Đại học Quốc Gia Hà Nội là trường đại học hàng đầu cả nước, đào tạo đa dạng nhiều chuyên ngành khác nhau. Hãy cùng IELTS Fighter tìm hiểu những thông tin cơ bản mà các bạn học sinh cần biết về trường nhé.

Giới thiệu về Đại học Quốc Gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN - tên tiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU) là ngôi trường đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành đa lĩnh vực, chất lượng cao nhằm đáp ứng xu hướng phát triển không chỉ của đất nước mà còn của giáo dục đại học tiên tiến.

TÊN TRƯỜNG: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Tên tiếng Anh: Viet Nam University, viết tắt VNU.

MÃ TRƯỜNG: QH

Địa chỉ: Nhà điều hành (D2), Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 024-37547670 (527)

Fax: 024-37547724                        

Website: www.vnu.edu.vn và www.tuyensinh.vnu.edu.vn

Email: [email protected]

Các trường đại học thành viên của Đại học Quốc Gia Hà Nội:

1: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

2: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

3. Trường Đại học Ngoại ngữ

4. Trường Đại học Công nghệ

5. Trường Đại học Kinh tế

6. Trường Đại học Giáo dục

7. Trường Đại học Việt - Nhật

8. Trường Đại học Y Dược

9. Trường Đại học Luật (trước là Khoa Luật - trực thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội)

Xem thêm danh sách: Các trường Đại học - Học viện ở Hà Nội - Thông tin chi tiết tuyển sinh

Lịch sử hình thành và phát triển

Đại học Quốc Gia Hà Nội tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (tiếng Pháp: Université Indochinoise) được thành lập vào ngày 16/5/1905 , đặt trụ sở tại số 19 phố Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trường là cơ sở đại học đầu tiên theo mô hình đa ngành và được đánh giá là thể chế đại học hiện đại đầu tiên tại Việt Nam. Thời gian đầu trường có 5 trường thành viên: Trường Cao đẳng Luật và Pháp chính, Trường Cao đẳng Khoa học, Trường Y khoa Đông Dương, Trường Cao đẳng Xây dựng dân dụng và Trường Cao đẳng Văn chương. Tiếp theo trường có mở thêm các trường Y dược, Thú y, Thủy lâm, Sư phạm, Thương mại, Tài chính, Luật khoa hành chánh, Mỹ thuật và Kiến trúc.

Năm 1993, chính phủ tổ chức lại ba trường đại học lớn hiện có tại Hà Nội là: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I (cũ) và Trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội thành cơ sở giáo dục lấy tên là Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đại học Quốc Gia Hà Nội 1

Đào tạo và tuyển sinh

Hệ tuyển sinh: 

1.Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển: Áp dụng đối với các trường hợp đạt giải thưởng học sinh giỏi, quốc gia, quốc tế, các cuộc thi ...theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định đặc thù, quy định riêng của trường.

2. Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 dựa theo tổ hợp các môn thi/bài thi tương ứng được quy định cụ thể trong Đề án tuyển sinh của Nhà trường

- Bài thi đánh giá năng lực kéo dài 195 phút, gồm 3 phần với các câu hỏi trắc nghiệm, các câu hỏi điền đáp án trong nhiều lĩnh vực như  Toán học (50 câu hỏi, 75 phút); phần Văn học - Ngôn ngữ (50 câu hỏi, 60 phút) và phần Khoa học tự nhiên - Xã hội (50 câu hỏi, 60 phút). Thí sinh làm bài thi trên máy tính. Bài thi được tính trên thang điểm 150. 

