Đi du học nghĩa là bạn đang tham gia vào việc trải nghiệm nền văn hóa mới. Đây là một hành trình vừa để khám phá bản thân vừa để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm quý giá. Đi du học không phải việc dễ như ăn kẹo nhưng nó cũng không phải việc khó tới nỗi chỉ một ít người làm được. Chỉ cần người học đủ kiến thức, luôn học hỏi thêm kiến thức mới và phát huy những kinh nghiệm đã có, có ý chí để vượt qua những khó khăn thử thách. Có lẽ những chia sẻ dưới đây có giá trị với bạn, hãy tham khảo để có một chuyến xuất ngoại thành công nhé!

1. Chọn ngành học phù hợp

Cọn ngành học trước khi đi du học

Chọn ngành đúng trước khi đi du học

Bạn nên hiểu rằng sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ dành 25-30 năm cuộc đời cho sự nghiệp, vậy nên bạn cần chọn cho mình một ngành nghề thật đúng để có thể phát triển và thăng tiến trong công việc của mình.

Trước tiên là bạn cần hiểu tính cách của mình, có 9 tính cách cơ bản:

- Người cầu toàn (Perfectionist)

+ Là những người rất lý trí và duy tâm. Họ có xu hướng rất quan tâm và có ý thức mạnh mẽ về đúng và sai, có nghĩa là họ có xu hướng có tiêu chuẩn rất cao.
+ Họ có thể trở nên tức giận khi các tiêu chuẩn nhất định không được đáp ứng hoặc các quy tắc bị phá vỡ.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: kế toán, kiểm toán, kiến trúc, lập trình, toán học, cơ khí chính xác, y, dược

- Người hay cho đi (Helper)

+ Là những người có xu hướng tập trung vào nhu cầu của người khác thông qua việc cho đi hoặc giúp đỡ.
+ Họ thường rất giàu tình cảm và lạc quan.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: Y, dược, du lịch, âm nhạc, các ngành xã hội học

- Người làm gì cũng có mục đích (Archiver)

+ Là những cá nhân có định hướng thành công và luôn tìm nhiều động lực để trở nên xuất sắc.
+ Họ thường có xu hướng quan tâm tới hình ảnh của bản thân như là một phần của sự thành công.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: Quy hoạch đô thị, hoạch định kế hoạch (planner), ngoại giao

- Người theo chủ nghĩa cá nhân (Individualist)

+ Thường được biết đến là kiểu người sống nội tâm, biểu cảm và nghệ thuật. Họ có xu hướng thu mình và kịch tính.
+ Họ cố gắng giữ tính độc đáo của mình.
+ Họ thường tự coi mình là người có kỹ năng đặc biệt, đồng thời cảm thấy đơn độc.
+ Họ thường rất sáng tạo.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: Thiết kế đồ họa, các ngành nghệ thuật họa họa và nhiếp ảnh, văn học

- Người có óc quan sát (Investigator)

+ Là những người có thể tập trung vào các kỹ năng và khái niệm phức tạp
+ Họ rất quan tâm đến việc điều tra xem mọi thứ hoạt động như thế nào cho dù sở thích của họ là rộng lớn như vũ trụ hay nhỏ như dưới kính hiển vi
=> Nghề nghiệp tiềm năng: Thiên văn học, công nghệ vi sinh, công nghệ gien, công nghệ thực phẩm, huấn luyện viên, quay và dựng phim

- Người kiên định (Loyalist)

+ Là những cá nhân rất trung thành và tận tâm.
+ Họ có xu hướng có những mối quan hệ lâu dài, và luôn muốn kiểm tra lòng trung thành của những người thân thiết với họ.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: Bảo mật, ngân hàng, kiến trúc, ngoại giao

- Người nhiệt tình (Enthusiast)

+ Là những người yêu thích sự vui nhộn và tìm kiếm sự đa dạng.
+ Họ có xu hướng rất tự phát, lạc quan và hướng ngoại.
+ Họ luôn tích cực tìm kiếm những trải nghiệm thú vị.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: âm nhạc, truyền thông, huấn luyện viên, du lịch và nhà hàng

