Ngôi nhà ngôn ngữ - khái niệm hình thành dựa trên triết lý EAL về phương pháp tiếp cận ngôn ngữ từ gốc chính là câu trả lời dành cho các bạn đang tìm kiếm học tiếng Anh hay học IELTS bắt đầu từ đâu.

Tại sao lại là ngôi nhà ngôn ngữ, bạn cùng đọc kỹ bài viết này và xây dựng nhà của bạn.

Bạn cần xem bài viết chi tiết về: Triết lý EAL - phương pháp tiếp cận ngôn ngữ từ gốc để tăng thêm ý hiểu và định hướng đúng nhé.

I. THAY ĐỔI TƯ DUY HỌC TIẾNG ANH

Trước khi bắt đầu với ngôi nhà ngôn ngữ và giải đáp câu hỏi học tiếng Anh bắt đầu từ đâu thì bạn cần làm rõ một điều, đó là học tiếng Anh không chỉ kiến thức mà chính là kỹ năng.

So sánh với các môn học khác, chuyên về ghi nhớ như môn lịch sử thì tiếng Anh là môn học thuộc về kỹ năng.

Các môn học khoa học khác (Sử, Địa...) thì:

- Việc học là việc ghi nhớ kiến thức 

- Có thể học thuộc lòng và ghi nhớ trong một khoảng thời gian ngắn

- Thời gian mai một (vài ngày, vài tuần) 

Môn tiếng Anh:

-Việc học là việc rèn luyện kỹ năng.

-  Không thể học thuộc lòng và ghi nhớ trong thời gian ngắn, chỉ có thể thông qua rèn luyện cho đến khi thành bản năng (sử dụng nhưng không cần suy nghĩ)

- Khó mai một khi không sử dụng tới hơn (hàng tháng/năm) (Đó là lý do tại sao chứng chỉ ngôn ngữ có thời hạn 2 năm)

Vì thế, khi học tiếng Anh bạn cần thay đổi tư duy, đó không phải là học kiến thức, học thuộc mà cần phải học nhiều, luyện tập thường xuyên.

Nghĩa là bạn cần bỏ ra nhiều thời gian, sắp xếp luyện tập chứ không chỉ học đơn thuần dăm ba cấu trúc hay từ vựng là áp dụng được rồi lại quên đi ngay.

 Ngôi nhà ngôn ngữ, học tiếng Anh bắt đầu từ đâu

II. HỌC TIẾNG ANH BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU

Không chỉ thay đổi tư duy, bạn phải hiểu được kiến thức nền tảng của một ngôn ngữ là gì. Chúng ta có bảng sau, bao gồm những yếu tố mà người học cần nắm:

ngôi nhà ngôn ngữ học tiếng Anh bắt đầu từ đâu

Ngữ pháp: Có thể nói là xương sườn để làm nên những câu, những đoạn văn có ý nghĩa, truyền tải thông điệp.Chúng ta có kiến thức thuộc về từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm (phát âm) và chữ viết. Đây là phần nền cơ bản, nếu không có, bạn sẽ không học được ngôn ngữ đó.

Từ vựng: Là nguôn nguyên liệu để sử dụng khi luyện kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết. Bạn cần nắm rõ ngữ pháp và có vốn từ nhất định mới luyện tiếng Anh được.

Ngữ âm hay phát âm là nền tảng quan trọng để Nghe – Nói. Bạn cần truyền đạt qua giọng nói để giao tiếp và lắng nghe tốt.

Chữ viết: Chữ viết là phần phục vụ kỹ năng Đọc – Viết với yêu cầu hình ảnh, truyền thông tin qua chữ viết. Riêng tiếng Anh và tiếng Việt có bảng chữ cái giống nhau, khác chữ tượng hình như tiếng Hàn, Trung do đó khi học tiếng Anh không mất thời gian học chữ viết.

Nền tảng là như vậy, còn kỹ năng cần học để hoàn thành việc “chiếm lĩnh” “thành thạo” ngôn ngữ của bạn.

Kỹ năng ngôn ngữ bao gồm Nghe – Nói – Đọc – Viết.

Ngôi nhà ngôn ngữ tiếng Anh - IELTS Fighter

Tiếp nhận ngôn ngữ sẽ đi theo trình tự tự nhiên như trên, bạn cần Nghe trước rồi học Nói, học Đọc và học Viết. Nó tương tự như vòng chúng ta học tiếng Việt thôi. Chỉ là khi tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn sẽ học nhanh hơn. Điều đó lý giải tại sao nếu trẻ con được tiếp xúc với tiếng Anh sớm, trước cả tiếng Việt thì nó sẽ thông thạo tiếng Anh hơn đó.

Khi sinh ra, 1 đứa trẻ sẽ dành 1-3 năm đầu đời để nạp ngôn ngữ thông qua kỹ năng nghe. Não trẻ sẽ nghe bố mẹ, ông bà nói và thu nạp đầu vào (input)

Khi lượng đầu vào đạt đến mức độ, trẻ có thể bắt đầu nói những từ đơn giản, tiếp đó là các câu, dần dần là các đoạn.Khi trẻ đã biết nghe nói thành thạo, trẻ vẫn chưa biết đọc và viết.

