Bạn có muốn chiến thắng bài thi Speaking?
Vậy thì trước hết, bạn phải hiểu và sử dụng các tiêu chí chấm điểm của bài thi Speaking đã.
Rất nhiều trang web nói về các tiêu chí chấm thi trong IELTS, nhưng rất ít trong số đó phân tích cụ thể các tiêu chí này.
Hôm nay mình sẽ giúp các bạn "giải mã" các tiêu chí chấm điểm của IELTS (assessment criteria) và cách bạn có thể sử dụng chúng để đạt được điểm số tuyệt đối trong bài thi này.
Mình nghĩ rằng các bạn sẽ khá bị ấn tượng, vì chỉ cần một thông tin nhỏ thôi cũng có thể giúp bạn rất nhiều trong bài thi thật.
I. 4 TIÊU CHÍ CHẤM ĐIỂM IELTS SPEAKING
Việc bạn ghi được bao nhiêu điểm trong bài thi Speaking sẽ phụ thuộc vào các tiêu chí sau:
1. Fluency and coherence (Độ trôi chảy)
- Sự ngập ngừng
- Độ dài câu trả lời
- Hiện tượng lặp từ
- Tự sửa lỗi bản thân
- Các công cụ nối câu
- Ngôn từ phù hợp với hoàn cảnh
2. Grammatical range and accuracy (Ngữ pháp)
- Sự phức tạp về ngữ pháp
- Các quy tắc ngữ pháp thông dụng
3. Lexical resource (Từ vựng)
- Sự phong phú và chính xác về từ vựng
- Sử dụng các cấu trúc collocation
- Khả năng paraphrase
- Sử dụng các câu hoặc cụm từ thành ngữ
4. Pronunciation (Phát âm)
- Sự dễ hiểu
- Nói cụt
- Nhịp điệu
- Ngữ điệu
- Nhấn trọng âm
- Tốc độ nói
- Giọng nói
Tuy nhiên, bạn không cần phải là Stephen King để ghi được điểm số tuyệt đối trong IELTS. Nhưng bạn cần đảm bảo là mình thoả mãn được 4 yêu cầu trên.
Mặc dù các yêu cầu nhìn có vẻ nhiều và phức tạp, chúng khả dễ để áp dụng. Mình sẽ phân tích lần lượt từng tiêu chí trong bài viết này, và mình khuyến khích các bạn ghi chú lại những gì bạn cảm thấy hữu ích và có thể giúp bạn nói tốt hơn.
Bạn sẽ học gì?
- Hiểu được 4 tiêu chí chấm điểm trong IELTS Speaking
- Các gạch đầu dòng nhỏ trong các tiêu chí chấm điểm nà
- Tại sao các tiêu chí này lại quan trọng
- Bạn có thể sử dụng các tiêu chí này để ghi điểm cao như thế nào
- Vậy không chần chừ gì nữa, chúng ta bắt đầu nhé!
II. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC IELTS SPEAKING
1. Fluency and coherence
Điều gì là yếu tố tiên quyết làm nên một người nói ngoại ngữ giỏi?
Đó chắc chắn là sự trôi chảy rồi, đúng không?
Sự trôi chảy có thể được định nghĩa là khả năng nói lâu và dài mà không nghỉ quá thường xuyên, hoặc ầm ừ để tìm cách diễn đạt một từ hoặc câu nào đó quá lâu.
Ví dụ, trong tiếng mẹ đẻ, bạn sẽ không bao giờ dừng 5 giây giữa 2 câu hoặc 2 từ khi nói chuyện.
Vì vậy, bạn nên cải thiến sự trôi chảy đầu tiên khi nói tiếng Anh.
Tuy nhiên, giám khảo chấm thi IELTS sẽ kiểm tra những yếu tố rất cụ thể trong lời nói của bạn để quyết định xem bạn có nói trôi chảy hay không. Những yếu tố này là:
- Sự ngập ngừng
- Độ dài
- Hiện tượng lặp từ
- Tự chữa lỗi bản thân
Bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích từng yếu tố trên nhé!
1.1. Sự ngập ngừng
Người mới bắt đầu nói tiếng Anh thì rất hay ngập ngừng trong lời nói để tìm ra cách diễn đạt hoặc từ thích hợp cho ý mà họ muốn diễn đạt.
Tuy nhiên, thật ra thì sự ngập ngừng này có thể đến từ cảm giác lo lắng hoặc stress.
Nhưng cũng đúng rằng nếu bạn quá thoải mái hay thử giãn thì bạn có lẽ lại không cải thiện được trình độ của mình.
Hãy nhìn vào biểu đồ sau thể hiện mức độ stress "tối ưu" để thể hiện được bài nói tốt nhất.
Theo như đồ thị này, khi bạn lo lắng vừa đủ, bạn đang ở trong mức độ stress Goldilocks.
Cụ thể hơn, lý do chính của việc ngập ngừng là trong suy nghĩ. Thí sinh nghĩ rằng họ phải sử dụng ngữ pháp và từ vựng cao siêu thì mới có thể ghi điểm cao hơn.
Có tin tốt cho bạn đây: điều này là hoàn toàn không đúng. Khi bạn nói chuyện với giám khảo chấm thi, mục tiêu quan trọng nhất của bạn là đưa ra một thông điệp dễ hiểu.
Bạn có cần phải sử dụng ngữ pháp và từ vựng hoàn hảo để làm cho câu trả lời của bạn dễ hiểu không? Chắc chắn là không rồi.
Nhưng điều này có đồng nghĩa với việc chúng ta không cần phải học từ vựng và ngữ pháp không?
Không hề.
Nếu như bạn muốn nhắm tới điểm band cao hơn.
