IELTS Listening Part 3 luôn là phần thi mang đến nhiều khó khăn nhất cho thí sinh. Nguyên nhân đầu tiên chính là số lượng từ vựng mang tính chất học thuật (academic vocabulary) rất nhiều và rất khó trong hai phần thi này. Tuy nhiên, một nguyên nhân thứ hai cũng quan trọng không kém chính là các discourse markers.

Trong những phần group discussion của Listening Part 3, các luận điểm liên tiếp được đưa ra, bị phản bác, hoặc được chấp nhận, các nhân vật thậm chí còn “quay xe” trong phút chốc khi họ nhận ra điểm thiếu sót của mình và chuyển sang ủng hộ quan điểm của 1 người khác. Đó chính là môi trường lí tưởng để các discourse markers phát huy vai trò của chúng.

Discourse markers là gì?

Discourse markers là những từ hoặc cụm từ mà chúng ta sử dụng để liên kết, tổ chức, và sắp xếp những ý tưởng mà mình nói hoặc viết nhằm thể hiện thái độ hoặc mục đích cụ thể của người nói/viết.

Ví dụ: trong một cuộc hội thoại giữa những người bạn về chủ đề học nhóm

A: Alright so, we’ve gathered here today to discuss our upcoming presentation, and I think we should have a clear plan of what to do.

B: Right, I’ll be the one taking all the notes.

C: By the way, when is the exact date?

A: It’s the 1st of next month.

C: I’m sorry but does that mean it’s still quite early to talk about it?

B: I get what you mean but the more careful we prepare, the better we perform, isn’t it?

C: Fine, let’s get started.

Các discourse markers trong trường hợp này thể hiện rất nhiều ý nghĩa:

- Alright, so: bắt đầu một cuộc hội thoại

- Right: thể hiện sự đồng ý với lời nói liền trước đó (B đồng ý với A)

- By the way: C muốn đổi chủ đề (từ việc “bàn bạc kế hoạch cho bài thuyết trình” sang việc “thời gian cụ thể là khi nào”)

- I’m sorry but/ I get what you mean but: thể hiện phép lịch sự khi đưa ra một ý kiến trái chiều (C phản đối A, cho rằng bàn bây giờ sớm quá, B phản đối C, cho rằng chuẩn bị sớm là tốt)

- Fine: thể hiện sự chấp thuận (C đã chấp thuận, hay nói cách khác là bị thuyết phục bởi B)

Ứng dụng trong IELTS Listening Part 3

Hãy cùng phân tích đoạn ví dụ sau: (CAMBRIDGE IELTS 16)

Tom: One part of the project of the project I'm unsure about is where we choose some paintings of birds and say what they mean to us. Like, I chose a painting of a falcon by

Landseer. I like it because the bird’s standing there with his head turned to the side, but he seems to be staring at you. But I can’t just say it’s a bit scary, can I?

Jess: You could talk about the possible danger suggested by the bird’s look.

Tom: Oh, OK.

=> Ở đoạn đầu tiên này, Tom không biết nên nhận xét như thế nào về bức tranh falcon của Landseer nên đã hỏi Jess, sau khi nghe Jess gợi ý, Tom đã đồng ý bằng discourse marker “Oh” – thể hiện sự ngạc nhiên và từ khóa “OK”. Như vậy, ở đây, 2 người đã thống nhất làm theo ý kiến của Jess, “possible danger” sẽ là từ khóa đúng cho câu hỏi của đề bài, đáp án được paraphrase thành “a potential threat”.

Jess: There’s a picture of a fish hawk by Audubon I like. It’s swooping over the water with a fish in his talons…

Tom: So you could discuss it in relation to predators and food chains?

Jess: Well actually, I think I’ll concentrate on the impression of rapid motion it gives

Tom: Right.

=> Ở đoạn thứ 2, Tom dùng discourse marker “so”-“vậy thì” để tiếp tục suy luận theo định hướng ban đầu của Jess và cho rằng có thể nói về predators và food chains. Nhưng Jess nhẹ nhàng thể hiện sự phản đối bằng discourse marker “well actually”-“À, thực ra thì” rồi đưa ra ý kiến khác, Tom đồng ý với ý kiến mới của Jess bằng discourse marker “right”. Như vậy, một lần nữa, hai người lại đồng ý làm theo ý kiến của Jess, từ khóa đúng là “the impression of rapid motion”, đáp án đúng được paraphrase thành “fast movement”.

Jess: Do you know that picture of a kingfisher by Van Gogh …

Tom: Yes, it’s got these beautiful blue and red and black shades

Jess: Mh hm, I’ve actually chosen it because I saw a real kingfisher once when I was little. I was out walking with my grandfather and I’ve never forgotten it.

Tom: So we could use the personal link.

Jess: Sure.

=> Ở đoạn thứ 3 này, Tom đưa ra nhận xét về màu sắc rất đẹp của bức tranh – blue, red, black, nhưng Jess nhẹ nhàng thể hiện sự phản đối bằng discourse markers “mh hm, actually” – “à thế à, nhưng mà thực ra”. Sauk hi nghe Jess đưa ra quan điểm mới, Tom dùng discourse marker “so”-“nếu vậy thì” thể hiện sự đồng ý và tiếp tục suy luận theo định hướng đó. Tom suy luận ra từ khóa personal link và được Jess đồng ý. Từ đó, từ khóa đúng là “little – grandfather – personal link”, đáp án đúng được paraphrase thành “a childhood memory”.

Kết luận

Như vậy, qua các ví dụ trên, các bạn đã thấy tầm quan trọng của discourse markers khi 2 nhân vật hội thoại có những sự thảo luận, nêu ý kiến, phản bác, hoặc đồng ý với ý kiến của nhau. Nắm vững được các discourse markers sẽ giúp các bạn dễ dàng theo dõi, nắm bắt và hiểu chính xác toàn bộ quá trình cũng như kết quả cuối cùng của sự tranh luận giữa các nhân vật. Từ đó, tìm ra đáp án chính xác.

Chúc các bạn thành công!