3. Xét tuyển theo các phương thức khác:

- Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHQGHN tổ chức năm 2022, các chứng chỉ quốc tế (SAT, A-Level, ACT, IELTS hoặc chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương – có trong danh mục quy định của ĐHQGHN)

- Xét hồ sơ năng lực (kết quả học tập bậc THPT, phỏng vấn, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 hoặc thí sinh có bằng tú tài quốc tế) đối với một số đơn vị đào tạo đặc thù có hợp tác quốc tế và/hoặc chương trình dạy bằng tiếng Anh;

- Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu theo quy định của ĐHQGHN và Bộ GDĐT

Đại Học Quốc Gia Hà Nội xét tuyển kết hợp các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong đó yêu cầu chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc tương đương và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm ( bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn).

Cách quy đổi điểm IELTS cụ thể như sau:  

STT

Trình độ tiếng Anh

Quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo thang điểm 10

IELTS

TOEFL iBT

1

5.5

65 - 78

8

2

6,0

79 - 87

9

3

6,5

88 - 95

9,25

4

7,0

96 - 101

9,5

5

7,5

102 - 109

9,75

6

8,0 - 9,0

110 - 120

10

Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh ĐHQG

Trường xét tuyển theo nhiều chứng chỉ, cụ thể như sau:

Chứng chỉ tiếng Anh:

IELTS 5.5 do British Council (BC) và International Development Program (IDP) cấp, còn thời hạn trong vòng 2 năm tính đến ngày xét.

TOEFL iBT 65-78 điểm do Educational Testing Service (ETS) cấp, còn thời hạn trong vòng 2 năm tính đến ngày xét.

Tiếng Pháp do CIEP cấp:

- TCF 350 điểm

- DELF B2

còn thời hạn đến ngày xét tuyển.

Ngoài ra còn một số chứng chỉ khác:

Môn

Ngoại ngữ

Chứng chỉ đạt yêu cầu

 tối thiểu (*)

Đơn vị cấp chứng chỉ

Tiếng Nga

TRKI-2

Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội (The Russian centre of science and culture in Hanoi)

Tiếng Đức

- Goethe-Zertifikat B2

- Deutsches Sprachdiplom (DSD) B2

- Zertifikat B2

Ủy ban giáo dục phổ thông Đức tại nước ngoài (ZfA)

Tiếng

Trung Quốc

- HSK cấp độ 4

- TOCFL cấp độ 4

- Văn phòng Hán ngữ đối ngoại Trung Quốc (Hanban); Ủy ban Khảo thí trình độ Hán ngữ quốc gia (The National Committee for the Test of Proficiency in Chinese)

- Ủy ban Công tác Thúc đẩy Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ Quốc gia (Steering Committee for the Test Of Proficiency-Huayu)

Tiếng

Hàn

TOPIK II cấp độ 4

Viện Giáo dục Quốc tế Quốc gia Hàn Quốc (KICE)

Tiếng

Nhật

JLPT cấp độ N3

Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation)

Với quy định xét tuyển này, lựa chọn học IELTS để xét tuyển được các bạn học sinh cấp 3 hướng tới nhiều nhất. Bên cạnh trường đại học Quốc Gia Hà Nội thì có danh sách các trường xét tuyển với chứng chỉ IELTS, bạn có thể xem thêm).

Đại học Quốc Gia 2

Hệ đào tạo:

1: Chương trình đào tạo bậc đại học

STT

Tên ngành,

chuyên ngành đào tạo

CTĐT chuẩn

CTĐT

đặc thù (*)

I. Trường Đại học Công nghệ

1

Công nghệ thông tin

1

 

2

Công nghệ thông tin (CTĐT CLC)

 

1

3

Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản

1

 

4

Kỹ thuật máy tính

1

 

5

Kỹ thuật Robot (CTĐT thí điểm)

1

 

6

Kỹ thuật năng lượng (CTĐT thí điểm)

1

 

7

Vật lý kỹ thuật

1

 

8

Cơ kỹ thuật

1

 

9

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

1

 

10

Công nghệ Hàng không vũ trụ

1

 

11

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

1

 

12

Công nghệ nông nghiệp (CTĐT thí điểm)

1

 

13

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

 

