Một trong những tiêu chí chấm điểm của IELTS Speaking đó chính là phản xạ. Nhưng làm thế nào để phản xạ nhanh được? Một số kinh nghiệm chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thể phản xạ nhanh hơn, trả lời đúng và đạt điểm cao, được đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh tốt hơn.

Trước khi phân tích cụ thể, IELTS Fighter có một lưu ý nhỏ và cũng là kinh nghiệm của bản thân để chia sẻ với các bạn, đó là luôn ghi nhớ tính CỤ THỂ và TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN trong bài thi Speaking vì đây chính là chìa khóa để các bạn tìm ra ý nhanh nhất có thể cho mỗi Part.

Tham khảo thêm:

  • Công thức A.R.E.A trong IELTS Speaking và ví dụ cụ thể
  • Tổng hợp kinh nghiệm luyện thi IELTS từ A-Z
  • Thang điểm IELTS và tiêu chí chấm điểm IELTS

PHẢN XẠ THẬT NHANH VỚI CÂU HỎI - Vậy vấn đề được đặt ra ở đây là làm sao để có phản xạ nhanh khi được hỏi?

1. PHẢN XẠ TRONG IELTS SPEAKING PART 1

Đối với Part 1 – là những câu hỏi ngắn, yêu cầu trả lời ngắn và thường là những câu hỏi về sở thích, gia đình, việc học hoặc đi làm hay thói quen của bạn thì hãy trả lời thành thật nhất có thể bằng cách kể ra những trải nghiệm hoặc những sự kiện có thật trong cuộc đời bạn.

Ví dụ: Câu hỏi “Do you prefer eating at home or eating out?” – Các bạn thích ăn ở nhà hay ăn ở ngoài cửa tiệm hơn?

Nếu bạn thích cái gì thì hãy trả lời thật về cái đó. Nếu bạn thích ăn ở nhà thì bạn hãy đưa ra những lý do giải thích cho việc này, ví dụ như đồ ăn và cách chế biến sạch hơn, an toàn hơn; ngoài ra là không khí quây quần bên gia đình sau những giờ làm việc mệt mỏi.

=> Bí kíp: Hãy thành thật và dựa trên TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN của bạn vì chỉ có dựa trên những gì bạn đã trải qua thì bạn mới có thể đưa ra câu trả lời và những lý do và ví dụ cho nó một cách “nuột nà” nhất. Nhưng hãy thêm một vài ý bổ sung nếu có thể. Những ý này không cần đúng với bạn, miễn là nó hoàn toàn logic với sự kiện bạn đang nói.

Các bạn có thể tham khảo cách trả lời về bản thân với bạn học viên IELTS Fighter:

2. PHẢN XẠ TRONG IELTS SPEAKING PART 2

Với Part 2 – những câu hỏi mô tả ở dạng “Describe…”, bạn có 1 phút để chuẩn bị cho câu trả lời cho mình. Trong phòng thi với độ áp lực căng như dây đàn và giám thị là một thầy/ cô ngoại quốc cao lớn, đạo mạo làm cho bạn cảm thấy như là có “cả một trời bấn loạn” ở phía trước thì lời khuyên đầu tiên dành cho phần thi này đó là hết sức BÌNH TĨNH. Họ cũng chỉ là những giám thị đang giúp bạn thăng hoa với câu trả lời của mình và bài thi cũng là một lần trải nghiệm, nếu như bạn căng thẳng thì 1 phút sẽ trôi qua rất nhanh và cảm giác như chưa kịp nháp gì đã hết giờ rồi. Vậy chúng ta phải làm sao?

Đầu tiên, HÃY ĐỌC KỸ CÂU HỎI, xem là đối tượng cần mô tả là ai, cái gì, con gì, hiện tượng gì. Sau đó trong đề thi kiểu gì cũng sẽ có phần “Cue card” – Tức là phần gợi ý cho bài nói của bạn. Hãy tận dụng thật tốt phần này vì nó thường đi theo trình tự công thức A.R.E.A. 