- Người thích thử thách (Challenger)

+ Là kiểu người tự tin, có ý chí và quyết đoán, có xu hướng chỉ huy, muốn có sự tôn trọng.
+ Họ thường có mong muốn bên được kiểm soát mọi thứ, điều này có thể dẫn đến các hành vi đối đầu và đe dọa.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: huấn luyện viên, marketing, kinh doah, quản lý

- Người dĩ hòa vi quý (Peacemaker)

+ Họ thường được gọi là người hòa giải vì bản tính dễ dãi.
+ Họ có xu hướng tin tưởng, ủng hộ, sáng tạo, đồng ý và tự mãn.
=> Nghề nghiệp tiềm năng: luật sư, các ngành sáng tạo nghệ thuật

Tiếp theo là dựa vào nhu cầu của thị trường, cơ hội thực tập tại Việt Nam và quốc gia mà bạn muốn tới học mà chọn ngành vừa phù hợp với bản thân và nơi làm việc.

Trong trường hợp bạn là sinh viên Đại học và muốn học chương trình ở nước ngoài liên kết với chương trình bạn đang được đào tạo thì bạn cần tìm hiểu kỹ mọi thông tin từ quốc gia ấy.

2. Đáp ứng yêu cầu cần thiết

Bạn sẽ cần quan tâm xem đầu vào bắt buộc ở trường, nước mà bạn nộp hồ sơ trước khi lên kế hoạch đi du học chi tiết. Trong trường hợp bạn được đào tạo bằng tiếng Anh, thì chứng chỉ IELTS là chứng chỉ phổ biến nhất trên thế giới.

Dưới đây là bảng so sánh các điều kiện và chi phí để du học ở một số quốc gia:

Điều kiện vào chi phí du học

Nếu bạn chưa đủ trình độ thì bạn chỉ có cách học tập, luyện thi thật chăm chỉ thôi!

Bạn có thể nghiên cứu Lộ trình tự học IELTS cho người bắt đầu từ 0 lên 7.0

Nếu bạn cảm thấy tự học khó khăn và cần có sự hỗ trợ của các giảng viên dày dạn kinh nghiệm, hãy tham khảo các khóa học của IELTS Fighter nhé: https://ielts-fighter.com/ielts-master.html

3. Hoàn tất hồ sơ du học

Sau khi bạn có đủ điều kiện điểm IELTS với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh hoặc chứng nhận thành thạo ngôn ngữ khác thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thị thực để chuẩn bị đi du học. Một bộ hồ sơ du học đầy đủ cần những giấy tờ sau:

- Giấy tờ cá nhân:

+ CMND hoặc CCCD

+ Giấy đăng ký kết hôn của du học sinh (nếu đã lập gia đình)

+ Hộ chiếu còn hạn (bản gốc)

+ Sơ yếu lý lịch cá nhân bản gốc, được dịch sang ngôn ngữ nước bạn đến du học, có xác nhận của địa phương nơi sinh sống. Bạn cũng có thể được yêu cầu bản sao có công chứng

+ Sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh được dịch sang ngôn ngữ nước bạn đến du học có công chứng

+ Ảnh thẻ chuẩn quốc tế 5x5, nền trắng, mặc áo trắng

+ Giấy cam kết bảo lãnh có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn sinh sống

- Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn:

+ Bằng tốt nghiệp bậc THPT, kèm theo học bạ (bản gốc và bản sao có công chứng)

+ Nếu tốt nghiệp trình độ cao đẳng, đại học, trung cấp thì bạn cần gửi bằng tốt nghiệp kèm theo bảng điểm

+ Chứng chỉ chứng minh trình độ ngoại ngữ

+ Các loại bằng cấp và giấy khen khác (nếu có)

+ Thư chấp thuận nhập học chính thức của trường bạn chuẩn bị đi du học

- Hồ sơ chứng minh tài chính:

* Nếu nhận tài trợ từ cha mẹ:

+ Sổ tiết kiệm, bản sao và giấy xác nhận số dư tài khoản tại ngân hàng bản gốc và bản được dịch sang ngôn ngữ quốc gia bạn chuẩn bị đi du học, công chứng

+ Giấy tờ chủ quyền nhà đất của cha mẹ/ học sinh

+ Giấy xác nhận việc làm của cha mẹ (nếu có)

+ Giấy phép kinh doanh, biên lai thực hiện đóng thuế, hình ảnh cơ sở (nếu kinh doanh)

* Nếu nhận tài trợ từ phía người thân tại nước du học:

+ Giấy tờ thực hiện chứng minh mối quan hệ

+ Thẻ công dân nếu có quốc tịch hoặc Thẻ thường trú nhân

+ Thư xác nhận bảo lãnh khả năng tài chính

+ Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng

+ Giấy xác nhận việc làm của người thực hiện bảo lãnh

+ Bản chính giấy khai thuế thu nhập trong thời gian 02 năm của người bảo lãnh

- Giấy khám sức khỏe:

+ Chứng nhận tiêm đủ 2 mũi Vắc-xin Covid-19 (loại được nước bạn đi du học chấp thuận)

+ Giấy khám thị lực

+ Bệnh án y tế và nha khoa (nếu có bệnh khác)

+ Giấy chứng nhận tiêm chủng Vắc-xin các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định riêng của từng nước

Lưu ý: Bạn cần phải rất cẩn thận để không xảy ra sai sót trong quá trình khai các thông tin, chữ ký cần khớp nhau, ảnh phải đúng chuẩn, phải mặc áo trắng khi chụp ảnh. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể khiến hồ sơ của bạn bị loại.

Thông thường du học sinh thường tới các công ty tư vấn du học để làm hồ sơ, nộp hồ sơ tới trường, xin cấp thị thực để tiết kiệm thời gian, không bị sai sót và tăng khả năng trúng tuyển.

Bên cạnh việc đào tạo và luyện thị các chứng chỉ Anh ngữ, IELTS Fighter cũng đang cung cấp dịch vụ Tư vấn du học trọn gói, đồng hành cùng bạn thực hiện giấc mơ của mình.

4. Tìm hiểu văn hóa nơi bạn sắp tới

Tìm hiểu văn hóa trước khi đi du học

 Tìm hiểu văn hóa rất quan trọng trước khi đi du học 

Bạn thường có vài tháng để chuẩn bị cho chuyến xuất ngoại, hãy dành thời gian ấy để tìm kiếm vô vàn các thông tin về văn hóa, tính cách chung của con người ở quốc gia mà bạn sẽ đặt chân tới.

Lấy ví dụ về nước Mỹ, bạn cần biết người Mỹ thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh do tính chất công việc bận rộn. Người Mỹ thích tắm nắng và những người có làn da rám nắng được coi là đẹp và thường là người có địa vị cao trong xã hội. Mỹ có luật pháp khá nghiêm trong việc chống phân biệt chủng tộc nên bạn cần cẩn thận lời nói, tránh những từ ngữ, chủ đề nhạy cảm.

5. Liên tục trau dồi ngoại ngữ

Kể cả khi bạn thi được chứng chỉ IELTS rất cao không có nghĩa là bạn sẽ mãi mãi giỏi tiếng Anh. Hơn nữa ngôn ngữ, bên cạnh từ vựng hàn lâm, còn có những từ ngữ và kiểu cách đời thường mà bạn nên học hỏi thường xuyên để khi sinh sống, học tập tại nước ngoài không bị bỡ ngỡ.

Hãy cố gắng để trau dồi ngoại ngữ và tìm hiểu văn hóa của nước sở tại để học hết sẩy chơi hết mình, hòa nhập với cộng đồng bản địa trong quá trình đi du học các bạn nhé!