Đến năm 6 tuổi, trẻ bắt đầu được học đọc và viết, hoàn thiện bộ 4 kỹ năng. Lưu ý rằng, kể cả trẻ không được học đọc, viết, chúng vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ để nghe, nói một cách bình thường.

Và trong 4 kỹ năng này sẽ có nhóm học thụ động và chủ động.

Kỹ năng chủ động: bao gồm kỹ năng Nói và Viết. Khi đó con người phải tự tạo ra ngôn ngữ của mình.

Kỹ năng thụ động: bao gồm kỹ năng Nghe và Đọc. Khi đó con người tiếp nhận và xử lý các thông tin từ bên ngoài.

Đối với người học, kỹ năng thụ động chính là đầu vào (Input), kỹ năng chủ động là đầu ra (Output). Thông thường HV Việt Nam sẽ cảm thấy kỹ năng chủ động khó hơn kỹ năng thụ động.

III. BẮT ĐẦU XÂY NGÔI NHÀ NGÔN NGỮ CỦA BẠN

Ngôi nhà ngôn ngữ theo triết lý EAL được cấu tạo từ 3 điểm trên:

Nền móng Knowlegde: Bao gồm Phát âm – Ngữ pháp – Từ vựng. Với tiếng Anh có chữ viết tương tự tiếng Việt nên không quan trọng chữ viết nữa nhưng nếu bạn học ngôn ngữ khác thì hãy chú ý nền tảng chữ Viết như tiếng Hàn, tiếng Trung chẳng hạn.

Trụ tường Skill: 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Với 4 kỹ năng này, bạn càng luyện thành thạo sẽ càng chắc chắn cho ngôi nhà của mình.

Mái nhà Target – mục tiêu của bạn: Hãy xác định mục tiêu bạn hướng đến là bao nhiêu thì tương đương độ dài trụ tường – các kỹ năng cần mạnh bấy nhiêu. Với các bạn đặt mục tiêu càng cao, ngôi nhà của bạn càng lớn đòi hỏi đầu tư và luyện tập thời gian dài hơn. Nhưng thành quả mang lại thì bạn biết rồi. Chỉ cần so sánh ngôi nhà 1 tầng với 2, 3, thậm chí là 5,6, 7 tầng là bạn thấy sự khác biệt thôi.

Ngôi nhà ngôn ngữ giúp bạn xác định rõ những gì bạn phải làm và bắt đầu từ đâu khi học tiếng Anh nói chung và IELTS nói riêng.
Nhưng, ngôi nhà ngôn ngữ cần mục tiêu vì thế bạn phải xác định bạn chọn gì, chứ không chỉ nói chung chung học tiếng Anh?

Có hai lựa chọn là học giao tiếp hay học chứng chỉ.

1. Giao tiếp

Giao tiếp thông thường là cách chúng ta nghe và trả lời lại nghĩa là Nghe – Nói.

Vậy học giao tiếp thì Đọc – Viết không cần thiết? Chắc chắn là không rồi. Khi học một ngôn ngữ mới, bạn cần cần ngữ pháp, từ vựng chứ không chỉ là phát âm. Vì thế, phải học Đọc – Viết nữa, chỉ là đây không phải kỹ năng trụ cột trong giao tiếp.

2. Chứng chỉ

Tính theo hai chứng chỉ phổ biến nhất hiện nay là TOEIC và IELTS.

Nếu với giao tiếp, Speaking sẽ là kỹ năng trụ cột nhất còn với bạn học TOEIC thì sẽ chú trọng luyện Reading – Listening. Mỗi mục tiêu học khác nhau thì bạn sẽ có hướng lựa chọn phù hợp hơn.

Ngoài TOEIC 2 kỹ năng, bạn có thể chọn 4 kỹ năng – tương tự như học IELTS.

Chỉ là cấu trúc và đề thi sẽ khác nhau mà thôi vì mục tiêu của TOEIC là đánh giá sự thành thạo trong công việc.

IELTS – luôn là 4 kỹ năng, đánh giá đều khả năng sử dụng toàn diện ngôn ngữ tiếng Anh của bạn.

Vì thế đây được xem là thước đo đánh giá khả năng thành thạo tiếng Anh tốt nhất, đạt từ 7.0 trở lên tiếng Anh đã trở thành bản năng luôn.

Vậy thì, hãy xác định trước nào. Ở đây mình sẽ chia sẻ theo IELTS bởi IELTS 4 kỹ năng, đáp ứng yêu cầu xây ngôi nhà ngôn ngữ đều hơn cho bạn.

Nếu bạn chưa biết gì hoặc mất gốc hoàn toàn

Nếu chưa học tiếng Anh bao giờ hay học 12 năm cấp 3 thì bây giờ đã mất gốc thì chắc chắn bạn cần xây lại gốc của mình rồi mới tiến tới các kỹ năng cũng như mục tiêu của mình.

