Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường đại học hàng đầu cả nước đào tạo về các chuyên ngành như Báo chí, Truyền hình, Truyền thông… Hãy cùng tìm hiểu các thông tin liên quan về Học viện nhé.

Giới thiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có tên tiếng Anh đầy đủ là Academy of Journalism and Communication – AJC. Trường trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập năm 1962.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tọa lạc tại 36 Xuân Thuỷ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội và có tổng diện tích lên tới 57.310 mét vuông. Trường bao gồm các cơ sở vật chất như khu nhà làm việc, nhà học tập, khu tập thể cán bộ, ký túc xá sinh viên và diện tích sân trường

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1

- Tên trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Tên tiếng Anh: Academy of Journalism & Communication (AJC)

- Mã trường: HBT

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Liên kết Quốc Tế

- Loại trường: Công lập

- Địa chỉ: 36 Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội

- SĐT: (84-024) 37.546.963

- Email: [email protected]

- Website: https://ajc.hcma.vn

- Facebook: www.facebook.com/ajc.edu.vn/

Xem thêm danh sách: Các trường Đại học- Học viện ở Hà Nội - Thông tin chi tiết tuyển sinh

Lịch sử hình thành và phát triển

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập ngày 16/1/1962 được hợp nhất từ 3 trường: Nguyễn Ái Quốc phân hiệu II, Tuyên huấn và trường Đại học Nhân dân. 

Năm 1990, trường được công nhận là trường đại học, là một trường Đảng trực thuộc Ban Bí thư Trung ương, đồng thời là trường đại học trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

Năm 1993, trường trực thuộc cơ quan chủ quản là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong suốt hơn 60 năm hoạt động, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã nhiều lần thay đổi tên gọi như:

- Từ năm 1962–1969: Trường Tuyên giáo Trung ương 

- Từ năm  1970 đến năm 1983: Trường Tuyên huấn Trung ương

- Từ năm 1984 đến tháng 2/1990: Trường Tuyên huấn Trung ương I hợp nhất trường Tuyên huấn Trung ương với trường Nguyễn Ái Quốc V

- Từ năm 1990 đến tháng 3/1993: Trường Đại học Tuyên giáo (1990–3/1993)

- Từ tháng 4/1993 đến tháng 6/2005: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (4/1993–6/2005)

Từ tháng 6/2005 đến nay: Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu cả nước, đi đầu trong đào tạo các lĩnh vực Báo chí, Truyền hình, Truyền thông. Các sinh viên của trường đều có trình độ chuyên môn cao, tinh thần học hỏi không ngừng, là nguồn nhân lực vững mạnh của ngành báo chí, truyền thông, truyền hình trong và ngoài nước. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2

Đào tạo và tuyển sinh

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có những hệ đào tạo sau:

- Đại học chính quy

- Sau đại học

- Liên kết quốc tế

Trong đó

- Tuyển sinh đại học: Chương trình chất lượng cao, hệ đào tạo chính quy

- Tuyển sinh sau đại học: Thạc sĩ, Tiến sĩ

- Liên kết đào tạo quốc tế với trường đại học Middlesex (Vương Quốc Anh) - chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ Công chúng và Thương hiệu. 

Chương trình đào tạo đại học cơ bản

Học viện có mô hình đào tạo cơ bản theo mô hình giáo dục chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường có những môn học nền tảng như Đại Cương, chính trị, Giáo dục Quốc phòng được học trước. Tiếp theo đó đến các môn chuyên ngành - tùy theo chuyên ngành của sinh viên. Từ năm học 2014, Học viện chuyển đổi hình thức đào tạo sang mô hình đào tạo tín chỉ. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 3

Tuyển sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đại học chính quy 

1. Xét tuyển học bạ (dự kiến 20% chỉ tiêu)

2. Xét tuyển kết hợp (dự kiến 10% chỉ tiêu)

Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển kết hợp đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, học lực 7.0 trở lên, hạnh kiểm Tốt 5 học kỳ bậc THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12). Thí sinh xét tuyển các chương trình Báo chí điểm TRUNG BÌNH CỘNG 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt tối thiểu 6.5 trở lên.

Học viện cũng quy định mức quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh để xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT, cộng điểm khuyến khích đối với thí sinh xét tuyển học bạ, cụ thể như sau: 

TT

Mức điểm chứng chỉ tiếng Anh

Điểm quy đổi để xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT

Điểm khuyến khích xét theo học bạ (cộng vào điểm tổng)

TOEFL ITP

TOEFL iBT

IELTS

1

485 - 499

35-45

5

7,0

0,1

2

500 - 542

46-59

5.5

8,0

0,2

3

543 - 560

60-78

6

9,0

0,3

4

561 - 589

79-93

6.5

10,0

0,4

5

>= 590

>=94

>=7.0

10,0

0,5

Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL ITP và TOEFL iBT (do tổ chức Educational Testing Service cấp) và chứng chỉ IELTS (do tổ chức British Council hoặc International Testing Development Program cấp) còn hiệu lực đến thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển đại học cần nộp kèm hồ sơ đăng ký xét tuyển. 

