Vinh danh học viên: ✪ Họ tên: Phan Khải Duy ✪ Overall: 7.5 IELTS ✪ Lis-8.5, Read-7.5, Wri-7.0, Speak-6.5 ✪ Học viên lớp: B211 - Cs. Điện Biên Phủ |
Học là cả 1 quá trình dài đòi hỏi chúng ta phải kiên trì
Chào mọi người, mình là Khải Duy, vừa rồi mình đã thi được 7.5 sau 2 tháng theo học ở IELTS Fighter Điện Biên Phủ với thầy Liêu Quốc Sơn. Hôm nay thật vui khi ở đây để chia sẻ chút kinh nghiệm của bản thân để mọi sĩ tử IELTS thêm động lực nha!
Tuy không hề đi học ở trung tâm nhưng mình nắm nền tảng và tập từ gốc lên theo thời gian, nói sơ 1 tí về quá trình học tiếng Anh của mình: Thực ra trước đây mình chẳng có học ôn ở đâu cả, suốt từ lớp 6, khi mà anh văn bắt đầu đưa vào chương trình học chính khóa, cho đến cuối tháng 5 năm nay. Năm ngoái mình đã thi TOEIC nhưng chỉ đạt 745 và mình muốn thử sức với IELTS và đăng kí học vào tháng 2. Nhưng dịch bùng phát và mãi tới cuối tháng 5 mới được đi học.
Vật bất ly thân của người học tiếng Anh – Từ điển
Bạn nhớ là phải tập tra từ điển để tạo thói quen mày mò tìm hiểu. Nếu không thích dùng cuốn sách dày cộm thì Google translate luôn sẵn sàng phục vụ. Tuy Google dịch không chuẩn xác, nhất là phần câu dài, nhưng chỉ cần tập tra từ vựng cũng được rồi, chủ yếu là nắm ý nghĩa của từ vựng, từ đó tìm hiểu thêm. Chỉ cần có ý muốn thì sẽ chủ động tìm hiểu thay vì ngồi ì một chỗ chờ người khác giải nghĩa giùm mình.
Sau đó nâng lên từ việc dùng từ điển Anh-Việt, chuyển sang dùng Anh-Anh-Việt để hiểu thêm về cách dùng trong trường hợp nào, đọc diễn giải tiếng Anh để dự đoán xem nghĩa tiếng Việt sẽ ra sao; Việc chủ động sẽ khiến kiến thức in sâu hơn là có ai đó mớm cho bạn. Từ nền tảng thói quen đó, bạn sẽ biết mình cần dùng gì tiếp theo. Chẳng hạn dùng Cambridge Dictionary, hoặc search thêm những forum để hiểu thêm về cách dùng, độ thông dụng của từ, Collocations etc.
Đó là bước đầu chuẩn bị, một prelude cho quá trình tiếp theo.
- Nắm ngữ pháp, học từ vựng, kiếm càng nhiều từ càng tốt, thấy từ nào lạ là học ngay, ráng tập thói quen tra từ điển. Ngữ pháp mình học từ chương trình trung học cơ sở, ai cũng dễ dàng tiếp cận, nhưng có nắm được, có nhớ được hay không thì tùy vào tâm huyết mỗi người.
- Tiếp xúc với anh văn bằng nhiều cách trong khả năng, như xem phim ảnh, nghe nhạc, đọc sách báo, tiểu thuyết, youtube v.v. để bù đắp việc bản thân không tiếp xúc với người bản xứ.
- Xem phim thì mình tìm Eng-sub để luyện nghe và học từ vựng, tìm hiểu tại sao dùng từ này, câu nọ. Văn nói sẽ khác như thế nào với văn viết... Tập nói bắt chước theo nhân vật để quen miệng, tập cách phát âm. Mình sẽ liệt kê những nguồn luyện tập ở phía dưới.
- Thích phim nào coi phim đó, không ai ép bạn khoản này cả, nhưng xem xong thì nhớ học từ vựng, tra từ điển, thay vì Xem Xong Xóa. (Pun intended)
- Nếu bạn hứng thú về phim ấy thì sau khi xem, học từ vựng, thì bạn có thể tìm đọc review về phim của nước ngoài, đọc nguồn gốc của phim, vì hiện tại nhiều phim được chuyển thể từ tiểu thuyết hoặc remake, thế là từ 1 nguồn, bạn đã mở ra thêm nhiều hướng đi mới. Thích hướng nào thì tùy bạn chọn, không ai ép buộc và cũng đừng vì thấy quá nhiều mà vội nản. Thêm nữa là xem nhiều, nghe nhiều thì bạn quen dần accent của nhiều giọng.
Dông dài sơ sơ thế chắc cũng được rồi nhỉ. Giờ mình nói tới cách mình học từng kĩ năng.
- Speaking: Nhìn bảng điểm thì rõ ràng rồi, mình yếu nhất phần này do khả năng giao tiếp không tốt và không tiếp xúc với người bản xứ. Mình chỉ có thể bắt chước từ phim, tập phát âm cho đúng. Do đó mình mới quyết định đến trung tâm để tìm người hướng dẫn thêm cho mình. Và shout-out cho thầy Sơn đã tận tình chu đáo hỗ trợ mình kể cả khi hết khóa và cả lúc thầy bệnh liệt giường.
