hạn sử dụng và thường được coi là có hiệu lực vĩnh viễn. Chính bởi mức độ phổ biến và dễ tiếp cận, chứng chỉ tiếng Anh chuẩn châu Âu được tương đối nhiều người học lựa chọn.
Tại Việt Nam, sinh viên tại một số trường Đại học được yêu cầu cần có chứng chỉ CEFR (hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác như IELTS, Toeic, TOEFL, …) để đảm bảo có đủ kỹ năng tiếng Anh tham gia vào các khóa học, công trình nghiên cứu hoặc ở trình độ Thạc sĩ.
Tham khảo thông tin các trường Đại học tại Việt Nam yêu cầu chứng chỉ IELTS làm đầu vào/đầu ra: https://ielts-fighter.com/tin-tuc/cac-truong-dai-hoc-xet-tuyen-ielts_mt1575578505.html
Ở cấp Tiểu học, Trung học cơ sở, giáo viên dạy tiếng Anh cần có chứng chỉ B2 trở lên, cấp Trung học phổ thông cần chứng chỉ C1 và giảng viên Đại học cần trình độ C1, C2. Chứng chỉ tiếng Anh CEFR cũng có thể áp dụng cho giáo viên và nghiên cứu viên tham gia vào các hoạt động học thuật quốc tế, hợp tác nghiên cứu hoặc bảo vệ luận án.
Trong môi trường doanh nghiệp, chứng chỉ ngoại ngữ CEFR vẫn chưa được sử dụng rộng rãi do tính học thuật chưa cao. Tuy nhiên, mức độ áp dụng của chứng chỉ này có thể khác nhau tùy theo quốc gia, ngành nghề và yêu cầu cụ thể của từng công ty.
Trên đây là một số thông tin cần biết về bài thi CEFR được tổng hợp bởi IELTS Fighter. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình luyện thi. Chúc các bạn thành công.