Đối với chương trình liên kết quốc tế với đại học Middlesex (Vương Quốc Anh), sinh viên đạt chuẩn tiếng Anh IELTS 6.0 mới đủ điều kiện học chuyên ngành. Những sinh viên chưa đạt mức điểm IELTS 6.0 sẽ được học một năm dự bị để tích lũy tiếng Anh, kỹ năng mềm và phương pháp nghiên cứu.

(Với quy định xét tuyển này, lựa chọn học IELTS để xét tuyển được các bạn học sinh cấp 3 hướng tới nhiều nhất. Bên cạnh Ngoại Thương thì có danh sách các trường xét tuyển với chứng chỉ IELTS , bạn có thể xem thêm)

3. Xét tuyển thẳng theo quy định.

Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Học viện Báo chí và Tuyên truyền: https://ajc.hcma.vn/

Tuyển sinh đại học chính quy, cụ thể:

TT

Ngành học

Mã ngành

Mã chuyên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

1

Báo chí, chuyên ngành Báo in

 

602

D01, D72, D78

2

Báo chí, chuyên ngành Báo phát thanh

 

604

D01, D72, D78

3

Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình

 

605

D01, D72, D78

4

Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử

 

607

D01, D72, D78

5

Báo chí, chuyên ngành Báo truyền hình chất lượng cao

 

608

D01, D72, D78

6

Báo chí, chuyên ngành Báo mạng điện tử chất lượng cao

 

609

D01, D72, D78

7

Báo chí, chuyên ngành Ảnh báo chí

 

603

D01, D72, D78

8

Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình

 

606

D01, D72, D78

94

Truyền thông đại chúng

7320105

 

A16, C15, D01

10

Truyền thông đa phương tiện

7320104

 

A16, C15, D01

11

Triết học

7229001

 

A16, C15, D01

12

Chủ nghĩa xã hội khoa học

7229008

 

A16, C15, D01

13

Kinh tế chính trị

7310102

 

A16, C15, D01

14

Kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế

 

527

A16, C15, D01

15

Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý (chất lượng cao)

 

528

A16, C15, D01

16

Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế và Quản lý

 

529

A16, C15, D01

17

Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa

 

530

A16, C15, D01

18

Chính trị học, chuyên ngành Chính trị phát triển

 

531

A16, C15, D01

19

Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh

 

533

A16, C15, D01

20

Chính trị học, chuyên ngành Văn hóa phát triển

 

535

A16, C15, D01

21

Chính trị học, chuyên ngành Chính sách công

 

536

A16, C15, D01

22

Chính trị học, chuyên ngành Truyền thông chính sách

 

538

A16, C15, D01

23

Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý xã hội

 

532

A16, C15, D01

24

Quản lý nhà nước, chuyên ngành Quản lý hành chính nhà nước

 

537

A16, C15, D01

25

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, chuyên ngành Công tác tổ chức

 

522

A16, C15, D01

26

Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, chuyên ngành Công tác dân vận

 

523

 

27

Xuất bản, chuyên ngành Biên tập xuất bản

 

801

A16, C15, D01

28

Xuất bản, chuyên ngành Xuất bản điện tử

 

802

A16, C15, D01

29

Xã hội học

7310301

 

A16, C15, D01

30

Công tác xã hội

7760101

 

A16, C15, D01

31

Quản lý công

7340403

 

A16, C15, D01

32

Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

7229010

 

C00, C03, C19, D14

33

Truyền thông quốc tế

7320107

 

D01, D72, D78

34

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Thông tin đối ngoại

 

610

D01, D72, D78

35

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế

 

611

D01, D72, D78

36

Quan hệ quốc tế, chuyên ngành Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu (chất lượng cao)

 

614

D01, D72, D78

37

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp

 

615

D01, D72, D78

38

Quan hệ công chúng, chuyên ngành Truyền thông marketing (chất lượng cao)

 

616

D01, D72, D78

39

Quảng cáo

7320110

 

D01, D72, D78

40

Ngôn ngữ Anh

7220201

 

D01, D72, D78

Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2022: 

Dao động điểm chuẩn năm 2022 của trường từ 22,88-37,6. Trong đó ngành quan hệ công chúng điểm chuẩn cao nhất với 37,6 điểm khối D78, R26 (theo thang 40 điểm). Điểm chuẩn thấp nhất là ngành xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, cụ thể là 22,88 điểm khối A16 (theo thang điểm 30).

Bảng điểm chuẩn chi tiết theo ngành:

điểm chuẩn học viện báo chí tuyên truyền

Điểm sàn Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2022

Mức điểm sàn năm 2022 theo phương thức xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với các ngành có tổ hợp môn chính nhân hệ số 2 (tổng điểm 3 môn đã nhân hệ số) là 22,0 điểm.

Các ngành còn lại có điểm sàn là 16,0 điểm.

Mức điểm này bao gồm điểm thì theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực.

- Với phương thức xét tuyển căn cứ kết quả học bạ Trung học phổ thông, thí sinh dự tuyển các chương trình chất lượng cao phải đạt điểm trung bình chung môn tiếng Anh 5 kỳ THPT (không tính kỳ 2 năm lớp 12) từ 7.0 trở lên.