Thực tế, những thí sinh thi được điểm 7 hoặc cao hơn có khả năng nói lưu loát mà ít phải "mất thời gian tìm từ để nói". Thêm vào đó, ngữ pháp và từ vựng của những thí sinh này cũng gần như "ngang bằng" với người nói tiếng Anh bản địa.
Điều này có nghĩa rằng, bạn phải luyện tập các từ hoặc cấu trúc ngữ pháp phù hợp với từng ngữ cảnh, và phải luyện hàng trăm lần để sử dụng chúng thật tự nhiên.
Luyện tập kiểu này sẽ giúp bạn giảm thiểu được sự ngập ngừng và cải thiện sự lưu loát.
Tuy nhiên, ngập ngừng để tìm ý để nói thì cũng OK, vì đôi khi chúng ta cũng làm điều này với ngôn ngữ mẹ đẻ mà!
Thế nhưng bạn sẽ cần tìm một vài cụm từ hoặc câu để lấp "khoảng trống".
Ví dụ, người nói bản địa hay nói những thứ như "Well, let me think..." (Chà chà, để tôi nghĩ xem nào...), hoặc là “That’s an interesting question.” (Đó là một câu hỏi thú vị). Bạn cũng có thể dùng các câu này để lấp vào những khoảng lặng lúc bạn đang tìm ý tưởng.
1.2 Độ dài câu trả lời
Nếu ai đó nó lưu loát một ngôn ngữ, câu trả lời của họ tự nhiên sẽ dài hơn.
Nếu bạn kém tiếng Anh, bạn sẽ không thể nói dài được, vì sẽ rất là khó để nói thêm nếu bạn không thể hình thêm thêm từ hoặc câu cú.
Ví du, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong phần thứ 2 của bài thi, một bài nói tầm trung (điểm 5.0) chỉ kéo dài 39 giây trong khi thí sinh cần nói trong vòng 2 phút.
Có thể bạn nghĩ rằng việc này còn do thói quen bình thường ít nói nữa.
Tuy nhiên, điều này là không đúng.
Thật ra, có bằng chứng rằng những thí sinh ghi điểm cao hơn sẽ nói dài hơn trong bất cứ câu hỏi nào.
Không nghi ngờ gì rằng một câu trả lời dài hơn sẽ chứng tỏ được sự lưu loát với giám khảo. Vậy, câu trả lời dài hơn sẽ trực tiếp liên quan đến điểm IELTS của bạn.
Nhưng, khi bạn nói dài, bạn phải tổ chức các ý nghĩ của mình bằng cách này hay cách khác. Chỉ cần luyện tập một chút cộng với trí tưởng tượng, bạn sẽ thành thạo việc sắp xếp ý tưởng để đưa ra một câu trả lời dài.
Bạn có biết những người nói giỏi không thể không dùng những cấu trúc gì khi họ nói dài không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu về các cấu trúc đó ở đây nhé!( using these speaking structures.
1.3. Sự lặp từ
Theo như một báo cáo của tạp chí Forbes, tổng thống Barrack Obama luyện tập khả năng nói trước đám đông bằng cách sử dụng ba kỹ thuật, và lặp từ là một trong số đó.
Lặp từ rất hữu ích khi bạn muốn nhấn mạnh một ý gì đó trong câu trả lời IELTS SPeaking của bạn.
Tuy nhiên, lặp từ trong bài thi IELTS lại có thể bị tính là một hành vi xấu và thí sinh có thể sẽ mất một nửa điểm band trên thang điểm 9 của bài thi.
Nếu bạn nhìn các tiêu chí "Fluency and Coherence" của điểm band 9, bạn sẽ thấy: "nói lưu loát và hiếm khi lặp từ hay tự chữa lỗi bản thân" (speaks fluently with only rare repetition or self correction.)
Lặp từ xảy ra khi các thí sinh thi IELTS lặp đi lặp lại một từ không cần thiết.
Ví dụ như:
There are different reasons behind increasing air pollution in today`s world. Air pollution is happening for using more and more car. Therefore, to solve the air pollution, we should limit the use of car.
Chú ý sự lặp đi lặp lại của từ “Air Pollution” và “Car” trong câu trả lời trên. Bằng cách sử dụng các từ đồng nghĩa và đại từ, bạn có thể sửa được lỗi này khá dễ dàng. Ví dụ như:
There are different reasons behind increasing air pollution in today`s world. This (pronoun) is happening for using more and more car. Therefore, to solve this problem (synonym), we should limit the use of vehicles (synonyms).
1.4. Tự chữa lỗi
Nếu bạn nhìn vào các tiêu chí của band 9 hoặc 8, bạn sẽ thấy "nói lưu loát và thỉnh thoảng tự chữa lỗi bản thân" (speaks fluently with rare (occasional)..self correction)
Việc mắc lỗi khi nói là rất phổ biến, kể cả người nói bản địa cũng mắc lỗi khi họ nói.
Khi bạn tự nhận ra rằng mình đã mắc lỗi khi nói, đừng bỏ qua nó - dừng lại, tự sửa và tiếp tục nói.
Ví dụ: ‘I have visited…sorry, I mean..I have visited Italy last year and it was wonderful.. ’.
Bạn không mất điểm vì những lỗi mà bạn tự chữa.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh lại đinh ninh rằng tự chữa lỗi của bản thân lại không phải là một điều nên làm.
Tự chữa lỗi cho bản thân một cách chính xác là rất quan trọng trong việc "gỡ lại" một câu trả lời. Điều này sẽ cho giám khảo thấy là bạn hoàn toàn kiểm soát được lời ăn tiếng nói của mình.
