Một hoạt động luyện nghe đem lại hiệu quả mà những bạn level cao hay áp dụng là Intensive Listening - Nghe chuyên sâu. Cùng tìm hiểu thêm về kỹ thuật này để thử áp dụng nhé.
Khái niệm Intensive Listening
Hiểu một cách đơn giản, đây là hoạt động luyện nghe CHUYÊN SÂU, đòi hỏi người nghe phải nắm bắt được gần như đầy đủ mọi thông tin trong một đoạn ghi âm ngắn, thường chỉ kéo dài khoảng 5 phút.
Trong thực tế bài thi, Intensive Listening chính là những đoạn nghe thường gặp trong IELTS Listening Part 2 và Part 3.
Do dạng bài này đòi hỏi mức độ tập trung rất cao, và cũng như định nghĩa của Intensive Listening như trên, trong IELTS Listening Part 2 và Part 3, mỗi Part gồm 10 câu hỏi nhưng nhất định phải được chia thành 2 lần nghe, mỗi lần từ 4 – 6 câu.
Mục đích
Đây là hoạt động nghe – hiểu ở mức độ rất cao, yêu cầu thí sinh phải nắm được các thông tin cả khái quát lẫn chi tiết, phân biệt được các thông tin đúng và sai, và thậm chí là tránh các đáp án lừa mà đề bài đưa ra.
Ngoài ra, rèn luyện Intensive Listening còn giúp người học tăng khả năng tư duy logic và tốc độ xử lý thông tin.
Xem thêm về Extensive Listening - Luyện Nghe rộng, nghe dài
Cách luyện tập Intensive Listening
Xử lý đề bài trước khi nghe
Nhiều người cho rằng đây là bước quan trọng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của Listening Part 2 và Part 3. Do bản chất nghe – hiểu chuyên sâu của Intensive Listening, đề bài đưa ra và bắt buộc thí sinh phải đọc hiểu và phân tích rất nhiều dữ liệu trong các câu hỏi và đáp án, từ đó phát hiện ra những hướng paraphrase trong đoạn file nghe. Đó là còn chưa kể đến một số khái niệm trừu tượng hay từ vựng chuyên ngành có thể xuất hiện trong đề bài.
Chúng ta hãy cùng phân tích đề bài sau:
Thí sinh có khoảng 30 giây để ĐỌC HIỂU các nội dung câu hỏi và các đáp án dưới đây trước khi nghe. Nếu thí sinh không làm được thao tác ĐỌC HIỂU này, cơ hội để NGHE HIỂU và chọn đáp án đúng gần như bằng không.
Câu 21: Theo lời của nhân vật Luke, do vậy ta cần tập trung nhiều hơn vào thông tin do giọng nam cung cấp.
Luke read that … => đáp án đúng là một thông tin mà bạn đó đã đọc được (trong sách, báo, trên mạng) chứ không phải thông tin mà bạn ấy vốn đã biết (knew) hoặc nghĩ (thought) từ trước đó
Câu 22: Cả Luke và Susie đều đồng ý => ta cần nghe thông tin từ cả 2 người, tìm ra điểm mà cả 2 bạn đều đồng ý
Câu 23: Susie says => ta cần nghe thông tin chủ yếu từ Susie
Câu 24: Cả Luke và Susie đều gặp khó khan với việc gì, ta cần nghe thông tin từ cả 2 người
Ngoài ra, các từ khóa trong bài như
Cope with, confused, due to chance, controversial, faulty, research methodology, statistical analysis, action plan, self-assessment đều là những từ vựng có khả năng cao sẽ được paraphrase trong bài. Thí sinh cần phải biết trước nghĩa, hiểu ngữ cảnh sử dụng, và biết cả 1 số cách paraphrase của các từ vựng này
Note Taking khi nghe
Trong quá trình nghe, thí sinh cần duy trì mức độ tập trung rất cao vào các câu hỏi và từ khóa trong đề bài và ghi chép các từ vựng/ cụm từ paraphrase của các từ khóa đó mà thí sinh nghe được.
