Khi đứng trước ngưỡng 5.0, các bạn đã có một khối kiến thức khá là cơ bản và đầy đủ để tiếp tục nâng cao kỹ năng của bản thân. Vậy thì làm sao để nâng band lên 7.0?

Việc nâng band từ 5.0 lên 7.0 sẽ rất khác so với việc nâng band từ 4.0 lên 6.0 mà IELTS Fighter giới thiệu hôm trước. Đó không còn là câu chuyện của việc lựa chọn tài liệu học tập ra sao mà đó là việc các bạn phân chia thời gian thế nào cho hiệu quả và độ tập trung có cao hay không.

Dưới đây, IELTS Fighter chia sẻ kinh nghiệm nâng band cho các bạn tham khảo nhé.

Tham khảo thêm:

  • Cách nâng band từ 4.0-6.0 như thế nào?
  • Lộ trình tự học IELTS online miễn phí từ 0-5.0
  • Lộ trình tự học IELTS online miễn phí từ 5.0-6.5

1. TÀI LIỆU

Nhiều bạn cho rằng tài liệu chính là mấu chốt cho việc quyết định band điểm tăng cao. Mình cho rằng quan điểm này chỉ đúng một nửa.

Tài liệu học IELTS nhiều như sao trên trời vậy, bạn có đảm bảo rằng liệu bạn làm thật nhiều thật nhiều thì band điểm của bạn sẽ tăng cao không? Mình nghĩ là không.

Những tài liệu mình cho rằng không thể không có là những bộ sách như mình đã liệt kê ở rất nhiều lần trước là bộ CAM 13 quyển; bộ IELTS Practice Tests Plus 1, 2, 3; bộ IELTS Strategies cho Listening và Reading, bộ IELTS Recent Actual Tests.

Những bộ tài liệu này đã đủ và thậm chí là “thừa” độ khó cho bạn có thể hoàn toàn chinh phục kỳ thi thật và theo mình thì đây là những bộ sách “đỉnh” nhất khi bạn ôn luyện.

Khoảng thời gian gần kỳ thi, bạn hoàn toàn có thể làm lại từ đầu những quyển sách này, tất nhiên không phải tất cả mà bạn hãy chọn ra những quyển nào là khó với bạn thì hãy làm lại. Ví dụ với bộ Cam, khi muốn làm lại thì các bạn hãy làm từ Cam 6 trở đi.

Mình nghĩ tốt nhất khi luyện đề thì các bạn nên ghi đáp án ra 1 tờ giấy riêng để nếu như muốn làm lại thì các bạn không mất công tẩy xóa.

Khi làm đề, hãy thật tập trung vào câu hỏi và đánh dấu thật kỹ các vùng thông tin bạn tìm thấy để không phải mất công đọc lại cả bài dài để tìm thông tin cho câu trả lời nữa. Nếu ở bất cứ phần bài tập nào bạn thấy mình vẫn còn yếu ví dụ như Headings hoặc Multiple Choice thì hãy luyện riêng quyển IELTS Strategies for Reading sau khi luyện đề để cứng cáp luôn phần mình đang yếu.

Tương tự với Listening cũng vậy.

Link tải sách:

Bộ Cambridge IELTS: TẠI ĐÂY

IELTS Practice Tests Plus 1, 2, 3: TẠI ĐÂY

IELTS Strategies cho Listening và Reading: TẠI ĐÂY

IELTS Recent Actual Tests: TẠI ĐÂY

2. CÁCH SẮP XẾP HỌC CÁC KỸ NĂNG

Đối với những bạn đang ở tầm band 5.0 hoặc 6.0 target lên 7.0, cách sắp xếp thời gian học các kỹ năng chính là yếu tố quyết định. Bạn có thể tham khảo thời gian biểu như sau:

  • Reading và Listening: Hãy đảm bảo bạn làm 02 test Reading và 02 test Listening mỗi ngày.

Bạn hãy chia ra làm 2 buổi khác nhau chứ không nên làm liên tục cả 04 test, như vậy thì bạn vừa mệt mỏi và hiệu quả chắc chắn sẽ không cao, dẫn đến sự hoang mang sau khi bạn so đáp án để biết kết quả.

