Đại học Đà Nẵng (DUDN) là một trong những đại học hàng đầu tại Việt Nam, với lịch sử phát triển lâu đời và uy tín trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu. Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về trường nhé! 

Giới thiệu Đại học Đà Nẵng 

- Tên: Đại học Đà Nẵng 

- Tên tiếng Anh: The University of Da Nang, viết tắt UDN 

- Loại trường: Công lập 

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Liên thông - Tại chức - Đào tạo từ xa - Liên kết quốc tế 

- SĐT: (84-236) 3822041 - Fax: (84-236) 3823683 

- Website: https://www.udn.vn/  

- Facebook: https://www.facebook.com/udn.vn  

Đại học Đà Nẵng

Đại học Đà Nẵng được coi là 1 đơn vị đào tạo đa lĩnh vực và đa ngành với các cấp độ quản lý khác nhau. Trường bao gồm 6 trường thành viên: 

- Trường ĐH Kinh tế 

- Trườg ĐH Sư phạm 

- Trường ĐH Ngoại ngữ 

- Trường ĐH Bách khoa 

- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật 

- Trường ĐH Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn.  

Ngoài ra, ĐH Đà Nẵng có 7 đơn vị đào tạo trực thuộc, bao gồm:  

- Khoa Y Dược

- Khoa Đào tạo Quốc tế

- Khoa Giáo dục Thể chất 

- Trung tâm Đào tạo Thường xuyên

- Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh

- Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh

- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 

Đại học Đà Nẵng được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp quyền trong việc cung cấp chất lượng đào tạo. Đơn vị giáo dục này được tự quyết định mở các chương trình đào tạo mới dựa trên nhu cầu xã hội, tiến hành quản lý chất lượng đào tạo, và cấp văn bằng tốt nghiệp ở nhiều cấp học.  

Lịch sử hình thành và phát triển 

Giai đoạn 1975 - 1976: Viện Đại học Đà Nẵng 

Ngày 11/7/1975, trường được thành lập lên theo Quyết định số 66/QĐ của Ủy ban Nhân dân Cách mạng Khu Trung Trung bộ. Trường lúc này nằm ở Hòa Khánh, Huyện Hòa Vang với 4 Khoa: Cơ khí, Điện, Kinh tế và Dự bị đại học. 

Viện Đại học Đà Nẵng 1975

Giai đoạn 1975 - 1994: Các trường tiền thân hợp thành

- Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng 

27/10/1976, thành lập ĐHBK Đà Nẵng tại Hòa Khánh và Bắc Mỹ An. 2 khối ngành chính là Kỹ thuật và Kinh tế. 

- Phân hiệu Đại học Kinh tế 

Ngành Kinh tế của ĐH Bách khoa Đà Nẵng tách ra, lập thành Phân hiệu Đại học Kinh tế gồm 3 Khoa: Công thương, Thống kê - Kế toán - Tài chính và Tại chức năm 1985. Sau đó 3 năm, phân hiệu sát nhập về ĐH Bách khoa Đà Nẵng. 

- Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng 

14/4/1985, trường thành lập tại số 41 Lê Duẩn. 3 khoa chính bao gồm Tiếng Anh, Tiếng Nga và Tiếng Pháp.  

- Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam Đà Nẵng 

Ngày 3/11/1976, trường được thành lạp ở Hòa Khánh. Sau đó, trường lần lượt sát nhập thêm Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục (1987) và Trường Trung học Sư phạm QNĐN (1990). 

- Trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi 

Trước năm 1976 là Trường Kỹ thuật Đà Nẵng, địa chỉ nằm ở số 1 Cao Thắng. 

Giai đoạn 1994 - nay: Đại học Đà Nẵng 

Chính thức được Chính phủ sắp xếp và thành lập theo Nghị định 32/CP vào ngày 4/4/1994, gồm các trường: Trường ĐH Bách khoa ĐN, Cơ sở ĐH Sư phạm Ngoại ngữ ĐN, Trường CĐ Sư phạm Quảng Nam ĐN và Trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi. Trụ sở của trường đặt tại 41 Lê Duẩn. 

Đến năm 1994, ĐH Đà Nẵng đã có 5 trường thành viên gồm: Trường ĐH Kỹ thuật (2004 đã đổi tên thành Trường ĐH Bách khoa), Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh (2004 đổi tên thành Trường ĐH Kinh tế), Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Đại cương (đã giải thể năm 1997) và Trường CĐ Công nghệ. Sau đó, các cơ sở giáo dục đại học thành viên lần lượt được thành lập: 

+ 26/8/2002: Trường Đại học Ngoại ngữ. 