Tuy nhiên, tự chữa lỗi sẽ dẫn đến mất điểm nếu thí sinh không biết cách đưa ra phần chữa lỗi.
Giám khảo có thể sẽ coi những lỗi của bạn là nhỏ hoặc do nói líu lưỡi, nhưng nếu bạn muốn tự chữa mà lại chữa không thành công thì sẽ mất nhiều điểm hơn đấy.
Trong trường hợp đó, lời khuyên tốt nhất là bạn cứ nói tiếp và không làm gián đoạn câu trả lời.
Bây giờ chúng ta cùng sang COHESION nhé!
Có thể bạn sẽ không tượng lắm với việc trình độ tiếng Anh chỉ được quyết định bởi sự lưu loát?
Giả sử, giám khảo không thể hiểu bạn nói gì mặc dù bạn nói không ngập ngừng, không tự chữa lỗi và không lặp từ.
Vậy thì lúc này, bạn sẽ cần nhờ đến "cohesion"
Ai cũng biết rằng để nói hay một người nói cần phát triển chủ đề nói một cách liên quan và có logic mà người nghe có thể dễ dàng hiểu và bám theo.
Hãy nhìn vào ví dụ sau của một thí sinh IELTS Speaking.
Thí sinh này ghi được điểm 8 vì cô ấy phát triển chủ đề một cách có liên quan và hợp lý.
Nhưng làm sao mà giám khảo biết cô ấy phát triển topic một cách có liên quan?
Người giám khảo chấm thi đã dựa vào các tiêu chí sau để đánh giá sự liên quan và kết nối của câu trả lời
- Các chi tiết nối câu
- Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh
1.5. Cohesive Features
Bạn có thể xem video bài thi Speaking của Anuradha đến từ Malaysia. Thí sinh này đã ghi được điểm 9 tuyệt đối bằng cách sử dụng các dụng cụ nối câu hợp lý (Ví dụ: if you’re talking about; other than that; I think it’s more; as you can see).
Vậy những dụng cụ nối câu là gì?
Các dụng cụ nối câu có thể được định nghĩa là các từ hoặc cụm từ dùng để tạo mối quan hệ giữa những ý tưởng trong lời nói.
Các dụng cụ này còn được biết đến bằng những cái tên như discourse markers, linkers, connectors, hoặc transition signals.
Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn chắc chắn cũng có discourse markers (từ nối) đấy, chúng là những công cụ tạo ra khoảng cách, nhịp điẹu và sự lưu loát trong việc giao tiếp.
Người nói tiếng Anh bản địa THƯỜNG XUYÊN dùng discourse markers. Chúng cho ta thời gian để suy nghĩ, để lấp đầy khoảng lặng, để thay đổi chủ đề và để kết nối với nhịp điệu chung của đoạn hội thoại.
Trong bài thi IELTS, thí sinh phải đảm bảo là người chấm thi có thể theo kịp lời nói của họ
Để làm được điều này, thí sinh cần đưa vào các gợi ý trong lời nói để ý tưởng của họ có thể được giám khảo phân tích.
Ví dụ, bạn có bắt đầu câu bằng các cụm từ sau:
- First of all (I like to talk about my personal experiences)
- Moreover (there are few incidents recorded in the last few years indicating rapid climate change)
- In my view (rich countries who are mostly responsible for global warming should pay the debt to poorer nations)
- On the other hand (poor countries should make innovation about how to cope with the changing climate)
- I guess that (research should be carried out more extensively to protect total annihilation due to climatic change)
Những cụm từ này được sử dụng để ra dấu hiệu cho các ý tưởng và tạo ra một mạch nói thông suốt.
Nghiên cứu (research of Applied Linguistic) của Đại học California cũng chỉ ra rằng sự thiếu ý nghĩa trong lời nói của người nói không bản địa nằm ở sự thiếu các công cụ nối câu.
Điều này có nghĩa rằng, bạn càng lưu loát bao nhiêu, thì các công cụ nối câu bạn sử dụng càng phức tạp bấy nhiêu.
Bây giờ, nếu bạn muốn học cách sử dụng các công cụ nối câu này, bạn có thể vào trang web sau để tìm hiểu thêm ( go to this link)
Các bạn nên nhớ, bạn cần phải sử dụng các câu dẫn này một cách linh hoạt để ghi được điểm 6 hoặc 7 cho tiêu chí fluency and coherence trong bài thi IELTS Speaking.
Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ một công cụ nối câu lặp đi lặp lại cũng khiến cho bạn bị mất điểm.
Nghe thật thú vị phải không? Hãy xem đoạn phỏng vấn của Justin Bieber sau. Anh ấy sử dụng từ "like" liên tục và lặp lại, khiến cho lời nói của của anh ấy rất "trẻ con"
Nếu bạn đang có thói quen này, giám khảo sẽ rất dễ nhận ra và nó sẽ có tác động xấu tới điểm của bạn.
1.6. Ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh
Chúng ta nói chuyện như thế nào?
Thường thì chúng ta sắp xếp các từ dựa trên các quy tắc ngữ pháp để tạo thành một câu nói.
Tuy nhiên, bạn có nghĩ rằng chiến thuật này luôn có tác dụng nếu bạn nói chuyện với người thật không?
Ví dụ, bạn không thể nào bắt đầu một cuộc hội thoại với người khác bằng các câu sau:
- Bạn có bao nhiêu cô chú? hoặc
- Tóc bạn màu gì đấy?
Mặc dù, chẳng có gì sai với các câu trên cả, ít ra là về mặt ngữ pháp.
Tuy nhiên, vấn đề ở đây là nói tiếng Anh yêu cầu nhiều hơn việc kết nối các từ bằng các quy tắc ngữ pháp.
Thực ra, nó hoàn toàn về việc sử dụng câu đúng với hoàn cảnh.