Điều đó nghĩa là bạn cần học ngữ pháp, từ vựng và luyện phát âm trước.

Kiến thức nền tảng của ngữ pháp:

- Các thì trong tiếng Anh: 13 thì từ hiện tại, tiếp diễn, tương lai

- Các loại câu như câu bị động, câu điều kiện, câu tường thuật

- Các cấu trúc câu thông dụng và bất biết như Both…and, so that…

Kiến thức nền tảng của từ vựng

- Bạn cần biết các động từ bất quy tắc, động từ thường gặp, thông dụng theo các topic khác nhau. Các topic như Family, Friend, Name..là rất cơ bản. Học từ vựng cơ bản trước sau đó mới học nâng band.

Kiến thức nền tảng của phát âm:

Chắc chắn bạn phải học bảng IPA – để phát âm chuẩn các âm tiết của tiếng Anh, từ đó phát âm chuẩn các từ.

Có nhiều bạn bảo nghe rồi nhại, học theo chứ k cần học phát âm. Đó cũng là một cách nhưng điều đó nghĩa là bạn học theo từng từ và sẽ phải luyện tập riêng. Còn bảng phiên âm chính là kim chỉ nam để học cốt lõi, sau này chỉ cần nhìn từ, phiên âm của nó bạn sẽ tự đọc được mà không cần nghe ai đó đọc (và nghe đọc chưa chắc đã đúng vì có accent khác).

Còn sau khi học phiên âm có nhìn 1 từ đọc được đúng không? Đó sẽ là quá trình vừa học từ vựng, tra từ điển sau đó quen dần chứ không thể học nhanh được nhé.

Và tiếp theo là học theo 4 kỹ năng nhé.

Đối với các bạn đã có nền tảng – đỡ đi bước 1 nhưng bạn vẫn cần củng cố nền tảng đó vững chắc hơn, phục vụ việc học tốt nhất.

Thế thì, bạn đã từng thi thử IELTS bao giờ chưa?

Nếu chưa, hãy thử để biết cấu trúc đề thi như thế nào, yêu cầu về câu hỏi, làm quen trước với đề thi nữa nhé.

Khi có kết quả là lúc bạn đặt target cho bản thân và bắt đầu ôn luyện.

Đạt 3.0 thì nghĩa là bạn đã có một ít gốc nhưng điều đó có nghĩa là bạn vẫn cần củng cố và mở rộng kiến thức của mình chắc chắn hơn. Nền móng luôn phải vững, thì mới phát triển các trụ cột và đạt target được.

Vậy thì lúc này hãy bắt đầu luyện tập ngữ pháp, từ vựng và phát âm. Khi có căn bản sơ sơ rồi thì thời gian xây nền móng sẽ nhanh hơn. Kết hợp với đó thì các bạn bắt đầu luyện Nghe – Đọc.

- Vì sao lại là Nghe – Đọc? Vì Nghe sẽ rèn tai cho bạn để bạn rèn kỹ năng này đồng thời quen với cách phát âm của nhiều từ, từ đó nâng cao kỹ năng Nói đồng thời.

- Đọc sẽ góp phần ghi nhớ nhiều từ vựng, áp dụng vào Viết sau này sẽ rất tốt. Với IELTS thì các từ vựng theo chủ đề có trong Reading sẽ nâng cao cho bạn khi áp dụng viết đó.

- Tập trung vào Nghe – Đọc không có nghĩa bạn bỏ qua Nói – Viết. Giai đoạn đầu đừng quên luyện phát âm, trả lời các câu hỏi ngắn hoặc viết câu, luyện Task 1 trước. Vì Task 2 có độ học thuật và lý luận cao hơn.

- Đến một mức độ vừa ổn định kỹ năng là tầm 5.0, lúc này bạn sẽ bắt đầu luyện đều 4 kỹ năng thì sẽ phát triển độ thành thạo tốt hơn. Tuy nhiên, để đạt band điểm cao thì kỹ năng Nghe – Đọc được xem dễ hơn, học tập chủ động, luyện tập nhiều sẽ nhanh cải thiện hơn so với Nói –Viết cần người sửa, giúp đỡ, luyện tập tránh lỗi sai.

Để tham khảo lộ trình rõ ràng hơn, các bạn cùng click theo video bên dưới mà Ms.Như Quỳnh chia sẻ các giai đoạn học ngôi nhà ngôn ngữ, xây dựng từng bước nhé:

Link bài: Lộ trình tự học IELTS 7.0 cho người mới bắt đầu

Như vậy các bạn đã bắt đầu xây dựng ngôi nhà ngôn ngữ của mình chưa?

Hàng nghìn học viên tại IELTS Fighter cũng đang và sắp đạt đến target, hoàn thành ngôi nhà của mình rồi đó!

Với định hướng lộ trình rõ ràng, các bạn sẽ có được hướng đi đúng. Đừng nản chí, ngôi nhà của bạn đã bắt đầu được hình thành rồi đó!

Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục IELTS!