+ 14/10/2003: Trường CĐ Công nghệ Thông tin. 

+ 14/2/2007: ĐH Đà Nẵng phân hiệu Kon Tum và 16/3 cùng năm thành lập Khoa Y - Dược. 

+ 31/7/2014 thành lập Khoa Giáo dục Thể chất và 2/10 cùng năm lập Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt - Anh. 

+ 23/1/2017: Khoa Công nghệ và Khoa CNTT và Truyền thông ra đời. 18/3/2017, trường hợp tác với ĐH Nice-Sophia Antipolis, Pháp và thành lập Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT. Cùng năm, 8/11, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật ra đời. 

+ 3/1/2020: Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt - Hàn. 12/8/2020, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến ra đời. Đến 5/11 cùng năm, trường thành lập thêm Khoa Giáo dục Quốc phòng và An ninh.  

+ 2004: Trường được trao Huân chương Lao động (HCLĐ) Hạng Nhất. 

+ 2009: ĐH Đà Nẵng được Chủ tịch Nước CHDCND Lào trao tặng HCLĐ Hạng Nhì. 

+ 2010: Trường được trao Huân chương Độc lập Hạng 3. 

Đào tạo và tuyển sinh

Thông tin tuyển sinh

Trường Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) xác định tập trung vào nghiên cứu và nâng cao chất lượng đào tạo. Hiện nay, trường có gần  

- 47,000 sinh viên chính quy, 

- Hơn 1,300 học viên cao học và nghiên cứu sinh

- 800 sinh viên lưu học quốc tế.  

Mỗi năm, trường tuyển sinh khoảng 11,300 tân sinh viên cho các chương trình đại học chính quy. 

ĐHĐN đang phát triển các chương trình đào tạo đa dạng với  

- 137 ngành đại học

- 38 chương trình đại học là chương trình tiên tiến, chất lượng cao. 

- 46 chương trình thạc sĩ 

- 29 chương trình tiến sĩ

- 40 chương trình sau đại học là chương trình tiên tiến, chất lượng cao và được liên kết quốc tế.  

Đây là những yếu tốt thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho TP Đà Nẵng và các địa phương trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên biệt, công nghệ cao và sẵn sàng cho cách mạng công nghiệp 4.0. 

ĐH Đà Nẵng bắt đầu triển khai hệ thống đào tạo theo tín chỉ từ năm 2006, là đại học đầu tiên áp dụng hình thức đào tạo này trong khu vực Vùng trọng điểm quốc gia. Trường ĐH Bách khoa còn là 1 trong 4 trường đầu tiên tại Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn quốc tế bởi HCERES.  

Đại học Đà Nẵng đứng thứ ba toàn quốc về lượng chương trình đào tạo được kiểm định và đạt chuẩn quốc tế tính đến năm 2019-2020. Trường có tổng cộng 20 chương trình đạt chuẩn Đông Nam Á (AUN-QA) và Châu Âu (CTI). 

Bắt đầu từ kỳ 2 năm nhất, sinh viên có cơ hội học song bằng tại bất kỳ trường thành viên nào thuộc hệ thống ĐHĐN và được cấp đồng thời hai bằng đại học chính quy khi tốt nghiệp. 

Ngoài chương trình học chính quy, ĐH Đà Nẵng còn tổ chức đào tạo đại học theo hình thức VLVH và từ xa tại Đà Nẵng và các địa phương khác trên toàn quốc. Chương trình VLVH có lịch trình linh hoạt, gồm buổi tối và cuối tuần. Mỗi năm, có khoảng 3.000 sinh viên tham gia các chương trình học VLVH và từ xa, được tuyển sinh theo bốn đợt. Từ năm 2017, ĐH Đà Nẵng đã áp dụng thêm cách xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia và học bạ cho cả chương trình học VLVH. 

Chương trình VHVL ĐHĐN

Các trường thành viên của ngôi trường này đều sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, tập trung vào nhiều lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ. Trường ĐH Bách khoa và Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật có nhiều phòng thí nghiệm và thực hành hiện đại. Các trường khác cũng có phòng học khang trang với thiết bị dạy học tiên tiến. 