Nếu điều này là đúng - và tất nhiên là nó đúng - thì công việc của bạn là làm nổi bật các câu từ phù hợp với hoàn cảnh trong những gì bạn nói.
Ví dụ bạn có thể nói:
- Tôi đoán rằng bạn đến từ một gia đình nhiều thành viên? (Thay vì: Bạn có bao nhiêu cô chú...)
- Tóc của bạn hôm nay trông bóng bẩy quá, bạn nhuộm nó à? (Thay vì: Tóc bạn màu gì đấy..)
Nhớ rằng, việc sử dụng các cấu trúc câu hợp lý trong bài thi IELTS không phải dễ làm.
Nếu bạn không nói phù hợp với hoàn cảnh, bạn sẽ đưa ra một câu trả lời không lạc ngữ cảnh và bị mất điểm.
Đây là một nguồn tốt (good source) để bạn có thể học về các cụm từ hoặc cách diễn đạt để dùng trong các hoàn cảnh khác nhau trong bài thi IELTS Speaking.
2. Sự chính xác về từ vựng và ngữ pháp
Bạn có bao giờ nghĩ là:
“Tôi rất lo rằng mình sai ngữ pháp khi tôi nói”
Nếu bạn là người không phải người nói tiếng Anh bản địa, việc bạn mắc lỗi ngữ pháp là rất bình thường.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn yếu ngữ pháp.
Chúng ta thường mắc lỗi ngữ pháp khi nói chuyện. Điều này là bởi vì chúng ta có thể tập trung vào ngữ pháp khi viết nhiều hơn khi nói.
Mặt khác, nhiều người nói tiếng Anh bản địa cũng hay mắc lỗi ngữ pháp khi nói.
Đó là lý do vì sao tiêu chí cho điểm 7 Speaking có ghi "thường nói câu không có lỗi mặc dù vẫn hay mắc lỗi ngữ pháp" (frequently produces error-free sentences, though some grammatical mistakes persist)
Tuy nhiên, nếu bạn muốn ghi điểm band 8 hoặc cao hơn, bạn nên nói những câu thật đúng ngữ pháp và chỉ rất hiếm khi "lỡ lời" mắc lỗi thôi.
Đó là yếu tố chính xác (accuracy) trong tiêu chí chấm điểm này.
Chú ý rằng, tiêu chí này có hai phần - sự chính xác (accuracy) và sự phong phú (range)
Điều này có nghĩa rằng thí sinh sẽ ghi được điểm cao không phải chỉ vì họ không mắc lỗi ngữ pháp. Họ còn cần phải thể hiện sự đa dạng về ngữ pháp nữa.
Điểm trong phần "Range" dựa vào các yếu tố khác nhau, trong đó có:
- Sự phức tạp
- Các quy tắc chung
2.1. Sự phức tạp
Tôi muốn sử dụng tất cả câu đơn trong bài thi IELTS Speaking. Bởi vì tôi nghĩ đó là cách duy nhất để cải thiện sự lưu loát trong tiếng Anh.
Nếu bạn nghĩ giống vậy thì mình nói thật nhé - bạn sai rồi.
Khi tất cả các câu trong bài nói của bạn đều ngắn (câu đơn), bạn sẽ tạo ra một nhịp điệu gãy và câu trả lời này nghe rất không tự nhiên.
Điều này sẽ gây ra sự khó chịu với người giám khảo chấm thi.
Ví dụ
Examiner: Tell me about the place where you are from?
Candidate: I was born in a village. It is very beautiful. The size of this village is small. All people are friendly to each other.
Bạn nghĩ sao? Câu trả lời trên nghe khá gãy đúng không?
Để đạt được điểm 7 hoặc hơn, bạn được yêu cầu nói các câu có cấu trúc khác nhau.
Thực ra, bạn cần phải sử dụng kết hợp các câu đơn và phức mà không tạo ra lỗi ngữ pháp.
Chúng ta có thể phân biệt các loại câu ra như sau:
1/Simple: I was born in a village.
2/Compound: The size of this village is small but it is very beautiful.
3/Complex: I like to live there because all villagers are friendly to each other.
Như bạn thấy đấy. Quy trình này khá đơn giản, bạn chỉ cần :
- Sử dụng từ nối "and/but/or" để kết nối hai câu
- Sử dụng các từ nối phụ như "when/where/though/because/if/since etc" để nối các câu.
Các quy tắc chung
Làm sao bạn có thể thể hiện sự phong phú về ngữ pháp khi nói?
Thật ra mình tin rằng chính các quy tắc cơ bản có thể giúp ích bạn khá nhiều
Những quy tắc cơ bản này bao gồm các khái niệm khá đơn giản như mệnh đề quan hệ, sự đa dạng về thì của động từ, ...
Tất nhiên để sử dụng thành thạo các khái niệm này cũng "khoai" ra phết đấy.
Tuy nhiên, mình sẽ hướng dẫn các bạn làm điều này một cách đơn giản
2.2. Relative clauses (Mệnh đề quan hệ)
Những thí sinh thi IELTS điểm cao không bao giờ trả lời ngắn, họ luôn nói NỮA! Điều này có nghĩa rằng họ quen với việc mở rộng câu trả lời.
Một cách dễ để làm điều này là nói các câu phức ấn tượng bằng cách sử dụng mệnh đề quan hệ.
Bạn cần phải quen với các mệnh đề quan hệ để thể hiện trình độ sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Ví dụ, hãy nhìn vào câu trả lời có sử dụng mệnh đề quan hệ sau:
I live in Sydney which is the most populous city in Australia. The city is packed with spectacular spot that attracts tourists from all over the world.