- Với phương thức xét tuyển kết hợp, thí sinh xét tuyển theo phương thức kết hợp vào các chương trình Báo chí:

- Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12) đạt 6,5 trở lên.

- Với diện xét tuyển ưu tiên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền yêu cầu thí sinh đăng ký diện ưu tiên xét tuyển ngành Báo chí phải có điểm trung bình 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ 2 năm lớp 12) đạt 7,0 trở lên.

Các chương trình đào tạo khác

Chương trình Cử nhân quốc tế Quảng cáo, Quan hệ công chúng và Truyền thông là chương trình chính quy giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Chương trình gồm 12 môn học có tính thực hành và tích hợp cao do Đại học Middlesex xây dựng. Toàn bộ quy trình đào tạo từ tuyển sinh, giảng dạy, kiểm tra đánh giá đến tốt nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn chất lượng của Đại học Middlesex. Giảng viên trong chương trình gồm giảng viên Việt Nam, các chuyên gia trong nước và quốc tế có trình độ cao.

Chương trình Cử nhân quốc tế được triển khai theo phương thức nhượng quyền giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Đại học Middlesex. Theo đó, Đại học Middlesex xây dựng chương trình, đảm bảo chất lượng và cấp bằng. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tuyển sinh, đảm bảo cơ sở vật chất và tổ chức giảng dạy.

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tiến sĩ

Mỗi năm thì trường sẽ có thông báo riêng về xét tuyển thạc sĩ tiến sĩ. Tuyển sinh Thạc sĩ có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó điều kiện ngoại ngữ với chương trình tiếng Việt thường là có chứng chỉ tương đương năng lực ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo khung năng lực 6. 

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 9

Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học phí AJC đối với sinh viên chính quy năm 2022 như sau:

- Các ngành đào tạo giảng viên lý luận chính trị được miễn học phí.

- Các ngành khác hệ đại trà: 440.559đ/tín chỉ (chương trình toàn khóa 143 tín chỉ).

- Hệ chất lượng cao: 1.321.677 đ/tín chỉ (tạm tính, chưa bao gồm 13 tín chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh).

- Lộ trình tăng học phí cho từng năm là tối đa 10%.

Yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh

- Các ngành thuộc khối lý luận: đạt trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B1 (tương đương 4.5 IELTS trở lên) theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu.

- Các ngành thuộc khối nghiệp vụ: đạt trình độ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 (tương đương 5.0 -5.5) theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu.

- Các chương trình đào tạo chất lượng cao: sinh viên yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương cấp độ B2 do các Trung tâm khảo thí quốc tế cấp.

- Ngành Ngôn ngữ Anh: sinh viên yêu cầu có trình độ tiếng Anh tương đương cấp độ C1 (6.0 - 6.5) theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu. 

Hiện tại, đa số sinh viên trường chọn học IELTS với mục tiêu đạt chuẩn đầu ra cũng như chuẩn bị cho các công việc tương lai. Với lộ trình cơ bản dành cho sinh viên, IELTS Fighter đồng hành cùng sinh viên Báo Chí sở hữu IELTS điểm tốt với khóa học trọn gói, các bạn có thể xem thêm tại: https://ielts-fighter.com/ielts-master.html 

Thông tin khác

Học Bổng

Yêu cầu về thành tích học tập: Sinh viên phải có điểm học tập trên 7.0 (từ mức xếp loại học lực khá trở lên), không học lại hay học cải thiện môn nào, không vi phạm quy chế thi. Điều kiện xét học bổng không quá khó nhưng cũng không kém phần cạnh tranh bởi các bạn sinh viên đạt học bổng phải đạt top 10% của lớp hành chính theo thứ tự lấy điểm từ cao xuống thấp.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền 10

Các học bổng khuyến khích học tập theo từng kỳ cho sinh viên.

Đối với sinh viên các lớp hệ đại học chính quy tập trung:

  • Mức học bổng loại Khá: 810.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Giỏi: 891.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Xuất sắc: 1.053.000 đồng/ tháng

Đối với sinh viên các lớp chất lượng cao:

  • Mức học bổng loại Khá: 1.500.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Giỏi: 1.800.000 đồng/ tháng
  • Mức học bổng loại Xuất sắc: 2.250.000 đồng/ tháng

Những sinh viên tiêu biểu của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Một vài cựu sinh viên tiêu biểu có thể kể đến như: MC, nhà báo Lại Bắc Hải Đăng, MC Đan Lê, MC Diệp Chi, MC Phí Nguyễn Thùy Linh, MC Vũ Phương Thảo, MC Nguyễn Phương Anh..

Ngoài ra rất nhiều cựu sinh viên của trường là những chính trị gia nổi tiếng và còn có nhiều Hoa hậu, Á hậu từng theo học như Hoa hậu Việt Nam 2004 Nguyễn Thị Huyền: cựu sinh viên và hiện đang giảng dạy tại trường.

Trên đây là một số thông tin về Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hơn trên website của trường để nắm rõ hoạt động, đặc biệt là tuyển sinh và học bổng nhé.