1

14

Khoa học Máy tính (CTĐT CLC)

 

1

15

Hệ thống thông tin (CTĐT CLC)

 

1

16

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (CTĐT CLC)

 

1

17

Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông (CTĐT CLC)

 

1

18

Trí tuệ nhân tạo

1

 

II. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

 

 

1

Toán học

1

 

2

Toán học (CTĐT tài năng)

 

1

3

Toán học (CTĐT tiên tiến)

 

1

4

Toán cơ

 

 

5

Toán - Tin

1

 

6

Khoa học Máy tính và thông tin

1

 

7

Khoa học dữ liệu (CTĐT thí điểm)

1

 

8

Vật lý học

1

 

9

Vật lý học (CTĐT tài năng)

 

1

10

Vật lý học (CTĐT chuẩn quốc tế)

 

1

11

Khoa học vật liệu

1

 

12

Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

1

 

13

Kĩ thuật điện tử và tin học (CTĐT thí điểm)

1

 

14

Hóa học

1

 

15

Hóa học 

 

1

16

Hóa học (CTĐT tiên tiến)

 

1

17

Công nghệ kỹ thuật hóa học

1

 

18

Công nghệ kỹ thuật hóa học (CTĐT CLC)

 

19

Hóa dược (CTĐT CLC)

 

1

20

Sinh học

1

 

21

Sinh học (CTĐT chuẩn quốc tế)

 

1

22

Sinh học (CTĐT tài năng)

 

1

23

Công nghệ sinh học

1

 

24

Công nghệ sinh học (CTĐT CLC)

 

1

25

Địa lý tự nhiên

1

 

26

Địa lý tự nhiên (CTĐT CLC)

 

1

27

Khoa học thông tin địa không gian

(CTĐT thí điểm)

1

 

28

Quản lý đất đai

1

 

29

Quản lý phát triển đô thị và bất động sản (CTĐT thí điểm)

1

 

30

Khoa học môi trường

1

 

31

Khoa học môi trường (CTĐT tiên tiến)

 

1

32

Khoa học môi trường (CTĐT CLC)

 

1

33

Công nghệ kỹ thuật môi trường

1

 

34

Công nghệ kỹ thuật môi trường

(CTĐT CLC)

 

1

35

Khoa học và công nghệ thực phẩm

(CTĐT thí điểm)

1

 

36

Khí tượng và khí hậu học

1

 

37

Hải dương học

1

 

38

Tài nguyên và môi trường nước

(CTĐT thí điểm)

1

 

39

Địa chất học

1

 

40

Địa chất học  (CTĐT CLC)

 

1

41

Địa chất học (CTĐT chuẩn quốc tế)

 

1

42

Kỹ thuật địa chất

1

 

43

Quản lý tài nguyên và môi trường

1

 

44

Khoa học đất

1

 

45

Khí tượng học (CTĐT CLC)

 

1

46

Thủy văn

1

 

47

Thủy văn (CTĐT CLC)

 

1

48

Hải dương học (CTĐT CLC)

 

1

49

Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường (CTĐT thí điểm)

1

 

III. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

1

Báo chí

1

 

2

Báo chí (CTĐT CLC)

 

1

3

Chính trị học

1

 

4

Công tác xã hội

1

 

5

Đông Nam Á học

1

 

6

Đông phương học

1

 

7

Hàn Quốc học

1

 

8

Hán Nôm

1

 

9

Khoa học quản lý

1

 

10

Khoa học quản lý (CTĐT CLC)

 

1

11

Lịch sử

1

 

12

Lưu trữ học

1

 

13

Ngôn ngữ học

1

 

14

Nhân học

1

 

15

Nhật Bản học

1

 

16

Quan hệ công chúng

1

 

17

Quản lí thông tin

1

 

18

Quản lí thông tin (CTĐT CLC)

 

1

19

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

1

 

20

Quản trị khách sạn

1

 

21

Quản trị văn phòng

1

 