Vì vậy, chúng ta sử dụng các đại từ quan hệ như which, that, whom, whose, when, where, hoặc who để làm rõ nghĩa các danh từ mà chúng ta nhắc tới.
Bạn có gặp rắc rối với viẹc sử dụng các đại từ này để tạo câu dài không?
Tiến sĩ Murray và Anna có một bài hướng dẫn tuyệt vời (wonderful guide )giúp bạn giải quyết vấn đề này.
2.3. Sử dụng thì đa dạng
Mệnh đề quan hệ không phải là công cụ duy nhất để thể hiện sự phong phú về ngữ pháp.
Ví dụ, một người nói tiếng Anh kém sẽ chỉ sử dụng thì hiện tại đơn thôi.
Nếu người giám khảo nhận thấy có quá nhiều câu sử dụng thì giống nhau, điểm của bạn sẽ giảm xuống 5.
Vì vậy, hãy sử dụng thì thật đa dạng!
Hãy xem một câu hỏi ví dụ sau. Đây là một câu rất hay được hỏi trong kì thi IELTS.
Question: What is your favorite film?
Answer:
Present Simple: Titanic is my favorite film.
Past Simple: I first saw this movie when I was 13.
Present Perfect: I have seen it in our local cinema hall.
Present Perfect Continuous: Since then, I have been watching Titanic in my home for several times.
Nếu bạn nói như vậy, giám khảo sẽ nhận ra rằng bạn có khả năng sử dụng thì rất linh hoạt và điểm của bạn sẽ cải thiện đáng kể.
3. Từ vựng (Lexical Resource)
Bạn không thể nói chuyện được với từ đơn lẻ, phải không?
Trên thực tế, bạn cần phải sử dụng nhiều từ khác nhau để diễn đạt câu nói của mình.
Vấn đề của bạn là làm thể nào để sử dụng một số ít từ để vẽ được một bức tranh tổng quan.
Đây chính là tiêu chí thứ hai của bài thi IELTS Speaking - Lexical Resource.
Cụ thể hơn, bạn nên hiểu về các yếu tố trong tiêu chí Lexical Resources:
- Sự phong phú và độ chính xác
- Sử dụng collocation
- Khả năng paraphrase
- Sử dụng các câu thành ngữ
3.1. Sự phong phú và độ chính xác
Bạn có biết có hơn 2000 từ hay được dùng (frequently used words) trong tiếng Anh?
Trong các ngữ cảnh học thuật, có khoảng 3000 từ( 3000 words) hay được sử dụng.
Một vài nghiên cứu (research) đã chỉ ra rằng những người nói tiếng Anh thành thạo sử dụng ít các từ phổ biến. Thay vào đó, họ sử dụng nhiều từ học thuật hơn.
Nói như vậy có nghĩa là giám khảo sẽ dựa vào điều này để xác định trình độ của thí sinh trong bài thi Nói.
Điều này cũng có nghĩa là việc sử dụng thành thạo các từ ngữ học thuật thể hiện sự tiến bộ về mặt từ vựng của thí sinh.
Bên cạnh sự đa dạng về từ vựng, sự chính xác khi sử dụng từ cũng là một tiêu chí đánh giá trong bài thi Speaking.
Housen and Kuiken (2009) định nghĩa sự chính xác đơn giản là không có lỗi.
Bất cứ từ nào chọn sai trong lời nói đều có thể dẫn đến sự thiếu chính xác.
Ví dụ:
"I wish I can see them soon"
Ở câu trên, từ wish bị dùng sai, vì đáng lẽ người nói phải dùng từ hope.
Về cơ bản, một lỗi từ vựng có thể do cố ý hoặc không cố ý (lỡ lời).
Dù lý do là gì, bạn càng phạm lỗi này ít càng tốt.
3.2. Sử dụng collocation
Các bạn có hiểu các từ sau không?
- sounds humor
- sense exciting
Chắc là không rồi.
Thay vào đó, chắc bạn sẽ hiểu các từ sau:
- sense of humor
- sounds exciting
Bởi vì từ sense đi với humor, và từ sound đi với exciting.
Những cấu trúc này được gọi là collocations.
Những người nói bản địa sử dụng những collocations để lời nói được trôi chảy hơn.
Các collocations là sự kết hợp các từ thường đi với nhau.
Bạn đang muốn sử dụng collocation trong bài thi IELTS?
Tiêu chí chấm điểm bài thi IELTS nói là:
Yếu tố “with some inappropriate choices” có nghĩa là thí sinh sẽ có những lỗi nhỏ trong việc tạo ra các cấu trúc collocations.
Điều này có nghĩa rằng sử dụng collocation hợp lý sẽ giúp cho bạn đạt điểm cao hơn.
Vậy bạn có thể học các cấu trúc này ở đâu?
Bạn có thể vào trang web này (http://www.ieltsspeaking.co.uk/ielts-vocabulary) để học rất nhiều các cấu trúc collocations hữu ích cho IELTS Speaking.
3.4. Khả năng paraphrase
Bạn có ức chế khi bạn không nhớ một từ để giải thích một tình huống, khi bạn đang nói chuyện với giám khảo không?
Một cách rất hữu dụng để giải quyết tình huống này là dựa vào kỹ thuật paraphrase.
Paraphrase có nghĩa là diễn đạt lại thông tin bằng các từ khác khi người người nói quên mất từ mình định dùng (hoặc không biết dùng từ nào)
Đừng sợ khi bạn không biết hoặc quên từ vì vấn đề này là "cơm bữa" trong bài thi IELTS Speaking.
Bạn không thể "lầm bầm" trong tình huống này được vì như thế bạn sẽ mất điểm. Hãy sử dụng paraphrase ở đây, và bạn có thể nâng điểm mình lên 7 hoặc thậm chí là 8.
