Đi thi lần đầu tiên đã đạt được 8.0 IELTS? Đó là kết quả của bạn Nguyễn Vân Hà, học viên lớp B42 có được sau kỳ thi vừa rồi. Bạn ấy có những chia sẻ thú vị xung quanh hành trình luyện thi và tự học IELTS của mình cùng IELTS Fighter ngay dưới đây.
Vinh danh học viên: ➨ Họ và tên: Nguyễn Vân Hà ➨ Điểm overall: 8.0 IELTS ➨ Lis: 8.5, Rea: 9.0, Wri: 6.5, Spe: 7.5 ➨ Học viên lớp: B42 |
Kinh nghiệm thi 8.0 IELTS - Luôn không ngừng buộc bản thân đi lên
Cũng như nhiều bạn khác, Hà đã học tiếng Anh từ những năm cấp 2, cấp 3 nên bản thân có được nền tảng vững chắc. Bạn ấy cũng yêu thích tiếng Anh nên việc học ban đầu không khó khăn.
Vì có nền tảng, Hà mạnh dạn đặt aim cao một chút, khoảng 7.5 và luôn luôn buộc bản thân mình đi lên, tự ép mình phải học hàng ngày để đạt được mục tiêu này.
Cũng chính nhờ động lực đó mà đến cuối cùng, sau kỳ thi đầu tiên bỡ ngỡ bạn ấy đã đạt tới 8.0 IELTS. Một kết quả theo Hà do em có may mắn nhưng tất cả có được là nhờ quá trình ôn luyện không ngừng nghỉ mỗi ngày.
Kinh nghiệm luyện thi và tự học 8.0 IELTS
Hà đã tham gia một khóa học tại IELTS Fighter là B42 tại thời điểm mà em đang vướng mắc với việc nâng band điểm. Sau một khóa học, dưới sự dẫn dắt của thầy cô, ôn luyện theo tài liệu được trung tâm chia sẻ, bạn ấy đã có những cải thiện đáng kể trong cách làm bài, giúp bản thân tự tin và đtạ điểm số cao hơn.
Chia sẻ về kinh nghiệm học, Hà cho biết:
" Trong số 4 kỹ năng, mình nghĩ bản thân khá nhất ở Listening, Reading cũng ổn còn Writing thì không ổn chút nào. Mình thấy đây là kỹ năng khó nhất nên mình luyện tập đều đặn.
Về kinh nghiệm học, mạn phép chia sẻ với mọi người về cách mình ôn luyện từng kỹ năng, hy vọng có thể giúp các bạn luyện thêm tốt hơn.
1. Listening
Tại xuất phát điểm, đây là kĩ năng mình nghĩ rằng mình khá nhất. Suốt thời gian học ở IELTS Fighter, lúc nào kết quả cũng dao động quanh quanh tầm 32-34 câu đúng, tức là tầm 7.5. Nhưng rõ ràng với cái aim của mình, điểm nghe như vậy là không hề ổn vì các kỹ năng khác mình không tự tin bằng.
Mình thử cắm tai nghe, bật BBC hoặc audio book lên và cứ để thế cả đêm. Nhưng cách này lại không hiệu quả với mình. Mình nghĩ lí do là bởi mình đã có vốn từ vựng khá ổn rồi, không phải do không nghe được mà bị mất điểm, mà do chưa có chiến thuật ổn và chưa tập trung thôi. Cách này sẽ hiệu quả với những người có vốn từ vựng ít, nghe được thấy một từ mà không hình dung ra nó được viết ra sao hoặc không hiểu nghĩa, chứ với mình nó không còn hiệu quả nữa.
Thời gian tự ôn ở nhà, mình in 4 bộ Cam, từ 10 đến 13 ra làm. Phương pháp mà mình áp dụng là nghe chép chính tả. Cách này khá mệt vì mình chẳng bao giờ chép nổi hết 1 section mà cũng mất 30’ rồi í =)) cứ tua đi tua lại. Nhưng mà nhờ thế cũng nghe rõ từng cái –s một. Cũng có ích vì như thế thì mình cũng hiểu luôn tại sao mình sai và sai ở đâu, có transcript ngay trước mặt rồi mà =))
Một cách nữa là nghe tốc độ nhanh ạ =)) Cam thì mình tua đến 1.5 vẫn cảm thấy chịu được, nhưng sang đến IELTS Practice Test Plus là bị choáng, phải để về 1.25. Ưu điểm của cách này là nó nhanh nên giữ được sự tập trung của mình, vì phải đề phòng thông tin đập vào mặt bất cứ lúc nào =))
Quan trọng vào phòng thi phải bình tĩnh và TẬP TRUNG ạ. Cái này quan trọng vì chỉ được nghe 1 lần, không tập trung dễ miss lắm :< Đọc kĩ trước chỗ cần điền, cố đoán xem nó điền từ loại gì, danh động tính số má tên riêng các kiểu, thậm chí có 1 số chỗ đoán đc trúng luôn cả đáp án cơ nhưng mình nghĩ là không nên vì sẽ dễ bị định kiến tập trung nghe để bắt cái đáp án mình nghĩ trong khi đáp án thật thì trôi mất đâu rồi.