22

Quốc tế học

1

 

23

Quốc tế học (CTĐT CLC)

 

1

24

Tâm lý học

1

 

25

Thông tin - thư viện

1

 

26

Tôn giáo học

1

 

27

Triết học

1

 

28

Văn hóa học

1

 

29

Văn học

1

 

30

Việt Nam học

1

 

31

Xã hội học

1

 

IV. Trường Đại học Ngoại ngữ

 

 

1

Sư phạm tiếng Anh

1

 

2

Ngôn ngữ Anh (CTĐT CLC)

 

1

3

Ngôn ngữ Nga

1

 

4

Ngôn ngữ Pháp (CTĐT CLC)

 

5

Sư phạm tiếng Trung Quốc

1

 

6

Ngôn ngữ Trung Quốc (CTĐT CLC)

 

7

Sư phạm Tiếng Đức

1

 

8

Ngôn ngữ Đức (CTĐT CLC)

 

9

Sư phạm tiếng Nhật

1

 

10

Ngôn ngữ Nhật (CTĐT CLC)

 

11

Sư phạm tiếng Hàn Quốc

1

 

12

Ngôn ngữ Hàn Quốc (CTĐT CLC)

 

13

Ngôn ngữ Ả Rập

1

 

V. Trường Đại học Kinh tế

 

 

1

Quản trị kinh doanh (CTĐT CLC)

 

1

2

Tài chính - Ngân hàng (CTĐT CLC)

 

1

3

Kế toán (CTĐT CLC)

 

1

4

Kinh tế quốc tế (CTĐT CLC)

 

1

5

Kinh tế (CTĐT CLC)

 

1

6

Kinh tế phát triển (CTĐT CLC)

 

1

7

Quản trị kinh doanh (CTĐT dành cho các tài năng thể thao)

 

1

VI. Trường Đại học Giáo dục

 

 

1

Sư phạm Toán học

1

 

2

Sư phạm Vật lý

1

 

3

Sư phạm Hóa học

1

 

4

Sư phạm Sinh học

1

 

5

Sư phạm khoa học tự nhiên

1

 

6

Sư phạm Ngữ văn

1

 

7

Sư phạm Lịch sử

1

 

8

Sư phạm lịch sử và địa lí

1

 

9

Quản trị trường học

1

 

10

Quản trị công nghệ giáo dục

1

 

11

Quản trị chất lượng giáo dục

1

 

12

Tham vấn học đường

1

 

13

Khoa học giáo dục

1

 

14

Giáo dục tiểu học

1

 

15

Giáo dục mầm non

1

 

VII. Trường Đại học Việt Nhật

 

 

1

Nhật Bản học

1

 

2

Khoa học và Kỹ thuật máy tính (CTĐT CLC)

 

1

3

Nông nghiệp thông minh và bền vững (CTĐT CLC)

 

1

4

Kỹ thuật xây dựng (CTĐT CLC)

 

1

VIII. Trường ĐH Y Dược

 

 

1

Y khoa

1

 

2

Dược học

1

 

3

Răng - Hàm - Mặt (CTĐT CLC)

 

1

4

Điều dưỡng

1

 

5

Kĩ thuật hình ảnh y học

1

 

6

Kĩ thuật xét nghiệm y học

1

 

IX. Trường Quốc tế

 

 

1

Kinh doanh quốc tế (CTĐT thí điểm)

 

1

2

Kế toán, phân tích và kiểm toán

 

1

3

Hệ thống thông tin quản lí

 

1

4

Phân tích dữ liệu kinh doanh

 

1

5

Marketing (CTĐT cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và trường ĐH HELP – Malaysia)

 

1

6

Quản lý (CTĐT cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và trường ĐH Keuka – Hoa Kỳ)

 

1

7

Tin học và kĩ thuật máy tính (CTĐT LKQT do ĐHQGHN cấp bằng)

 