Bạn có thể làm theo quy tắc Forget-Explain để parapharse cho hiệu quả.
1. Đầu tiên, hãy cho giám khảo biết là bạn quên mất từ này bằng cách nói các câu sau:
- Actually, can't seem to remember the word
- Let me try putting it into plain words hoặc Let me try explaining what I mean here
2. Thứ hai, sử dụng các câu sau để giải thích từ của bạn:
- Well what it is
- It is a kind of
- In some ways it's similar to
- It's actually something like a
Hãy thử sử dụng paraphrase để trả lời câu hỏi sau nhé:
Question: How can we reduce the traffic congestion in our cities?
Answer: I think, traffic congestion can be reduced by using public transport instead of private cars. — An additional problem with cars is that they produce a lot of….. err... I can't remember the word, but let me to explain what I mean here. It `s a kind of gas that the cars exhaust (carbon monoxide). One of the most unique features of this gas is that is responsible for air pollution.
Trong ví dụ trên, điểm từ vựng của thí sinh đã được cải thiện đáng kể bằng cách paraphrase lại một từ mà anh ấy quên bằng cách đưa ra một ví dụ dễ hiểu.
Ví dụ này sẽ rất hữu ích nếu bạn gặp phải một tình huống tương tự. Sử dụng kỹ thuật này sẽ tác động rất lớn tới điểm từ vựng của bạn. Đôi khi quên mất (hoặc giả vờ quên:P) một từ lại tốt hơn là nhớ được nó đấy!
3.4. Sử dụng thành ngữ
Nếu khi thi IELTS Speaking bạn lại nói ngôn ngữ nói hàng ngày thì sao nhỉ?
Bạn sẽ mất điểm
Tại sao?
Tại vì bạn đang thi một kì thi học thuật.
Đó là lý do bạn nên nói một cách học thuật.
Thế nhưng, làm thế nào để bạn nói một cách học thuật?
Sử dụng thành ngữ là một cách để bạn làm việc này.
Kết hợp các thành ngữ được coi là một phần quan trọng của IELTS vì chúng thường xuyên xuất hiện trong các ngữ cảnh học thuật. Những kỹ năng này thể thiện khả năng ngôn ngữ của thí sinh.
Vì vậy, nếu bạn muốn ghi điểm 7 hoặc cao hơn, bạn nên thêm vào một vài thành ngữ trong câu trả lời của mình
Thành ngữ là một công cụ rất phổ biến trong tiếng Tiếng Anh. Nó thể hiện người nói có một sự hiểu biết các thành ngữ ở một mức độ nào đó.
Ví dụ:
Questions: What flowers do you like?
Answer: Well, My favorite flower is Rose. I guess that`s because I`m really into bright and bold colors like red. I also like Cynthia that blooms with blue reminds me the peaceful ocean.
Câu trả lời này sử dụng cấu trúc "I'm really into". Cấu trúc này có nghĩa là "Tôi rất thích..." (I really like), và nó sẽ làm giám khảo có ấn tượng rằng bạn là một người sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Những nghiên cứu về ngôn ngữ cũng chỉ ra sự xuất hiện của các diễn đạt thành ngữ trong tiếng Anh học thuật.
Erman and Warren (2000) đã tính ra trong nghiên cứu của họ rằng 32.3% những cách diễn đạt thành ngữ xuất hiện trong tiếng Anh học thuật.
Nói tóm lại, rõ ràng rằng việc sử dụng diễn đạt thành ngữ sẽ đóng vai trò khá lớn trong việc đạt được điểm band cao trong IELTS.
Bạn có thể vào trang web này ( this source) để học thêm các cách diễn đạt rất hữu ích này để cải thiện điểm band Speaking của bạn.
4. Phát âm
Sử dụng vốn từ vựng giàu có và ngữ pháp phong phú là cực kì thiết yếu trong kì thi Speaking.
Song song với việc đó, khả năng phát âm chuẩn là tiêu chí cuối cùng của một người nói thành thạo.
Mỗi người nói tiếng Anh đều có một giọng, có thể là giọng Mỹ, Canada, Nam Phi, Anh, Úc hay New Zealand.
Nhưng, bạn không nên nhầm lẫn giữa phát âm và giọng.
Phát âm là việc tạo ra âm thanh dễ nghe và người bản ngữ có thể hiểu được dễ dàng.
Đó là lý do tại sao, khi xuất hiện trong bài thi IELTS, thay vì lo về giọng, bạn nên tập trung vào nói rõ ràng và giảm thiểu các lỗi phát âm quá lộ liễu.
Người chấm thi IELTS có một vài tiêu chí để đánh giá phát âm của bạn, ví dụ như: Intelligibility
- Sự dễ hiểu
- Ngắt nghỉ
- Nhịp điệu
- Ngữ điệu
- Nhấn trọng âm
- Tốc độ nói
- Giọng nói
Đây là những yếu tố mà bạn cần cải thiện để phát âm của mình được tốt hơn. Sau đây, mình sẽ nghiên cứu từng yếu tố này để giúp bạn hiểu hơn về chúng.
4.1. Sự dễ hiểu
Sự dễ hiểu có nghĩa là người khác biết bạn đang nói tiếng Anh.
Ví dụ, bạn có thể nói “Give me some water” theo kiểu “Gimme some wa.ar”. Câu này khá khó nghe vì nó phát âm hơi sai.
Phần lớn người thi IELTS không có giọng bản địa. Vì vậy, giọng của bạn không nên ảnh hưởng tới cách mà bạn trình bày cho người nghe.
Trên thực tế, bạn nên có một giọng "dễ nghe" - người nghe có thể hiểu được bạn một cách dễ dàng.