  •  Writing: Mỗi ngày bạn hãy làm 02 bài task 1 và 01 bài task 2.

Ngoài ra, hãy dành ra ít nhất 2 tiếng 1 ngày chỉ để đọc bài mẫu, ghi từ mới và cấu trúc và ôn lại chúng.

  • Speaking: Hãy luyện nói bất cứ lúc nào có thể.

Cũng như Writing, bạn hãy dành ít nhất 2 tiếng 1 ngày để xem các bài nói mẫu, ghi từ mới và cấu trúc và ôn lại chúng. Khác với Writing, Speaking là kỹ năng mà kể cả khi không ngồi vào bàn thì bạn cũng có thể luyện được, và càng luyện nhiều thì phản xạ của bạn lại càng tốt.

Partner luyện nói là chính mình, bạn hãy tự nói và tự trả lời và đó cũng là cách để giúp bạn hiểu phản xạ của bạn là nhanh hay chậm.

Tuy nhiên, các bạn lưu ý tập trung cho mình vào 2 kỹ năng là READING và LISTENING nếu như các bạn muốn nâng band cho mình. 2 kỹ năng này lên rất nhanh và chỉ cần ôn chuyên sâu và tích cực trong 3 tháng thì chắc chắn band của bạn sẽ lên ít nhất là 0.5.

3. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI LUYỆN CÁC KỸ NĂNG

Khi luyện ở nhà, các bạn cũng hãy tự rèn cho mình một không khí y như trong phòng thi, tức là bấm đúng thời gian, ở trong phòng yên tĩnh và không sử dụng từ điển cũng như điện thoại. Có như vậy thì mới đảm bảo sự khách quan và chính xác khi bạn kiểm tra đáp án xem điểm của mình.

  •  Reading: Hãy đọc qua các câu hỏi của từng bài text, gạch chân keyword đối với dạng câu hỏi Multiple choice hoặc True/ False/ Not given.

Bạn hãy ghi nhớ câu hỏi đầu tiên trong đầu để có một “lối mòn” khi làm bài rằng bạn luôn theo kịp mạch thông tin. 

Khi đọc đến vùng thông tin bạn cho rằng phù hợp để trả lời các câu hỏi, hãy đánh dấu bằng cách của bạn để nếu như làm xong có soát lại thì bạn không phải mất công đọc lại cả đoạn văn dài nữa.

  •  Listening: Hãy thật tập trung khi nghe và trước khi nghe hãy gạch chân key word của những dạng như Multiple choice.

Vì chỉ được nghe duy nhất một lần nên bạn hãy cẩn thận với những câu hỏi điền từ có số ít số nhiều. Có những câu hỏi đánh bẫy với những đáp án gần giống nhau, vậy bạn hãy tỉnh táo để nghe.

Khi nghe thì bạn hãy chú ý vào câu hỏi để xem họ đang nói về cái gì, nếu như nghe được đáp án phù hợp luôn với câu hỏi thì bạn hãy khoanh luôn, tránh tình trạng phân vân vì những đáp án không chính xác sẽ trả lời cho những câu hỏi bên lề.

  •  Speaking: Bạn hãy bấm giờ chính xác để lựa thời gian nói và những ý cần thiết trong bài nói của bạn.

Đầu tiên, bạn hãy luyện để độ trôi chảy được tốt hơn, sau đó là phát âm chính xác và rõ ràng các từ, cuối cùng là lượng từ vựng và cấu trúc dồi dào.

Hãy làm theo trình tự như mình kể trên để có thể đảm bảo hiệu quả cho phần Speaking được tốt nhất nhé.

  • Writing: Bạn hãy cố gắng tích lũy thật nhiều cấu trúc và từ vựng đắt giá, sau đó tự viết theo ý của mình có sử dụng những từ đã học.

Bài viết của bạn không thể đạt hiệu quả tốt nếu như bạn không luyện viết ngày nào.

Chúc các bạn học tập tốt và đạt điểm cao như ý muốn nhé! Nếu còn thắc mắc gì thì hãy cmt ngay bên dưới để được tư vấn nha!