1

8

Ngôn ngữ Anh (chuyên sâu Kinh doanh và Công nghệ thông tin)

 

1

9

Kỹ sư Tự động hóa và tin học

 

1

10

Công nghệ thông tin ứng dụng

 

1

11

Công nghệ tài chính và kinh doanh số

 

1

12

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp và Logistics

 

1

X. Trường Quản trị và Kinh doanh

 

 

1

Quản trị doanh nghiệp và công nghệ

 

1

2

Marketing và Truyền thông

 

1

3

Quản trị Nhân lực và Nhân tài

 

1

4

Quản trị và An ninh

 

1

XI. Khoa Luật

 

 

1

Luật

1

 

2

Luật (CTĐT CLC)

 

1

3

Luật kinh doanh

1

 

4

Luật thương mại quốc tế

1

 

XII. Khoa Các khoa học liên ngành

 

 

1

Quản trị thương hiệu

(CTĐT thí điểm)

 

1

2

Quản trị tài nguyên và di sản

 

1

3

Quản lý giải trí và sự kiện

 

1

4

Quản trị đô thị thông minh và bền vững

 

1

2: Chương trình đào tạo bậc thạc sĩ, tiến sĩ

Trường đại học Quốc Gia bao gồm 114 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 114 chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ với đa dạng các chuyên ngành khác nhau - phục vụ cho công cuộc đào tạo, phù hợp với yêu cầu và nhu cầu của thời đại mới.

Chi tiết các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của Đại học Quốc Gia Hà Nội:

- https://www.vnu.edu.vn/home/?C2456

- https://www.vnu.edu.vn/home/?C2455

3: Chương trình đào tạo liên kết quốc tế

STT

Cơ sở LKĐTQT

Quốc gia

Trình độ đào tạo

Chuyên ngành đào tạo

1. Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

1

Đại học Troy

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản trị Kinh doanh

2

Đại học St. Francis

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản trị kinh doanh 

3

Đại học Uppsala

Thụy Điển

Thạc sĩ

Quản lý công

4

Đại học St. Francis

Hoa Kỳ

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

2. ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN

5

Đại học Picardie Jules Verne

Pháp

Cử nhân

Kinh tế - Quản  lý

6

Đại học Southern New Hampshire

Hoa Kỳ

Cử nhân

Kinh tế -Tài chính

7

Đại học Southern New Hampshire

Hoa Kỳ

Thạc sĩ

Lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh

8

Trường Đại học Leipzig, CHLB Đức

Đức

Thạc sĩ

Ngôn ngữ Đức

3. Trường ĐH KH Xã hội và Nhân văn

9

Đại học Stirling

Anh

Thạc sĩ

Khoa học Quản trị truyền thông

4. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

10

Đại học Toulon

CH Pháp

Thạc sĩ

Vật liệu tiên tiến, thông minh và bền vững

11

Đại học Quốc gia Giao Thông

Đài Loan (TQ)