Thế nhưng, bạn có nên lo về giọng địa phương của mình không?
Hoàn toàn không
Bởi vì, một giọng nước ngoài nặng không có nghĩa là nó sẽ cải thiện sự dễ hiểu của lời nói của bạn.
Đã có bằng chứng cho thấy tiếng Anh Ấn Độ ở Bắc Mỹ nghe còn dễ hiểu hơn là tiếng Anh trên BBC hoặc các loại tiếng Anh Anh khác. Hơn 80% người dân Anh rất chất vật khi phát âm những từ phổ thông.
Đó là lý do tại sao sự dễ hiểu không nhất thiết sẽ cải thiện nếu bạn có giọng Mỹ hoặc Anh. Vì lý do này, có một vài việc mà bạn có thể làm để cải thiện phát âm:
a.Sử dụng một từ điển online tốt và tìm từ bạn muốn phát âm.
Từ điển này sẽ cho bạn phiên âm ngữ học của từng chữ cái trong từ đó.
b. Xác định các âm ngữ học trong từ điển
c. Sử dụng bảng âm ngữ học và click vào bất kì kí tự nào để nghe xem chúng được phát âm thế nào
Bạn có thể download bảng âm ngữ học ở đây (here)
d. Cố gắng phát âm từ và so sánh với cách từ điển phát âm.
4.2. Ngắt nghỉ
ChunkinghelpstheIELTSexaminertofollowandundertandyourspeecheasily.
Mình vừa nói gì nhỉ?
Mình vừa nói là:
Chunking helps/the IELTS examiner/to follow/and/understand/your speech/easily.
Bạn hiểu ý mình không? Ngắt nghỉ là trình bày câu của bạn từng phần một (từng từ hoặc cụm từ) để làm nó dễ hiểu.
Bạn nên biết rằng giám khảo sẽ nghe kĩ năng ngắt nghỉ của bạn thế nào. Nếu ngắt nghỉ không tốt, bạn sẽ làm giám khảo khó nghe và điểm của bạn sẽ giảm xuống. Vậy nên, ngắt nghỉ là một kỹ năng quan trọng mà bạn cần luyện tập trước khi thi.
4.3. Nhịp điệu
Giả sử bạn rất thích nói: thích đọc thơ, cầu nguyện, hát hò và tán dóc với bạn bè.
Nhưng khi nói bạn có nhấn các từ giống nhau không?
Hay là BẠN thích NÓI với NHỊP ĐIỆU!
Hãy cùng nghiên cứu bài thơ vè trong tiếng Anh sau:
EEny MEEny MIny MO
CATCH a TIger BY the TOE
Ở đây những chữ viết hoa là chỗ bạn sẽ nói to hơn để tạo giai điệu.
Giai điệu là một phần tự nhiên của mọi ngôn ngữ. Tất cả mọi người đều nói với một giai điệu rõ ràng.
Điều quan trọng là bạn thành thạo giai điệu của tiếng Anh. Nếu không, bạn nói sẽ rất khó hiểu.
Bạn có thắc mắc làm thế nào để thành thạo giai điệu trong tiếng Anh không?
Việc hình thành một giai điệu tiếng Anh tốt là khá khó.
Hãy nhớ rằng, những người ghi điểm cao trong kì thi IELTS Speaking sẽ tránh nhấn mạnh tất cả các từ trong câu.
Những người điểm kém lại làm điều ngược lại.
Đơn giản là bạn chỉ cần tập trung vào nội dung khi bạn nói. Những từ nhấn mạnh nội dung là từ quan trọng trong câu, giúp diễn đạt ý hoặc đưa ra thông tin. Chúng thường là danh từ, động từ, tính từ, trạng từ và đại từ.
Cụ thể hơn, nếu bạn cắt đi các mạo từ, giới từ, từ nối và trợ động từ - bạn sẽ tìm ra các từ nội dung.
Hãy xem các ví dụ sau:
- I have nevergone to Britain.
- Motorcarscan injure the pedestrian
- Intonation
Ngữ điệu đồng nghĩa với sự thay đổi cao độ - làm cho giọng nói lên xuống - để diễn đạt các ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ, hãy chú ý đến sự khác nhau về nghĩa trong các câu sau (mặc dù là hai câu giống y hệt nhau:
- The train left already. (có nghĩa là: đoàn tàu đã rời khỏi ga)
- The train LEFT ALREADY? (ở đây người nói đang kiểm chứng lại xem đoàn tàu đã đi hay chưa.)
Bạn có thể không hiểu hết được tầm quan trọng của ngữ điệu trong việc sử dụng tiếng Anh.
Hãy thử nghe các chương trình trên BBC Radio hoặc the Voice of America xem bạn có nhận thấy sự thay đổi cao độ trong các tình huống khác nhau không.
Điều này sẽ giúp bạn làm quen với cao độ trong tiếng Anh.
Đồng thời, bạn cũng có thể vào đây (find here) để xem 16 cách thể hiện cảm xúc khác nhau bằng cách thay đổi ngữ điệu trong tiếng Anh.
4.4. Nhấn trọng âm
Người nói tiếng Anh sử dụng trọng âm để nhấn một âm cụ thể nào đó khi phát âm.
Trong câu sau, những từ in đậm là từ được nhấn mạnh hơn. (phát âm mạnh và lâu hơn(
- When are you coming to dinner?
- I have never liked him.
Điều này tạo ra nhịp điệu cho ngôn ngữ.
Những người nói tiếng Anh "khủng" bao giờ cũng dùng những từ trọng âm để giao tiếp một cách chính xác những gì họ nghĩ, kể cả nếu người nghe không cần họ phải nói to cũng nghe được.