2. Reading
Lúc đầu điểm reading của mình cực kì không ổn định =)) Bài đầu tiên làm ở trung tâm đc 33/40, bài thứ 2 rớt còn có 24/40. Sau lần đấy mình bị khủng hoảng, 6 reading thì làm ăn được gì. Và không phải mình không hiểu bài đọc hay không tìm được thông tin. Đọc câu hỏi xong đáp án nằm ở đâu đoạn nào mình biết hết, nhưng chẳng hiểu sao đến lúc chốt bị ma làm hay gì =))
Sau đó mình có dịp được học cô Dương Bùi một buổi, và chính thức từ hôm đó reading của mình lên trình =))) Cô ơi nếu cô có đọc được thì em cảm ơn cô nhiều lắm ạ =)) Mình sẽ tóm tắt những tips học được từ cô mà mình còn nhớ, cũng như tự rút ra.
a. Dạng điền từ: Tìm đúng từ cần điền, bê nguyên xi vào, xem có –s không, không là ân hận lắm vì có chép vô thôi mà cũng sai =)) Xem đề bài yêu cầu điền mấy từ, kẻo thừa.
b. Dạng T/F/NG (Y/N/NG): Nhớ xem là true false hay yes no kẻo sai uổng. Nếu thông tin chỉ giống 80% hoặc xới tung cả bài điên cuồng mà k thấy, thường là NG =))
c. Dạng matching heading: Bài dễ mình đọc câu đầu hoặc câu cuối hoặc kế đầu kế cuối là cũng ra đáp án, nhưng bài khó thì phải đọc cả đoạn để nắm ý.
d. matching ý và multiple choice thì mình k có tips gì =))
Dạng matching thì để làm cuối cùng. Nhưng nhớ quay lại làm ạ =)) Cần một vốn từ rộng ở mọi lĩnh vực để còn tìm được keyword đã đc paraphrase ẩn khắp bài =)) Gặp từ dài dài khó khó cũng đừng sợ quá ạ, vì thường những từ như vậy sẽ khó paraphrase đc.
Đừng tự suy luận theo ý mình, tất cả ở trong bài đọc. Chia thời gian ra, như mình làm là 10-15-30, 5 phút cuối để soát lại. Làm xong bài nào chuyển luôn đáp án bài đó.
Ngoài bộ Cambridge, mình có học thêm sách Reading với tài liệu 15 days for IELTS Reading, luyện thêm các bài đọc và ôn theo từng dạng bài. Sách này lập kế hoạch học tập cho bạn luôn.
3. Writing
Điểm Writing mình thấp hơn aim nên hơi buồn, dù thầy mình rất giỏi Writing và cũng đã rất tận tình truyền đạt kiến thức cũng như chấm chữa bài. Nên không dám chia sẻ gì nhiều ạ.
Mình có một thói quen không tốt là hay lan man kể cả trong đối thoại hàng ngày hay khi viết văn bằng tiếng Việt, không nói gì đến tiếng Anh
Nên mình thường không được điểm cao ở phần mạch lạc và tính kết nối. Để giải quyết vấn đề này, mình đã lập dàn ý cẩn thận trước khi viết, bao gồm việc lên ý tưởng, viết tất cả những câu chủ đề trước cũng như các cụm từ và từ vựng nảy ra trong đầu khi đọc câu hỏi.
Chốt lại vẫn là phải có từ vựng để paraphrase. Phải chắc ngữ pháp, không chắc ngữ pháp là không viết được câu ghép dài dài đâu ạ. Dùng từ academic, học nhiều collocation, nhưng đừng cố dùng nhiều quá, vì tốn thời gian và đọc một bài toàn từ cao cấp quá khá là mệt. Đọc kĩ đề bài để biết mình phải làm gì để lấy điểm task response.
Lập dàn ý trước để viết cho mạch lạc và không lạc đề để không bị mất điểm Coherence & cohesion. Underlength là lỗi bị trừ điểm khá nặng, nên ai thi giấy như mình có thể lên download mẫu giấy thi IELTS về luyện viết thử, áng chừng đến đâu là đủ dài, đến lúc thi thật không phải đếm từ nữa.
