Xin chào các bạn, Writing là kỹ năng có thể được coi là khó nhất trong bài thi IELTS và lên band sẽ mất thời gian hơn 3 kỹ năng còn lại.
Tuy nhiên mình nói thế không phải là không thể học tốt kỹ năng Writing. Giống như 3 kỹ năng Đọc, Nói, Nghe thì Viết cũng có những quy tắc chung, và nếu nắm được những quy tắc đó, cộng thêm việc chăm chỉ đọc bài mẫu và luyện viết thật nhiều thì mình chắc chắn rằng các bạn sẽ không bị Writing làm khó nữa.
Để chinh phục Writing 7.0+, các bạn ghi nhớ giúp mình những điều sau nhé!
7.0 IELTS Writing không phải là không làm được nhé
Tránh những lỗi cơ bản
Hầu hết các bạn khi luyện viết đặc biệt với những bạn mới bắt đầu thì sẽ thường phạm phải những lỗi cơ bản dưới đây. Đây đều là các lỗi cần cải thiện ngay để bạn có thể viết bài được "mượt" và hay hơn nhé.
Các lỗi cơ bản cần tránh là:
- Không viết tắt, không viết số (trừ khi viết năm);
- Không sử dụng FANBOYS ở đầu câu: FANBOYS – For, And, Nor, But, Or, Yet, So;
- Không bộc lộ cảm xúc cá nhân (yêu, thích, ghét, phẫn nộ,…);
- Không sử dụng các từ có thái cực tuyệt đối như Always, Never, No, Every, All hoặc các cách diễn đạt tuyệt đối như sử dụng thì hiện tại đơn, mà thay vào đó nên thay bằng các từ giảm độ khẳng định như Can, May, Might, It’s likely, It’s probably/ possible;
- Không sử dụng câu hỏi trong bài viết;
- Không viết quá dài, giới hạn lý tưởng cho Task 1 là từ 150 đến 180 words; với Task 2 là 250-350 words (có thể lớn hơn một ít);
- Không lấy những ví dụ mang tính cá nhân, chỉ nên lấy ví dụ có cơ sở khoa học rõ ràng.
Phân tích cụ thể một vài lỗi cần chú ý:
Không bê nguyên đề bài
Đây là một trong những thiếu sót dẫn đến việc bài viết của bạn không được đánh giá cao. Vì sao?
Vì nếu bạn bê y nguyên những câu từ trong yêu cầu của đề bài vào phần mở bài hay kết bài thì giám khảo sẽ đánh giá thấp năng lực biến đổi từ ngữ và cấu trúc của bạn vì bạn chỉ viết y như họ mà không có sự thay đổi gì.
Vì thế, khi bạn bắt đầu viết, bạn hãy học cách paraphrase lại đề bài để tránh dùng lại 100% câu chữ của người ta nhé.
Ví dụ: “Scientists predict in the near future cars will be driven by computers, not people. Why? Do you think it is a positive or negative development?” |
Với đề bài này, các bạn có thể viết một câu mở đầu cho bài viết của bạn như sau: “In the near future, computers or robots will replace humans to drive public transports such as cars…”
Như vậy, khi bạn paraphrase lại đề bài, bạn sẽ đem lại một cảm giác rất mới cho người chấm khi họ thấy bạn đã linh hoạt trong việc sử dụng câu từ chứ không copy y nguyên đề bài vào trong bài viết nữa.
Mình hiểu, với một số đề bài khó, bạn sẽ khó có thể paraphrase vì bản thân đề bài đó đã sử dụng những câu và từ ngữ rất hay rồi.
Tuy nhiên, đề bài sẽ không bao giờ sử dụng những từ vựng và cấu trúc quá hay để bạn không thể nào paraphrase theo 1 cách khác. Khi đó, hãy sử dụng linh hoạt các dạng chủ động – bị động hoặc thay thế một vài từ để ít nhất câu của bạn sẽ khác với đề bài. Bạn chú ý nhé!
Không sử dụng từ không trang trọng
Những từ ngữ không trang trọng hay còn gọi là “informal words” rất nên tránh trong những bài IELTS Writing vì đơn giản IELTS Writing là một bài viết trang trọng nên sẽ không có chỗ cho những từ informal.
Vậy cách giải quyết là gì?
Bạn hãy đọc thật nhiều bài mẫu vì các bài mẫu là nguồn tham khảo tốt nhất để bạn học theo các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng trang trọng trong đó. Đọc xong thì bạn hãy nhớ ghi lại những từ vựng và cấu trúc hay ho này nhé để bạn biến chúng thành của mình và có thể sử dụng trong những lần sau nữa.