Hệ thống phòng học của Trường ĐH Ngoại ngữ đều đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy ngoại ngữ. Trường Thể thao còn cung cấp cơ sở thể thao chuyên nghiệp và đã tổ chức thành công nhiều sự kiện cấp quốc gia. ĐH Đà Nẵng có trung tâm học liệu và thư viện đầy đủ tại các trường thành viên, kho sách có đầy đủ cả sách in và sách điện tử. Hệ thống ký túc xá luôn sẵn sàng chào đón sinh viên với môi trường sạch sẽ và thoải mái. 

Điểm chuẩn năm 2023 

Điểm chuẩn các trường, các khoa thành viên thuộc Đại học Đà Nẵng nằm trong khoảng từ 15 đến gần 28 điểm. 

- Ngành Sư phạm Lịch sử, ĐH Sư phạm: 27,58 điểm. 

- Sư phạm tiếng Anh, ĐH Ngoại ngữ: 27,17 điểm.

- Ngành Kinh doanh quốc tế và Thương mại điện tử, ĐH Kinh tế: 26.5 điểm.

- Ngành Giáo dục tiểu học, phân hiệu Kon Tum: 23 điểm. 

Danh sách chi tiết điểm chuẩn các ngành thuộc ĐH Đà Nẵng xem trong ảnh dưới đây. 

Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng
Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng
Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng Điểm chuẩn Đại học Đà Nẵng

Chương trình tiên tiến, chất lượng cao 

Các thí sinh đã trúng tuyển vào ĐH Kinh tế tất cả các ngành có nhu cầu theo học chương trình chất lượng cao đồng thời đáp ứng được yêu cầu Tiếng Anh đầu vào thì đều có thể tham gia chương trình Đào tạo chất lượng cao. 

Trường sẽ tổ chức kỳ thi viết tiếng Anh và thí sinh muốn tham gia học chương trình CLC phải có kết quả từ 5 điểm trở lên. 

Thí sinh sẽ được xét tuyển theo điểm từ trên xuống để đủ số lượng cho từng ngành học với kết cấu điểm: Điểm thi Đại học (3 môn) + Điểm thi môn Tiếng Anh * Hệ số 2. 

Chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 40 sinh viên/chuyên ngành. Học phí (dự kiến) rơi vào khoảng 15.500.000/1 năm. Các ngành đào tạo chất lượng cao bao gồm: Kế toán, Kiểm toán, Marketing, Ngân hàng, Ngoại thương, Quản trị tài chính, Tài chính doanh nghiệp. 

Chương trình liên kết quốc tế 

Chương trình Liên kết quốc tế của Đại học Đà Nẵng chủ yếu có tại trường Đại học Kinh tế, cụ thể như sau: 

Chương trình liên kết quốc tế ĐHĐN

Đào tạo sau đại học 

Chương trình đào tạo thạc sĩ của trường được xây dựng theo hai định hướng chính, nghiên cứu và ứng dụng. Song song với việc đào tạo trình độ thạc sĩ tại các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng, trường còn hợp tác tổ chức một phần chương trình thạc sĩ ngoài cơ sở với các trường đại học trên khắp cả nước như ĐH Quảng Bình, ĐH Phạm Văn Đồng, ĐH Tây Nguyên, ĐH Đà Lạt, ĐH Trà Vinh, ĐH Quy Nhơn, ĐH Nha Trang, và nhiều trường khác. 

Học phí Đại học Đà Nẵng 

Học phí trường ĐH Kinh tế-ĐHĐN tùy thuộc vào các chuyên ngành. Mức học phí thường sẽ chia thành 3 mức, gồm: 12,5 triệu đồng/năm, 16,5 triệu đồng/năm và 19,5 triệu đồng/năm. Theo đại diện của Nhà trường, mức thu học phí từ năm học 2022-2023 trở về sau có thể điều chỉnh tăng cho phù hợp với cam kết nâng cao chất lượng đào tạo đi liền với lộ trình ĐH tự chủ tài chính, nhưng chắc chắn sẽ không quá 10% mức học phí của năm học trước đó.   

Yêu cầu chuẩn đầu ra 

Đối với các sinh viên theo học ngành có môn ngoại ngữ tiếng Anh, chuẩn đầu ra của sinh viên được yêu cầu đạt trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam, tương đương với trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. 

Theo hướng dẫn chính thức của CEFR, bằng B1 quy đổi sang điểm TOEIC sẽ tương đương với mức điểm của kỹ năng Listening là từ 275 - 395 và kỹ năng Reading là từ 275 - 380. Đây là mức điểm tương đương với trình độ IELTS từ khoảng 4.0 đến 4.5 điểm. 