Ví dụ, nếu bạn phát âm từ Photograph và Photographer rất nhanh.
Nhưng, tuy giám khảo chỉ nghe thấy phần đầu là photo, họ vẫn hiểu bạn đang nói từ gì vì cách nhấn hai từ này khác nhau:
- PHOto(graph)
- phoTO(grapher).
Ngược lại, tiếng mẹ đẻ của thí sinh lại có cách nhấn khác tiếng Anh.
Ví dụ, người Nhật và Pháp phát âm các âm bằng nhau.
Tuy nhiên, trong các ngôn ngữ được dùng ở Ấn Độ, trọng âm lại thường vào các phụ âm. Một vài người có thể phát âm từ difficult là di-FF-i-cult (nhấn mạnh âm F)
Người Trung Quốc lại hay phát âm bằng mũi - một thói quen không thấy trong tiếng Anh.
Vì vậy, khi học sinh sử dụng cách nhấn trọng âm của tiếng mẹ đẻ khi nói tiếng Anh, nó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó hiểu và vì vậy họ bị mất điểm.
4.5. Tốc độ nói
Có thể bạn nghĩ, càng nói tiếng Anh nhanh thì càng lưu loát.
Điều này là hoàn toàn không đúng.
Trên thực tế, khi bạn nói chậm thì bạn sẽ nói rõ.
Nhưng, chậm thế nào thì vừa đủ?
Six minutes đã tính rằng tốc độ nói bình thường của những phát ngôn viên nổi tiếng là 163 từ một phút.
Một nghiên cứu về ngôn ngữ ứng dụng (applied linguistics) cũng đưa ra kết quả tương tự cho một người nói tiếng Anh lưu loát.
Cả hai nghiên cứu này chỉ ra giới hạn số từ trên một phút để một người nói tiếng Anh được cho là lưu loát.
Vậy làm sao để bạn giới hạn những từ mình nói trong phạm vi này?
Câu trả lời rất đơn giản -cách tốt nhất để giữ tốc độ nói là ngắt nghỉ giữa các ý. Kỹ năng đơn giản này sẽ giúp bạn nói rõ ràng hơn. Vậy nên hãy đảm bảo là bạn dừng sau mỗi dấu ngắt nghỉ.
Điều này là cực kì quan trọng.
Việc phân bố các quãng nghỉ trong một bài nói không gián đoạn sẽ làm cho bạn nghe giống như một người nói trình độ cao.
Ví dụ, dừng sau các dấu gạch chéo, chấm và phẩy khi nói các câu sau. Bạn sẽ thấy sự khác biệt:
- Climate change is a true phenomenon / in most parts of the world. However, we have to adapt with it/ to sustain in the long run.
- I didn’t mean that/ we can reverse the process of climate change, but rather, we can make a positive move/ to live with it.
4.6. Giọng nói
Bạn có thể có giọng Anh, Úc hoặc Mỹ nhưng nó có thể sẽ không giúp bạn trong bài thi.
Giám khảo sẽ hoàn toàn OK miễn là giọng bạn nghe dễ hiểu.
Nhưng, họ sẽ cảm thấy khó hiểu nếu bạn phát âm sai một số từ.
Vậy nên, tất cả những gì bạn cần tập trung là phát âm dễ hiểu.
Ví dụ, hãy xem nghĩa của các từ sau thay đổi thế nào nếu bạn thay đổi phụ âm cuối của chúng.
Good vs Goat
Sing vs. Sink
Seat vs. Seed
Ý tôi là, nếu bạn phát âm "t" thay vì "d", nghĩa của từ sẽ hoàn toàn thay đổi.
Học sinh IELTS thường bỏ âm số nhiều 's' và bị động 'ed' ở cuối từ và điều này ảnh hưởng tới giọng nói của họ.
Trên thực tế, giọng bản địa của bạn sẽ có những giai điệu ngữ âm ảnh hưởng tới cách bạn phát âm một số âm trong tiếng Anh.
Tuy nhiên, cũng đúng là chúng ta có các "thiết bị" ngôn ngữ giống nhau: (lưỡi, răng, môi và hàm) và vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phát âm giống như người bản ngữ.
Nếu bạn muốn cải thiện giọng nói, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Nghe một bài thuyết trình trong TED TALK.
- Chú ý tới cách người diễn thuyết sử dụng môi, lưỡi, răng và hàm.
- Nói to trước gương
- Sử dụng lưỡi, răng, môi và hàm y hệt như người diễn thuyết để phát âm
Kết luận
Bạn phải chú ý các tiêu chí được mô tả trong bài viết được chính thức IELTS yêu cầu.
Vào cuối ngày thi, các giám khảo sẽ dự vào các tiêu chí đó của bài thi đó để đánh giá bạn.
4 tiêu chí trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả bài thi IELTS Speaking của bạn. Bạn nên tìm hiểu 4 tiêu chí trên để chuẩn bị sẵn sàng và chinh phục điểm cao của phần thi này.
Mẹo nhỏ là, chỉ cần bạn sử dụng 4 yếu tố này một cách nhất quán thì bạn có thể cải thiện đáng kể điểm thi của IELTS Speaking cũng như kĩ năng giao tiếp tiếng Anh hằng ngày trong cuộc sống của bạn. Đồng ý rằng nó khá khó, nhưng nếu bạn nỗ lực thì sẽ thu được kết quả đáng kinh ngạc đấy.
Now, bây giờ có câu hỏi gì thì hãy đừng ngần ngại comment ngày phía dưới nhé.
Để cùng học tốt hơn, bạn có thể đăng ký học cùng IELTS Fighter nha!
Nguồn: http://www.ieltsg.com