Trong quá trình ôn luyện IELTS Writing, các bạn thường gặp những khúc mắc gì? Hôm nay, IELTS Fighter sẽ giải đáp cho các bạn 5 thắc mắc thường gặp trong Writing để các bạn lập kế hoạch ôn luyện phù hợp cho bản thân nhé.
1. Bài Writing có nên viết dài hay không?
Có nhiều bạn khi mới bắt đầu thường đắn đo không biết có nên viết bài dài và nghĩ rằng viết dài sẽ đạt được điểm cao hơn. Nhưng đây là một suy nghĩ không cần phải đắn đo với Writing. Bởi lẽ, yêu cầu cho Writing là ít nhất 150 từ với Task 1 và 250 từ với Task 2. Do đó, nếu viết dài thì có thể bạn viết lan man, lạc đề và bị trừ điểm.
Vì thế, độ dài với bài viết Task 1 nên là 150-170 từ còn độ dài cho Task 2 là 250-280 từ là được rồi. Tiêu chí chấm điểm Writing là cần có sự ngắn gọn, logic, đúng cấu trúc ngữ pháp, từ vựng...do đó hãy đảm bảo những yếu tố theo tiêu chí chấm điểm, đừng lan man nhé!
Bài Writing đừng viết quá dài, sẽ tốn thời gian của bạn, hãy đảm bảo các tiêu chí chấm điểm này nhé
2. Thêm nhiều ý kiến cá nhân vào Task 2 có tốt không?
Trong Task 2, bạn cần lập dàn ý và có ý kiến cá nhân của bạn. Nhưng một điều mà ai cũng băn khoăn là có nên thêm nhiều ý kiến cá nhân không? Thực ra, theo kinh nghiệm của nhiều người thi IELTS và đạt điểm cao Writing thì đừng thêm nhiều ý kiến cá nhân. Việc thêm nhiều ý kiến sẽ không tốt như bạn tưởng.
Viết Task 2 yêu cầu nêu ý kiến cá nhân nhưng đừng nêu quá nhiều
Một bài viết học thuật tốt là bài viết trình bày các ý có thể được chấp nhận bởi số đông, vì vậy nó phải mang tính khách quan, không thiên vị. Ý kiến cá nhân là cần thiết, tuy nhiên nếu được yêu cầu bởi đề bài thì hãy thêm ý kiến của riêng bạn, còn nếu khi đề bài không yêu cầu thì bạn nên hạn chế thêm quan điểm cá nhân của bạn vào vì khi đó thì bài viết của bạn sẽ mang tính chủ quan hơn là khách quan. Hãy ghi nhớ nhé!
3. Có cần phân tích hết số liệu trong Task 1 hay không?
Task 1 có đề bài là những dạng bảng, biểu đồ và nhiều bạn nghĩ có thể viết dài và phân tích hết tất cả các số liệu để được điểm. Đây là suy nghĩ sai lầm nhé. Việc Việc đưa ra nhiều số liệu và chi tiết chính là một “cú lừa” trong Task 1 để làm cho các bạn như bị thôi miên và có một số bạn sẽ có tâm lý là cứ phân tích hết số liệu cho chắc. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm vì với Task 1, bạn hãy mô tả những xu hướng gì chung nhất bao trùm toàn bộ bảng hoặc biểu đồ, sau đó là những số liệu nổi bật (ví dụ như cao nhất, thấp nhất, cao liên tục, thấp liên tục).
Phân tích số liệu cho Task 1 nhưng đừng phân tích hết
Bên cạnh đó bạn có thể mô tả thêm 2 hoặc 3 xu hướng cụ thể nhưng phải nổi bật của biểu đồ để cho thể hiện khả năng phân tích số liệu của bạn. Với 150 từ, bạn hãy nhớ làm theo những gì mình vừa nói như trên nhé, vì nếu bạn “tham lam” mô tả hết thì bạn vừa tốn thời gian mà lại vừa làm bài không đúng trọng tâm, band điểm lại còn bị tụt giảm thê thảm nữa chứ!
4. Tại sao tôi dùng cấu trúc, từ vựng hay, diễn đạt logich nhưng điểm lại không cao?
Đây là một câu hỏi mà nhiều bạn khi đã cứng ngữ pháp và biết cách sử dụng từ vựng hay thường thắc mắc. Nhưng, có thể điều đó là do bạn đã mắc một số lỗi sai trong Writing rồi. Bạn hãy xem lại xem bài viết của mình có mắc những lỗi này không nhé.