Đồng hành cùng các bạn học sinh khu vực Đà Nẵng, IELTS Fighter cung cấp các khóa học IELTS chất lượng, giúp chắp cánh giấc mơ với các công việc yêu thích của bạn. Chi tiết khóa học xem thêm tại đây

Khuôn viên trường 

Đại học Đà Nẵng gồm nhiều trường thành viên với các tòa nhà học, kiến trúc hiện đại, khang trang, nhiều cây xanh và rộng rãi. Cùng xem qua một số ảnh đẹp chụp lại khuôn viên các trường trong Đại học Đà Nẵng. 

Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 

Học bổng 

Dưới đây là một số học bổng tiêu biểu cùng với chính sách ưu đãi nổi bật từ các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng: 

- Trường ĐH Bách khoa: Học bổng cho các tân SV Thủ khoa Trường và chuyên ngành, tân SV từng đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) quốc tế, quốc gia: dao động hb từ 10-40 triệu.  

- Trường ĐH Kinh tế-ĐHĐN:  “Học bổng tài năng” cho tân SV được xét tuyển thẳng, đạt điểm cao với các mức từ 25% đến 100% học phí. HB “Khuyến khích học tập” cấp theo thành tích học: từ 25-50% học phí. 

- Trường ĐH Sư phạm-ĐHĐN: 12 suất HB “Truyền cảm hứng UED” cho mỗi ngành. Trong đó, 6 suất/ngành cho thí sinh xét học bạ, 4 suất/ngành cho thí sinh thi tốt nghiệp THPT, 2 suất/ngành cho học sinh quốc tế. Mức học bổng khoảng 3 triệu đồng/tháng cho 10 tháng học. 

- Trường ĐH Ngoại ngữ-ĐHĐN: Học bổng cho tân SV với các mức: 50-100% học phí 1 kỳ. 

- Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật-ĐHĐN: Học bổng “Thử thách UTE” cấp cho SV học tập xuất sắc hoặc tham gia nghiên cứu khoa học, hoạt động Đoàn-Hội SV tốt: 3-30 triệu đồng/suất. 

- Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt-Hàn- ĐHĐN: HB cho sinh viên có thành tích tốt: 2-3 triệu/suất. 

Nghiên cứu khoa học 

Sinh viên, nghiên cứu sinh trường ĐHĐN đã thực hiện nhiều nghiên cứu khoa học về Khoa học kỹ thuật và công nghệ, Khoa học nhân văn, Khoa học nông nghiệp, Khoa học Tự nhiên, Khoa học xã hội và Khoa học Y - Dược,... trong suốt nhiều năm qua. 

Các nghiên cứu cũng được đăng trên nhiều tạp chí hàng đầu thế giới, khẳng định vị thế và sứ mệnh của trường. 

Câu lạc bộ 

Trường có đa dạng các câu lạc bộ đa lĩnh vực, phù hợp với tất cả mọi người. Có thể kể đến một số CLB thuộc trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng như Câu lạc bộ Sức Trẻ Kinh Tế, SEE Club - Câu lạc bộ Tiếng Anh, F-CLUB - Câu lạc bộ Tài Chính, Câu lạc bộ Doanh Nhân Tương Lai, Câu lạc bộ C-RES, Câu lạc bộ DUE – Marketer, Câu lạc bộ Karatedo,…  

Các hoạt động ngoại khóa ĐHĐN

Trực thuộc Hội Sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN cũng có CLB Biên phiên dịch tiếng Anh – CETI, CLB M.Y.S.T, CLB Quan hệ Quốc tế, CLB Truyền thông Multi Media, CLB tiếng Anh Engish for You – E4U, CLB tiếng Anh XCLUB, CLB Guitar, CLB Bóng chuyền,... 

Sinh viên nổi tiếng 

Đại học Đà Nẵng là ngôi trường đào tạo ra rất nhiều người lãnh đạo, hoa hậu, sinh viên tài năng. Rất nhiều gương mặt trẻ từng theo học tại ĐHĐN đã được vinh danh trên các tạp chí nghiên cứu thế giới, các cuộc thi trong và ngoài nước, các sự kiện trao học bổng, cơ hội làm việc trong các tập đoàn TOP đầu thế giới. 

Trên đây là tổng hợp các thông tin về Đại học Đà Nẵng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn và giải đáp được thắc mắc về ngôi trường này. 

Xem thêm một số trường:

Các trường đại học ở Đà Nẵng - Thông tin chi tiết tuyển sinh