Trong quá trình học tiếng Anh gần đây, mình nhận ra rằng mình cải thiện được khả năng nói nhiều nhất không phải lúc mình nói, mà là lúc mình ... nghe. Tương tự như vậy, phần lớn kiến thức mình dùng trong văn viết, mình học từ việc đọc.
Chúng ta cùng phân tích và tìm hiểu thêm nguồn đọc hữu ích cho Writing nhé.
Nguồn đọc cho IELTS Writing
Vậy hôm nay mình chia sẻ cho mọi người một tài liệu mà mình đang đọc vào buổi tối mỗi ngày để bồi dưỡng vốn từ văn viết của bản thân, các bạn có thể xem các chia sẻ khác để luyện thi IELTS tốt hơn ở mục tin tức nhé.
Đó chính là nguồn để bạn vừa đọc, vừa tìm kiếm từ vựng giúp bạn học dễ dàng hơn, nâng cao hai khả năng đọc - viết của bản thân.
Graphic Detail - The Economist:
http://www.economist.com/blogs/graphicdetail
Đọc The Economist đã lâu nhưng bây giờ mới phát hiện ra mục này của tờ báo. Có thể nói là đây là "kho vàng" cho những bạn muốn đạt đến "cảnh giới" của Task 1. Chuyên mục này update mỗi ngày với những bản tin số liệu báo cáo các tình hình chính trị, kinh tế và văn hoá ở Mỹ và đôi khi ở các vùng khác trên thế giới nữa. Các bạn có thể tìm thấy khá nhiều từ vựng mới lạ để áp dụng vào bài Task 1 của mình.
Những nội dung chữ của chuyên mục Graphic Detail cũng giúp mình cải thiện văn phong academic rất nhiều. Tất nhiên các bạn có thể đọc được academic writing ở bất kì tờ báo nào, nhưng việc có một chuyên mục để theo dõi hàng ngày như thế này giúp bạn đỡ bị phân vân bởi quá nhiều lựa chọn. Bởi vì nói thật là đôi khi mình lên BBC và CNN để đọc cái gì đó nhưng giữa một "rừng" các tiêu đề bài báo mình cảm thấy hơi... nản.
Đây có lẽ cũng là một lời nhắn nhủ nhỏ với các bạn. Không cần bạn phải cày xong một bí kíp IELTS nào đó hoặc "sưu tầm" hàng loạt các tài liệu IELTS trong ổ cứng máy tính (khả năng cao là những tài liệu này sẽ không được sờ đến sau khi về đến máy tính). Hãy đọc, hoặc xem cái gì đó, ngắn thôi cũng được, nhưng phải hàng ngày. Đây có lẽ là bài tập hiệu quả nhất để đạt đến đỉnh cao IELTS.
Sự liên kết Task 2 với Reading - Listening
Chúng ta cùng phân tích đề bài Writing task 2 sau đây:
Human activities have led to the disappearance of plant and animal species.
What are the specific reasons?
What can be done to prevent the extinction of other species in the future?
Thoạt đầu nhìn vào đề bài này, không khó để nhiều bạn học sinh nghĩ ra các luận điểm rất quen thuộc như sau
Reason: hunting (săn bắn), agricultural development (phát triển nông nghiệp) => deforestation (phá rừng) and destruction of habitats (phá hủy môi trường sống tự nhiên), etc
Solution: reforestation (trồng lại rừng), contruct national parks or nature reserves (xây dựng các vườn quốc gia hoặc khu bảo tồn thiên nhiên), education and legislation (giáo dục và pháp luật), etc
Rõ ràng, các main ideas này là hoàn toàn chính xác. Thí sinh hoàn toàn có thể trình và giải thích các luận điểm này một cách dễ dàng, nhưng khi đến phần ví dụ, chắc chắn nhiều bạn sẽ băn khoăn. Liệu bạn có biết 1 loài động vật hay thực vật cụ thể nào thực sự đã bị tuyệt chủng do các hoạt động của con người gây ra không? Nếu không có những ví dụ từ chính thực tế cuộc sống, từ lịch sử hay khoa học, phần lập luận của bạn có thực sự thuyết phục không? Với nhiều người, câu trả lời có lẽ là không. Vậy thì làm cách nào để khắc phục vấn đề này? Cách giải quyết hóa ra lại đến từ chính những bài Reading và cả Listening nữa của IELTS.