Ví dụ: A lot of => A huge number of, a great amount of |
Làm đúng yêu cầu đề bài
Dù cho bạn có một lượng từ vựng hay cấu trúc “đỉnh” viết vào trong bài mà bạn không làm đúng yêu cầu của đề bài thì giám khảo cũng không thể nào cho bạn điểm cao được. Đây là điều tối thiểu bạn cần tuân thủ khi làm bài IELTS Writing.
Bạn chú ý, bạn chỉ làm đúng những gì được yêu cầu bởi đề bài, không viết thừa và cũng không viết thiếu. Những đề bài yêu cầu “Give your opinion” thì bạn mới đưa ra ý kiến cá nhân, còn nếu không có yêu cầu này thì bạn chỉ trình bày những quan điểm khách quan.
Hãy nhớ nhé!
Tránh Viết tắt
Viết tắt trong IELTS Writing là một điều cấm kỵ.
Thay vào đó, bạn nên viết đầy đủ các từ ra, kể cả đó là tên của các tổ chức quốc tế. Với tên các tổ chức quốc tế, các bạn hãy viết đầy đủ tên đó ra sau đó mở ngoặc tên viết tắt của tổ chức đó như ví dụ dưới đây.
Ví dụ: Something’s => Something has/ Something is Something’ll => Something will …’re => … are WHO => World Health Organization (WHO) |
Không viết quá nhiều hay quá ngắn
Đối với IELTS Writing Task 1, đề bài yêu cầu bạn viết tối thiểu 150 từ và với Task 2 là 250 từ.
Vì vậy đây là độ dài khá chuẩn cho bài viết của bạn nên bạn chỉ nên viết giới hạn 150 – 200 từ cho Task 1 và 250 – 350 từ (Task 2 có thể đến 400-500 từ cũng ok vì thường cần giải nghĩa nhiều hơn với một số đề) bạn nhé.
Viết dài quá, bài viết của bạn sẽ bị lê thê, dài dòng và nếu không viết tốt thì đây sẽ là lúc mà điểm yếu về sự logic giữa các ý, ngữ pháp hay từ vựng lủng củng, chưa chính xác của bạn sẽ bị lộ ra.
Tương tự, nếu viết quá ngắn, bài viết của bạn sẽ bị đánh giá thấp vì bạn không thể diễn đạt các ý theo như độ dài quy định; vì thế bài viết của bạn sẽ không được đánh giá cao rồi.
Bạn hãy nhớ tuân thủ độ dài như mình kể trên để có thể vừa đảm bảo về độ dài cần thiết cho bài viết của bạn nhé!
Chọn lọc tài liệu sử dụng
Đây là phần quan trọng nhất cho quá trình luyện viết của các bạn, đặc biệt khi các bạn muốn tăng band Writing. Có rất nhiều bạn hỏi mình học Viết thì nên chọn tài liệu như thế nào và học như thế nào. Mình có một số gợi ý về tài liệu như sau:
- Academic Writing Practice for IELTS: Cuốn sách rất hay, dạy các bạn chi tiết làm một bài Task 1 và Task 2 hoàn chỉnh thì cần những bước gì. Mình cực kỳ recommend các bạn mới học viết tham khảo cuốn này.
Link tải: TẠI ĐÂY.
- Intensive IELTS Writing: Cuốn này dạy viết các câu đơn lẻ, rất tốt cho bài viết hoàn chỉnh; ngoài ra là rất nhiều bài mẫu cho các bạn tham khảo.
Link tải: TẠI ĐÂY.
- IELTS Writing Recent Actual Tests: Tương tự cuốn Intensive IELTS Writing ở trên, cuốn này có thêm mục nâng cấp từ vựng, rất hữu ích cho việc đa dạng hóa cách diễn đạt.
Link tải: TẠI ĐÂY.
- IELTS Writing Strategies for the IELTS Test: Cuốn này có rất nhiều sample hay ho, tuy nhiên cuốn này mình đánh giá nó không hay như 3 quyển trên vì bố cục sách khá rời rạc và có một số phần không tập trung lắm vào bài thi IELTS.
Link tải: TASK 1 TASK 2
Đó là về mục tài liệu, vậy khi có tài liệu rồi, chúng ta nên học như thế nào để tận dụng hết giá trị của những tài liệu mình đang có?