A.R.E.A là công thức áp dụng được cho hầu hết mọi bài IELTS Speaking, trong đó:

A – Answer: Đưa ra câu trả lời trực tiếp cho câu hỏi
R – Reason: Đưa ra lý do cho câu trả lời của bạn
E – Example: Ví dụ cụ thể minh họa cho câu trả lời của bạn
A – Alternatives: Lập luận phản bác câu hỏi (Phần này không bắt buộc)

Công thức này sẽ giúp bạn triển khai bài nói một cách logic nhất: đưa ra câu trả lời, sau đó là lý do và cuối cùng là ví dụ minh họa. Giám thị sẽ không trông mong gì hơn là một câu trả lời đủ ý và logic, “mượt mà” về mặt nội dung.

Ví dụ: Câu hỏi: “Describe a teacher that has a positive influence on you” – Mô tả một người giáo viên có ảnh hưởng tích cực với bạn.

Bạn hãy triển khai theo công thức A.R.E.A mình đã kể trên, trong đó:

A – Answer: Trả lời người giáo viên đó là ai (Tên, dạy môn gì, dạy bạn trong khoảng thời gian nào, đang làm việc tại trường học nào)
R – Reason: Lý do tại sao người đó lại có ảnh hưởng tích cực lên bạn (Cách dạy truyền cảm hứng; tận tụy với học sinh/ sinh viên; luôn sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi không hiểu bài; ngoài việc dạy kiến thức thì có thể chỉ bảo thêm những bài học về đạo đức;…)
E – Example: Ví dụ về người đó đã chỉ dạy cho bạn thế nào – Chỗ này nhấn mạnh tính TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN và CÀNG CỤ THỂ CÀNG TỐT (Được thầy/ cô kèm thêm khi không hiểu bài; luôn cố gắng giải đáp mọi thắc mắc của bạn)

=> Bí kíp: Hãy luôn nhớ cách triển khai A.R.E.A trong đầu để làm một sườn bài tốt dựa trên gợi ý đã cho sẵn trong đề thi.

Tham khảo video bài mẫu Part 2 để thêm từ vựng nhé:

3. PHẢN XẠ TRONG IELTS SPEAKING PART 3

Đối với Part 3, phần này là phần thường hỏi những câu hỏi mang tính học thuật hơn 2 phần trên và đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức xã hội hơn 2 phần trên.

Ví dụ: Câu hỏi: “What government should do to encourage healthy eating habits?” – Chính phủ nên làm gì để khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh?

Để trả lời, đầu tiên bạn hãy nhấn mạnh tầm quan trọng của “healthy eating habits” đối với mọi người, sau đó bạn có thể đưa ra 2 phương pháp nên được áp dụng bởi chính phủ, đó có thể là các chiến dịch truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng (ví dụ như TV, báo mạng) – vì nhắm được đến nhiều người và có hình ảnh nên tác động sâu vào tâm trí họ hơn; hoặc có thể là đánh thuế nặng hơn vào các công ty kinh doanh những thực phẩm không có lợi để đồ ăn của họ trở nên đắt hơn, suy ra mọi người sẽ có thể ít mua hơn.

=> Bí kíp: Với những câu hỏi kiểu này, TRẢI NGHIỆM CÁ NHÂN LÀ CẦN THIẾT, tuy nhiên thì không phải lĩnh vực nào bạn cũng đã từng trải qua, vì vậy hãy “chém gió” một chút, nhưng phải cụ thể – nhưng là “chém gió” có logic và khả thi. Bạn hãy nhớ nhé, logic và khả thi.

Như vậy, chúng ta đã có thêm những tips mới cho phần thi IELTS Speaking của mình rồi. Các bạn hãy thử áp dụng và thực hành mỗi ngày để rèn luyện sự phản xạ nhanh hơn cho bản thân. Việc học Speaking không phải sớm chiều mà phải luyện và đặt mình trong phần thi, thực hiện theo từng topic mỗi ngày nhé!

Hãy áp dụng cùng những bài học Speaking của IELTS Fighter và tài liệu thực nghiệm đi kèm nhé!