Ví dụ:
Câu 21: “Luke read that” là 1 từ khóa quan trọng trong câu hỏi. Các cụm từ/ từ khóa paraphrase của nó trong bài nghe là “I’ve just read an article … what it said was that …”
Một số từ khóa tiếp theo mà thi sinh có thể nghe dc là “if … remembered everything => mixed up … what happened”. Ở đây, ta thấy “mixed up” chính là paraphrased “confused”, còn “if” và “otherwise” đều là những từ nối đặc trưng của câu điều kiện. 2 câu văn trong bài nghe và trong câu hỏi có thể được diễn giải đầy đủ như sau:
Trong file nghe: “Nếu chúng ta nhớ “remembered” hết mọi thứ, chúng ta sẽ bị rối loạn “mixed up” về chuyện gì thực sự đã xảy ra “what actually happened” và chuyện gì chỉ là mơ “what we dreamed””
Trong đề bài và đáp án B: “Một lí do “One reason” chúng ta quên “forget” các giấc mơ là NẾU KHÔNG QUÊN “otherwise”, ta sẽ bị rối loạn “confused” không biết chuyện gì là thật “what is real”.
Như vậy, đáp án B là chính xác. Qua ví dụ này, ta thấy việc paraphrase trong bài IELTS Listening Part 3 là rất phức tạp với sự tham gia của các từ đồng nghĩa (mixed up = confused), từ trái nghĩa (remember >< forget), và cả tư duy logic (if >< otherwise).
Loại trừ đáp án sai
Đi kèm với Note taking để tìm ra các thông tin và các cụm từ paraphrase cho đáp án đúng, thí sinh còn phải đồng thời take notes các thông tin liên quan đến cả các đáp án sai, từ đó hiểu rõ lý do tại sao đáp án đó lại sai và tránh được bẫycủa đề bài
Trong câu ví dụ 21, đáp án A chính là BẪY của đề bài.
Câu văn cuối cùng mà thí sinh nghe được là “… we didn’t have room in our memories for all that stuff” – “Không có đủ không gian/ chỗ để lưu trữ những thông tin đó”.
Đây chính là gợi ý để thí sinh chọn đáp án sai là A “our memories cannot cope with too much information” – “Bộ nhớ không thể xoay xở với quá nhiều thông tin”; quá nhiều – không đủ chỗ cũng là một cách paraphrase rất chính xác và hoàn toàn phù hợp với tư duy.
Nhưng, căn cứ để LOẠI TRỪ đáp án A chính là một key word quan trọng xuất hiện trước đó “I’d always assumed that” – trước giờ tôi vẫn cứ tin rằng … Đây là điều mà trước giờ Luke vẫn cứ nghĩ, vẫn cứ cho là như vậy, không phải là thông tin mà Luke đọc được trong bài báo gần đây “Luke read that”
Như vậy, để có thể nắm bắt được hết các thông tin như trên, chọn đúng đáp án và loại trừ đáp án sai, Intensive Listening – Nghe Hiểu chuyên sâu chính là đòi hỏi của đề thi dành cho thí sinh. Và để rèn luyện khả năng Intensive Listening – Nghe Hiểu chuyên sâu, luyện tập Xử lý đề bài (đọc hiểu) trước khi nghe và Note taking trong khi nghe chính là hai kỹ năng căn bản nhất.
Các bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp nghe chuyên sâu rồi đúng không. Hãy thử áp dụng và lưu ý các điểm trên để luyện hoạt động này hiệu quả nhé.
Luyện Intensive Listening với TED-Ed
Một trong các kênh rèn luyện Intensive Listening tốt nhất chính là Youtube/TED-Ed.
- Thời gian: mỗi video của TED-Ed thường chỉ kéo dài 5-6 phút. Cộng với thời gian nghe đi nghe lại và làm các bài tập nghe hiểu, tổng thời gian có thể lên đến 30p, rất phù hợp cho một bài luyện tập Intensive Listening.
- Nội dung: các video của TED-Ed đều nói về các chủ đề khoa học hoặc học thuật. Thậm chí, đã từng có trường học đề bài IELTS Listening Part 4 trùng khớp đến 80% với 1 video bài học trên TED-Ed
- Phương pháp luyện tập:
Pre-listening: trước khi bắt đầu nghe, người học cần lướt xuống phần Mô tả của video và ấn vào nút “Hiện thêm”. Khi đó, phần Mô tả cùng với một số background knowledge sẽ được hiển thị. Người học cần đọc kỹ những phần nội dung mô tả này để biết trước một số thông tin cũng như nắm rõ vấn đề khoa học mà bài nghe sắp sửa đề cập.