Và nhớ căn thời gian ạ. 15-20’ cho task 1 thôi, xong chuyển qua task 2 vì nó nhiều điểm hơn =))
4. Speaking
Chỉ có một cách đó thôi ạ. Lúc đầu là học topic vocab để có vốn từ. Sau đó là luyện nói, cố gắng kèm từ mới học vào trong bài nói, có thể chậm 1 chút. Nhưng đến gần ngày thi, cố nói theo đúng phản xạ để không bị mất điểm fluency.
Luyện nói nhiều cũng là để giữ phản xạ bật ra tự nhiên. Giọng có chưa chuẩn lắm thì cũng cố gắng phát âm tròn vành rõ chữ. Nhớ chia đúng số nhiều, động từ ngôi thứ 3, quá khứ…
Tìm partner để luyện nói cùng cũng rất tốt. Luyện nói với bạn xong mới nhận ra mình ú ớ thế nào khi có thêm một người nữa đang làm giám khảo =)) và có thể học rất nhiều từ nó. Partner cũng sẽ chỉ ra các lỗi mình hay gặp phải nữa.
Giám khảo có hỏi cái gì mình không biết thì cũng đừng sợ quá ạ =)) vì đây là IELTS, test khả năng dùng ngôn ngữ chứ không phải kì thi kiến thức =)) Nếu bạn có thể diễn đạt cái việc bạn không biết theo một cách show được khả năng ngôn ngữ thì mình nghĩ cũng sẽ ổn thôi ạ =))
Riêng với 2 kĩ năng Writing và Speaking hãy cố luyện nhiều. Luyện không phải để tăng band nữa mà để giữ active vocab vì đi thi thời gian khắc nghiệt, từ vựng cần phải bât ra càng nhanh càng tốt =)) Có thể chăm đọc báo để có thêm kiến thức, có idea viết task 2 và trả lời part 3.
Tài liệu thì mình nghĩ ôn theo Cam là đủ, vì đề thi thật khá giống Cam. Bài mẫu viết thì mình đọc của Simon, ielts Liz, hoặc của thầy Ngọc Bách. Mình biết là sẽ không bao giờ viết được như ông Simon, đọc để lấy ideas và từ vựng hay thôi =))) Speaking thì mình học từ tài liệu của IELTS Fighter luôn. Tài liệu có tại lớp và tìm trên website ielts-fighter.com, nhiều tài liệu hay lắm."
Nguồn tài liệu mà Hà đã sử dụng:
- Trọn bộ Cambridge IELTS 1-14 full pdf + audio
- IELTS Practice Plus Test 1-3 full trọn bộ
- 15 days Practice for IELTS full bộ
- Trọn bộ sách Speaking full pdf + audio
Dự định tương lai với 8.0 IELTS
Hiện đang theo học năm 3 tại trường ĐH Kinh tế Quốc Dân, Hà đang chuẩn bị cho giai đoạn thực tập và ra trường. Học Quản trị Kinh doanh và có bằng 8.0 IELTS, Hà cho biết bản thân sẽ hướng tới xin việc hoặc du học thêm sau khi ra trường.
Chia sẻ về mức điểm 8.0 IELTS, Hà cho rằng:
" Chúng ta đều có thể đạt được mức điểm 8.0 IELTS nếu học có lộ trình và phương pháp đúng. Bên cạnh đó, 90% là động lực và sự chăm chỉ của bạn. Vì thế, các bạn có thể cân nhắc chọn học ở IELTS Fighter để được truyền thêm động lực, định hướng lộ trình và hướng đi học tập đúng đắn. Sau đó, việc tự học để nâng band cao hơn càng thuận lợi.
Hãy tập trung vào từ vựng, bởi vì bạn không thể làm gì nếu thiếu từ vựng. Cả 4 kỹ năng đều đòi hỏi một vốn từ vựng hoàn chỉnh để paraphrase hoặc tìm ra những từ đã bị paraphrase. Và từ vựng là thứ đã cứu lấy điểm IELTS của mình nên mình nghĩ các bạn cũng cần chọn học thật nhiều.
Chúc mọi người ôn thi hiệu quả và đạt band điểm mong muốn! "
Cảm ơn Hà về những chia sẻ học tập hữu ích và chúc mừng bạn với điểm số ấn tượng này. Đối với các bạn đang băn khoăn về định hướng học tập, cần nâng cao kiến thức, band điểm, hãy cmt ngay và liên hệ cùng IELTS Fighter nhé!
IELTS Fighter - trung tâm luyện thi IELTS số 1 Việt Nam!