Chắc chắn là bạn phải tích lũy nhiều từ mới và cấu trúc hay thì bạn mới có thể viết hay được.
Nguồn luyện đọc nâng cao
Một số bạn khi viết luận trong Task 2 hay bị thầy cô giáo comment là lỗi diễn đạt hoặc hay như Ms Andrea Kiều Anh hay có comment cho HV là "vague diction". Vậy để sửa lỗi này, cũng như tối ưu hóa 4 tiêu chí chấm điểm, chúng ta phải làm gì. Câu trả lời đơn giản là đọc nhiều. Đọc để trao dồi kiến thức viết ideas sắc và nâng cao khả năng diễn đạt. Dưới đây là một số nguồn tham khảo để đọc cho ielts writing task 2:
1.https://www.smithsonianmag.com - tạp chí của bảo tang Smithsonian về lịch sử
Fun fact một chút thì đây chính là trang web mà các bài đọc trong IELTS Reading hay trích nguồn nhất. Không chỉ là Reading mà còn là Writing, quá là tuyệt phải không nào?
2. https://flipboard.com/ - Trang tin tức tổng hợp
Flipboard là một ứng dụng dùng để đọc những bài báo, tin tức dựa trên sở thích của bạn. Nó cũng là một mạng xã hội giúp bạn có thể theo dõi mọi người và các blog liên quan đến bạn
3. Chuyên mục editorial từ các tờ báo lớn
VD: https://www.theguardian.com/profile/editorial - của báo The Guardian UK
Bài Editorial là một dạng bài PR truyền thống, thường được chính các nhà báo viết nên không bị chi phối bởi các doanh nghiệp, công ty. Chính vì thế, các bài viết dạng Editorial luôn được đánh giá là khách quan, đáng tin cậy đối với người đọc, đồng thời thể hiện quan điểm của người viết, có những ý tưởng xác đáng cho đề thi IELTS writing task 2.
4. Sách
Trong các đầu sách tiếng anh để trực tiếp phục vụ cho IELTS Writing task 2, cô khuyên mọi người đọc các cuốn liên quan đến debate vì sách sẽ giúp mọi người có góc nhìn 2 chiều về nhiều vấn đề xã hội, nhiều trong số đó hay được hỏi trong bài thi IELTS, lấy ví dụ là Animal vivisection (thí nghiệm động vật) hoặc Social media use (sử dụng mạng xã hội)...
Bí kíp luyện Writing
➨ Đối với mỗi đề bài viết, bạn không nên đọc luôn bài mẫu mà hãy “brainstorm”. Tư duy về những ý bạn sẽ viết trong bài, sau đó làm một outline ra một tờ giấy riêng, gạch các ý bạn sẽ định viết trong bài và phác một vài từ mới có thể sử dụng.
Sau khi outline ra ý rồi thì bạn mới nên đọc bài mẫu, đọc bài mẫu để lấy thêm ý tưởng hay và những từ vựng cùng cấu trúc “đỉnh” có trong bài.
Sau khi đã đọc xong bài mẫu và có một bộ khung về bài viết thì bạn hãy đặt bút viết và bấm đúng thời gian để viết và tạo áp lực phòng thi dần cho quen.
➨ Để có band điểm IELTS Writing cao thì bạn rất cần chú ý đến 3 yếu tố sau: Ý tưởng và ví dụ khoa học và logic với nhau, Từ mới + cấu trúc đa dạng và TUYỆT ĐỐI KHÔNG VIẾT SAI CHÍNH TẢ HOẶC SAI NGỮ PHÁP.
Việc học từ mới và cấu trúc mới cho kỹ năng Writing nên được thực hiện ít nhất 2,5 tiếng/ ngày và làm hàng ngày. Hãy tích cực đọc nhiều bài mẫu để liên tục update từ vựng và cấu trúc câu hay ho khi viết bài nhé.
KẾT LUẬN: Đây là 2 điều cơ bản nhất và bao trùm toàn bộ kỹ năng Writing, vậy nên để có một band điểm Writing cao thì ngoài việc thực hiện 2 điều trên như mình đã gợi ý thì các bạn phải ghi nhớ cho mình là KHÔNG ĐƯỢC NẢN.
Mình biết là tự học sẽ có những lúc nản lắm. Vì thế, hãy tự động viên mình cố gắng và chịu khó làm bài thì các bạn sẽ có được kết quả xứng đáng.
Chúc các bạn học tập tốt nhé!