Một số nguồn tự học chẳng hạn như tập hát các bài rap vì chúng nhanh, lẹo lưỡi. Tập chậm và nói nhanh dần bài rap bạn thích để quen miệng. Ví dụ Linkin Park, Broadway’s Hamilton hoặc Eminem. Youtube có đầy nhạc và lyrics, tìm hay không là tùy.
Đừng chú trọng idioms, khỏi học cũng được, chủ yếu là học collocations và từ vựng.
- Listening: nghe nhiều thì quen thôi. Nghe xong học từ vựng. Nghe không hiểu thì xem thêm phụ đề, lắng nghe, xem phụ đề, lặp lại cho đến khi hiểu hết. Nghe hết đề Cambridge cho đến khi hiểu thì quăng.
Thú thực là Cambridge mình chỉ nghe 2 cuốn 13 và 14 vào ngày 20 và sáng 21, trưa 21 mình đi thi luôn. Mình nghe 1 lèo 8 bài và kết quả tầm 35-37 câu, đúng chuẩn 8.5.
Nhưng đó là do mình có quá trình, chứ không phải đùng cái nghe 8 bài liên tiếp xong đi thi liền dù trước đó bỏ bê là được điểm cao nhá.
Một số nguồn như là Youtube channel TED-ed, mang tính học thuật, thú vị, bổ ích. Phim ảnh, podcasts. Nguồn chủ yếu của mình là youtube. Mình xem tùm lum các clip từ nuôi ong, làm gỗ, vẽ vời, science, phân tích phim, v.v. Nhiều nguồn như vậy để chủ đề không bị cụt, vì đi thi bạn sẽ phải nghe 1 đống chủ đề, nhất là part 4 mang tính chuyên ngành. Thêm nữa là bạn sẽ trang bị thêm 1 loạt từ vựng để học cho phần Reading.
Ban đầu tập nghe thì mình nghĩ hoạt hình là dễ tập nhất. Vì phát âm rõ, (không bị lẫn lộn tiếng background như trong các phim live action) từ vựng dễ hiểu; nhất là hoạt hình hướng tới thị hiếu của thiếu nhi; recommend phim của Disney.
Nâng cao hơn thì bạn có thể tìm nhạc kịch để nghe như là Heathers, Les Mis, Hamilton, Sweeney Todd v.v.
Bonus thêm là lúc ngủ bạn mở speaking lên nghe hoặc nghe nhạc tiếng anh và ngủ. Làm vậy để trong tìêm thức bạn vẫn tập nghe. Đó là cách mình nghe nói và thỉnh thoảng mình treo máy mở nhạc rồi đi ngủ, chứ hiệu quả hay không thì mình không biết. Nói thêm cho ai muốn thử nghiệm thôi.
- Reading: Đọc, đọc, đọc và đọc. Bạn thích đọc gì thì đọc cái đó. Tiểu sử, drama của idols hay cái gì cũng được miễn sau khi đọc, bạn hiểu nội dung, học thêm từ vựng là được.
Mình làm cũng không tốt lắm nên không dám nói nhiều phần này. Chủ yếu là làm nhiều và học từ vựng, làm xong rồi thì đọc lại 3 bài đọc mỗi test cho đến khi nắm hết toàn bộ nội dung thì qua test khác.
- Writing: Vận dụng đống từ vựng và ngữ pháp đã học vào bài viết. Tham khảo ý tưởng, collocations, viết bài và gửi cho người khác như giáo viên chấm bài để check lỗi. Vì bản thân người viết không dễ nhận ra lỗi sai của mình (nhà văn còn phải có editor mà) nên việc nhờ thầy cô chấm bài vừa check lỗi chính tả, ngữ pháp, góp ý thêm thì mới tiến bộ, nhưng phải học từ cái sai để sửa, chứ không phải xem xong rồi bỏ xó.
Tất cả bí kíp của mình ở bên trên rồi nhé, giờ mình chia sẻ tí xíu về thầy mình, Thầy Sơn – người đã giúp mình rất nhiều trong suốt hai tháng mình học tại trung tâm. Thầy rất tận tình và hướng dẫn rất chu đáo, giúp mình mở mang tầm mắt và “gain a profound knowledge” (wink wink). Có được kết quả này, phần công lao cũng ở thầy Sơn rất nhiều. Cảm ơn thầy nhiều nhiều!
Đối với những bạn quan tâm ôn thi IELTS, điều quan trọng nhất mình nghĩ là nên thả lỏng tâm lí, đừng quá căng thẳng, tập trung ôn tập, nắm cơ bản từ đó triển khai tiếp thay vì cứ ôm đồm mọi thứ. Adieu, good luck and stay hydrated.
--
Cảm ơn Duy đã tin tưởng và đồng hành cùng IELTS Fighter trên con đường chinh phục IELTS của mình, với điểm số này, tin chắc rằng bạn sẽ thêm tự tin và sớm tìm được cho bản thân một công việc yêu thích nhé!
Còn các bạn ơi, nếu có khó khăn trên con đường học tiếng Anh, đừng ngại inbox cho chúng mình nhé. Chúng mình luôn ở đây đợi các bạn!