Thạc sĩ

Công nghệ bán dẫn

5. Khoa Quốc tế

12

Đại học HELP

Malaysia

Cử nhân

Kinh doanh chuyên ngành Kế toán

13

Đại học Keuka

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản lý

14

Đại học Keuka

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản lý

15

Đại học East London

VQ Anh

Cử nhân

Kế toán và tài chính

16

Đại học Kỹ thuật năng lượng Mat-xcơ-va

CHLB Nga

Cử nhân

Tin học và Kỹ thuật Máy tính

17

Đại học Troy

Hoa Kỳ

Cử nhân

Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch

18

ĐH Khoa học & Công nghệ Lunghwa

Đài Loan

Thạc sĩ

Quản trị Kinh doanh

19

Đại học Nantes

CH Pháp

Thạc sĩ

Tài chính, Ngân hàng Bảo hiểm quốc tế

20

Đại học Nantes

CH Pháp

Thạc sĩ

Nghiên cứu và tác nghiệp Marketing

6. Khoa Luật

21

Các ĐH: Montesquieu Bordeaux IV; Jean Moulin Lyon 3; Toulouse 1 Capitole

Pháp

Thạc sĩ

Luật hợp tác kinh tế và kinh doanh quốc tế

7. Khoa Quản trị Kinh doanh

22

Trường Kinh doanh IPAG

Pháp

Thạc sĩ

Khoa học Quản trị Kinh doanh

8. Viện Quốc tế Pháp ngữ

23

Đại học La Rochelle, CH Pháp

Pháp

Thạc sĩ

Ngành CNTT, chuyên ngành Hệ thống thông minh và đa phương tiện

24

Đại học Lyon 1

Pháp

Thạc sĩ

Ngành CNTT,

Chuyên ngành Truyền dữ liệu và mạng máy tính

25

Đại học Toulon

Pháp

Thạc sĩ

Ngành Thông tin - Truyền thông Chuyên ngành Truyền thông số và Xuất bản

26

Trường Quản lý Normandie

Pháp

Thạc sĩ

Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính

Điểm sàn của Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2022

Năm 2022, Đại học Quốc Gia Hà Nội công bố mức điểm sàn xét tuyển là 20 điểm - tính từ tổng điểm 3 môn tổ hợp (không môn nào nhân hệ số). Mức điểm này đã bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng. 

Dưới đây là phổ điểm cụ thể của kỳ thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc Gia năm 2022: 

Điểm chuẩn của Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2022

Năm 2022, điểm chuẩn của Đại học Quốc Gia Hà Nội cao nhất là 29,95 điểm (khối C00)  cho ngành Đông Phương học, Hàn Quốc học, Quan hệ công chúng - trực thuộc Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn.

Đại học Công Nghệ:

điểm chuẩn đại học công nghệ 1

điểm chuẩn đại học công nghệ 2

Đại học Giáo Dục:

điểm chuẩn đại học giáo dục

Đại học Khoa Học Tự Nhiên:

điểm chuẩn đại học khoa học tự nhiên

điểm chuẩn đại học khoa học tự nhiên 2

Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn:

điểm chuẩn đại học khoa học xã hội và nhân văn

điểm chuẩn đại học khoa học xã hội và nhân văn 2

Đại học Kinh Tế:

điểm chuẩn đại học kinh tế

Đại học Ngoại Ngữ:

điểm chuẩn đại học ngoại ngữ

Đại học Quốc Tế:

điểm chuẩn đại học quốc tế 1

điểm chuẩn đại học quốc tế 2

Đại học Việt-Nhật

điểm chuẩn đại học việt nhật

Đại học Y-dược:

điểm chuẩn đại học y dược

 

 

Yêu cầu đầu ra ngoại ngữ

Đại học Quốc Gia có những yêu cầu khác nhau về chuẩn đầu ra ngoại ngữ cho sinh viên, tương ứng với 3 loại chương trình đào tạo chính: chương trình đào tạo chuẩn; chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.

Các bạn học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu chuẩn đầu ra ngoại ngữ của các trường đại học trực thuộc đại học Quốc Gia trên các trang web riêng của từng trường đại học. 

Đại học Quốc Gia Hà Nội - Lễ Tốt Nghiệp

Hiện tại, nhiều sinh viên từ các trường đại học đã theo học chứng chỉ IELTS để phục vụ đầu ra tiếng Anh tại trường. IELTS Fighter hân hạnh đồng hành cùng sinh viên trên hành trình sở hữu IELTS điểm tốt với khóa học trọn gói. Chi tiết lộ trình, học phí các bạn có thể xem thêm tại: https://ielts-fighter.com/ielts-master.html  

Trên đây là một số thông tin về Đại học Bách Khoa Hà Nội. Các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hơn trên website của trường để nắm rõ hoạt động, đặc biệt là tuyển sinh và học bổng nhé.