Đầu tiên là trong bài viết, bạn đã sử dụng những từ có thái cực tuyệt đối như “All”, “Always”, “Every”, “No”, “None”. Những từ này RẤT NÊN TRÁNH khi viết một bài viết học thuật vì chúng mang tính tuyệt đối. Không có một sự việc nào trên đời này là tuyệt đối cả, kể cả những việc bạn thấy rõ ràng mười mươi, nó có thể xảy ra với bạn, với rất nhiều những người xung quanh bạn nhưng nó lại không xảy ra với những người khác ở một quốc gia khác.
Vì vậy, việc sử dụng những từ như thế này chỉ làm cho bài viết của bạn mang nhiều tính chủ quan của bạn hơn là khách quan và được số đông chấp nhận. Thay vì dùng những từ như trên, bạn hãy giảm độ chắc chắn khi viết câu của mình bằng cách sử dụng những từ hoặc cụm từ khác như “will/ may/ might/ can/ could be”, “It’s likely/ possible that…”, “Something stands a chance of…”
Tránh những lỗi cơ bản trong bài viết của bạn
Ngoài ra, một lỗi nữa có thể làm giảm band điểm Writing của bạn là lỗi sai về số ít, số nhiều và đây được coi là một lỗi sai ngữ pháp cơ bản. Có những từ đếm được và không đếm được rõ ràng, ai cũng biết; tuy nhiên thì có một số từ tưởng là đếm được nhưng hóa ra là không và điều này dẫn đến việc các bạn dùng “loạn xì ngầu” mà không tra từ điển. Lời khuyên đối với phần này đó là đối với những từ không chắc chắn thì các bạn nên “thủ” sẵn quyển từ điển bên cạnh, không chắc chắn từ nào thì tra để xem từ đó có đếm được hay không sau đó mới viết vào bài nhé!
5. Những từ vựng và cấu trúc hay cho bài viết thì lấy ở đâu?
Bạn muốn có từ vựng và cấu trúc sử dụng nhưng không biết lấy ở đâu để học? Thực tế, KHÔNG CÓ NGUỒN NÀO TỔNG HỢP SẴN những từ vựng và cấu trúc hay cho Writing cả, tất cả những gì chúng ta phải làm đó là ĐỌC NHIỀU BÀI MẪU VÀ LUYỆN VIẾT THẬT NHIỀU. Có thể có một số bạn cho rằng nói như thế thì nói làm gì vì đọc bài mẫu tốn rất nhiều thời gian, sao không ăn sẵn?
Tuy nhiên các bạn hãy nhớ rằng, học IELTS là tích lũy, tích được càng nhiều thì các bạn càng có thể thoải mái sử dụng. Nói đơn giản, học từ vựng IELTS như là kiếm tiền vậy, không có mỏ tiền hay mỏ vàng nào sẵn có cho bạn để đào và mang về để tiêu, bạn cần phải vất vả, động não, suy nghĩ và đổ mồ hôi rất nhiều nhưng kết quả bạn thu về lại rất xứng đáng với công sức bạn đã bỏ ra. Vì vậy, hãy chăm chỉ, kiên nhẫn và tích lũy từ bây giờ vì càng để chậm ngày nào các bạn sẽ càng bị tụt hậu ngày đó.
Sẽ không có kho tài liệu từ vựng, ngữ pháp sẵn mà bạn cần học và tích lũy nhé
Các bài mẫu sẽ là “kho báu” quý giá vô tận mà bạn hoàn toàn có thể tận dụng được. Hãy nhớ tham khảo những nguồn chính thống, uy tín và chất lượng. Các bạn có thể tham khảo những nguồn sau nhé:
- Trang website nên follow:
- https://ielts-simon.com/
- http://ieltsliz.com/
- Sách nên tham khảo:
- Bộ giải Cambridge 7-11: Phần đáp án bài viết: DOWN LOAD
- Sách IELTS Writing Recent Actual Tests: DOWNLOAD
- Sách Practical IELTS Writing Strategies: TASK 1 TASK 2
- Sách Vocabulary for IELTS: DOWN LOAD
Chúc các bạn ôn luyện và học tập tốt nhé!