Cambridge 17, Test 3, Reading Passage 1, bài đọc The thylacine
Cambridge 16, Test 4, Listening Part 4, bài nghe The extinction of the Dodo bird
Đây chính là 2 ví dụ tiêu biểu, đã được khoa học chứng minh, về việc con người đã gây ra sự tuyệt chủng của một số loài động vật do các nguyên nhân nói trên (hunting, agricultural development, deforestation, destruction of habitats). Câu chuyện cụ thể về 2 loài vật này, các bạn hãy tự mình tìm hiểu qua bài đọc và bài nghe nói trên nhé.
Qua đây, ta có thể thấy rõ được 1 quy luật ngầm trong IELTS, đó chính là những ý tưởng hay ví dụ để trả lời cho các câu hỏi Writing task 2 (và có thể là cả Speaking nữa) hoàn toàn có thể được tìm thấy trong chính các đề Reading và Listening. Do vậy, việc giải bài Reading và Listening không đơn giản chỉ là tìm ra đáp án đúng, mà chúng ta còn phải cố gắng ghi nhớ kiến thức và nội dung trong các bài đọc và nghe đó để áp dụng trong 2 kỹ năng còn lại.
Đặc biệt là nâng cao band điểm Lexical Resource trong Writing với từ vựng học từ Reading.
Khoan hãy nói về ngữ pháp, cách lập luận, hay các luận điểm, chính TỪ VỰNG mới là yếu tố đầu tiên và dễ nhận thấy nhất. Các bài viết của học sinh, dù là học sinh có học lực khá, giỏi, nghe vẫn có vẻ “trẻ con” và “đơn giản quá”. Thật ra ở band điểm 6.0 – 6.5 Writing thì điều đó không có gì đáng lo ngại, nhưng những bạn đặt mục tiêu cao hơn, ví dụ như 7.0 cho kỹ năng Writing của mình, thì hãy thử cách làm sau:
Bước 1: Sau khi đã đọc thật kỹ một bài đọc IELTS Reading, đã trả lời được các câu hỏi và hiểu rõ nội dung của bài đọc và từng đoạn văn, hãy lọc ra một số từ mới/ cụm từ/ cách diễn đạt mà bạn thấy ấn tượng nhất.
Bước 2: Đọc kỹ câu văn ngữ cảnh mà từ đó được dùng trong bài, tra cứu ngữ nghĩa và từ loại, phân tích kỹ cách dùng của từ vựng/ cụm từ/ cách diễn đạt đó với Collocations trong chính bài đọc mình tìm được
Bước 3, quan trọng nhất: tự đặt câu văn tương tự với từ vựng đó, tốt nhất nên là một câu văn có phong cách ngôn ngữ trang trọng theo kiểu Writing.
Ví dụ như sau:
“Sth is far from straightforward.”
Ở đây ta có:
- straightforward [adj]: simple, easy to understand. Như vậy, đây là một từ đồng nghĩa và có thể thay thế các từ vựng thông thường như easy hay simple.
Câu văn mới: The reason why deforestation would result in the disappearance of fauna and flora species is rather straightforward.
- be far from + Adj or N: be certainbly not + Adj or N. Như vậy, đây là một cấu trúc mang nghĩa phủ nhận và nhấn mạnh vào sự phủ định.
Câu văn mới: The prices of state-of-the-art technological devices are far from affordable for the public.
Như vậy, chúng ta đã học thêm được những từ vựng rất hay từ chính những bài IELTS Reading, và từ đó ta lại có thể vận dụng vào trong IELTS Writing rồi đó.
Chúc các bạn học tốt nhé.