While-listening: người học hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp luyện nghe chuyên sâu như note taking, dictation, shadowing, v,v trong quá trình luyện nghe. Nội dung của các bài listeing trên TED-Ed thường là những chủ đề học thuật, do vật các từ mới, thuật ngữ khoa học hay những từ vựng khó sẽ thường xuyên xuất hiện, đòi hỏi người học phải tập trung cao độ. Nếu cần, có thể sử dụng
English subtitle được tạo sẵn bởi YouTube và kết hợp tra từ điển
Người học thậm chỉ có thể kéo xuống sâu phía dưới phần mô tả của video và nhấn vào đường link sau dòng chữ “View full lesson”. Tại đây, người học có thể làm một số bài luyện tập nghe hiểu như điền từ hoặc multiple choice dựa theo các nội dung của bài nghe. Các hoạt động làm bài tập này có vai trò quyết định trong việc rèn luyện khả năng nghe hiểu chuyên sâu – Intensive Listening.
Post-listening: Sau khi đã nghe xong, người học hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin chuyên sâu hơn về chủ đề này với các nội dung đọc thêm ở mục “Dig deeper”.
Luyện Intensive Listening bằng Dictation
Dictation – nghe và chép chính tả - là một trong những phương pháp luyện nghe tiêu biểu nhất để rèn luyện khả năng nghe hiểu chuyên sâu – Intensive Listening. Hôm nay, thầy sẽ cùng mọi người trải nghiệm hoạt động Dictation với một trang web hoàn toàn miễn phí là https://dailydictation.com/
Giới thiệu về website:
Đây là website chứa rất nhiều các bài tập luyện nghe được thiết kế riêng theo phương pháp Dictation. Tùy thuộc vào trình độ của mình, người dùng có thể tự chọn các bài luyện tập nghe hội thoại đơn giản hoặc những bài nghe mô phỏng theo bài thi IELTS Listening.
Cách luyện tập:
- Bài nghe được chia thành nhiều câu riêng biệt, mỗi câu thường chỉ kéo dài không quá 20 từ, vừa đủ để chép chính tả. Ngoài ra, người dùng có thể nghe lại bao nhiêu lần tùy thích để đảm bảo mình có thể tự ghi chép được đúng nội dung của câu văn.
- Ngoài ra, website còn cung cấp những sự hỗ trợ vô cùng hữu ích như giải thích nghĩa các cụm từ khó, từ mới, và dịch nghĩa cả câu văn. Tất nhiên, AI của công cụ dịch cũng không phải hoàn toàn chính xác những ít ra có cũng hơn không. Ngoài ra, đề bài cũng cho người dùng biết trước một số tên riêng có spelling kỳ lạ trong bài nghe để tiện cho quá trình chép chính tả.
- Nếu muốn rèn luyện chuyên sâu hơn, website này còn cung cấp cả phần pronunciation của từng từ vựng riêng biệt trong câu văn. Việc này có vai trò cực kỳ quan trọng để người học nâng cao khả năng nghe, bởi vì cùng một từ vựng khi được phát âm đơn lẻ (single word) và khi được phát âm trong một câu văn liền mạch (connected speech) sẽ có thể khác nhau. Điều này là do những hiện tượng ngữ âm của người bản xứ như nối âm, nuốt âm, biến âm, và cả ngữ điệu, thậm chí là do cả các yếu tố ngữ pháp như danh từ số ít, số nhiều, thêm âm cuối khi chia động từ, thêm sở hữu cách v.v. Một khi người nghe làm quen được và bắt chước được các yếu tố này, không chỉ khả năng nghe mà cả trình độ phát âm cũng sẽ được nâng cao rõ rệt.
Cuối cùng, rèn luyện listening là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm. Nếu cảm thấy lười, nông nóng đạt kết quả nhanh hay chán nản với việc luyện tập, các bạn hãy nhớ Rome wasn’t built in a day!
Chúc các bạn luyện tập tốt.