Học IELTS như thế nào? Luyện thi IELTS sao cho hiệu quả? Kinh nghiệm luyện thi theo cách nào, phương pháp nào thì tốt, nên chọn tài liệu học nào?

Có lẽ, đây là điều mà nhiều bạn khi đang học IELTS băn khoăn, không biết nên học như thế nào và hướng đi ra sao. Vì vậy, hôm nay cô viết bài viết này để tổng hợp cho các em “Kinh nghiệm luyện thi IELTS từ A-Z”. 

Bài viết này sẽ tổng hợp tất cả những kiến thức IELTS các bạn cần biết từ sách học, lộ trình học và cả những thủ thuật, mẹo trong thi IELTS...Hy vọng, những chia sẻ của thầy cô sẽ giúp các bạn "dắt túi" được thêm những kinh nghiệm quý giá, chuẩn bị cho kỳ thi IELTS sắp tới nhé!

I. Tổng quát về IELTS

Trước khi ôn thi IELTS nhất định các bạn cần tìm hiểu IELTS là gì? Cấu trúc đề thi như thế nào? Từ đó sẽ giúp bạn biết định hướng học IELTS sao cho hiệu quả.

Để giúp bạn nắm rõ hơn, các bạn hãy tham khảo:

  • IELTS là gì? Tất tần tật về kỳ thi IELTS
  • Thang điểm IELTS, cách tính điểm chuẩn nhất

II. Sách luyện thi IELTS

Ôn thi IELTS nhất định các bạn cần phải có những bộ tài liệu IELTS cần thiết cho quá trình ôn luyện của bạn. Sách luyện thi IELTS có rất nhiều nhưng tuỳ từng người học đang ở trình độ nào cần phải lựa chọn sách phù hợp với trình độ đó, mới giúp bạn nâng dần kiến thức được. Dưới đây là những bộ sách theo từng trình độ của từ 4.0 đến 6.5 IELTS mà các bạn download về học nhé!

1. Bộ tài liệu luyện thi IELTS nào phù hợp cho người mới bắt đầu Level 4.0-4.5?

Cô đã tổng hợp những tài liệu dành riêng cho người mới bắt đầu, trình độ cơ bản nhất với các phần Ngữ pháp đến từ vựng và dành riêng cho 4 kỹ năng như: Get Ready for IELTS, Grammar for IELTS, Vocabulary for IELTS...

2. Những tài liệu luyện thi IELTS phù hợp và hữu ích nhất cho các bạn mục tiêu 5.0 - 5.5

Các tài liệu được chia sẻ dành cho bạn mục tiêu 5.0-5.5 cũng được chia theo từng trường hợp Từ vựng đến ngữ pháp và 4 kỹ năng cho bạn lựa chọn nhé: Collins for IELTS, 15 Days Practice for IELTS Writing, Improve your IELTS, Cambridge Practice IELTS...

3. Tài liệu luyện thi IELTS, tài liệu tự học IELTS nào phù hợp cho Level 6.0-6.5?

Với những ai có nền tảng thì bộ sách học IELTS cũng được nâng cao hơn. Cô giới thiệu những cuốn như Complete IELTS 6.5-7.5, Direct to IELTS, Academic Writing for IELTS của Sam McCarter, IELTS Speaking - Mat Clark...rất hợp với người đang có mục tiêu 6.5 - 7.0 nhé!

III. Lộ trình học IELTS

Khi học IELTS các bạn cần phải có cho mình lộ trình luyện thi IELTS cụ thể và chi tiết, điều này đảm bảo bạn có thể biết được mỗi ngày bạn cần học những gì? học như thế nào? sao cho phù hợp và giúp bạn nâng trình kiến thức bản thân.

IELTS Fighter đã xây dựng lộ trình tự học IELTS từ 0-7.0 dưới đây, các bạn có thể tham khảo để học tập nhé! 

1. Hướng dẫn tự học IELTS từ 0-7.0 

Đây là lộ trình hướng dẫn tự học theo các giai đoạn với tài liệu kèm theo để các bạn tự học hơn.

Lộ trình chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn có hướng dẫn học tập và tài liệu. Hãy khám phá nhé!

Xem chi tiết lộ trình: TẠI ĐÂY

Ngoài lộ trình này, IELTS Fighter còn thực hiện hai lộ trình học online, các bạn tham khảo thêm ngay theo hai đường link này:

1. Lộ trình học IELTS online level 5.0 cho người mới bắt đầu

Trong lộ trình học IELTS cho người mới bắt đầu cô đã trình bày rất chi tiết những bài học cần thiết cho các bạn.

Việc tự học ở nhà quan trọng ở sự quyết tâm của mỗi bạn, học không được bỏ dở mà hãy hoàn thành lộ trình học đúng như những gì cô chia sẻ, thì cô tin các bạn sẽ đạt được kết quả 5.0 như mong muốn. Khi mới bắt đầu học các bạn sẽ gặp nhiều khó khăn dễ bị nản, nên ở giai đoạn này các bạn thực sự hết sức cố gắng, luôn giữ tinh thần học tập thật tốt.

Xem chi tiết lộ trình học: TẠI ĐÂY

2. Lộ trình luyện thi IELTS online free level 6.5

Khi đã hoàn thành xong lộ trình học level 5.0 IELTS các bạn sẽ tiếp tục nâng trình kiến thức của mình với lộ trình level 6.5 nhé!

Xem chi tiết lộ trình học: TẠI ĐÂY

IV. Chia sẻ mẹo hay trong luyện thi IELTS

1. Hướng dẫn viết Writing từ 5.0 lên 8.0+ 

Các bạn khi viết Writing, nên viết theo các bước dưới đây để đúng hướng và đi vào trọng tâm hơn thay vì viết đơn giản mà không đạt được điểm cao.

Bước 1: XUẤT PHÁT - VIẾT CÂU ĐƠN

Hãy lôi lại những đề Task 1 và Task 2 mà mình đã làm. Nhìn vào biểu đồ Task 1, miêu tả các features bằng các câu đơn: S + V + O

Example: The restaurant's sales is high on Friday. It is low on Monday.
The consumption of burgers is high from 1990 to 2000. It is low from 2000 to present. 

Các bạn hãy tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất, ví dụ như doanh số thì phải là saleS số nhiều, hoặc sự tiêu thụ của món burgers thì phải có THE trước consumption. Hãy dành thời gian dùng các câu đơn để viết nên một bài Task 1. Đừng dùng trạng từ. Đừng dùng ngữ pháp phức tạp. Hãy cứ viết một chủ ngữ + một động từ + một tân ngữ. Nếu câu của bạn làm người đọc phải đọc 2 lần để nắm bắt ý, bạn đã thất bại. 

Ở task 2, hãy brainstorm và viết luận điểm ra trước khi viết. Đừng lười, lấy một tờ giấy & một cái bút ra và vẽ ý. Sau khi có 2 ý để lập luận, hãy viết 2 câu đơn giản để mở đầu 2 đoạn trong thân bài.

Ví dụ, bài mà mình chấm trong tuần vừa rồi là academic education vs vocational training. Mình sẽ theo trường phái là hoàn toàn ủng hộ "academic education", và chọn 2 luận điểm mà các bạn hay sử dụng là:

1) Academic education = safe job
=> Academic education helps people get jobs.

2) Encourage vocational training = fewer intellectual workers = less benefits for society
=> Encouraging vocational training leads to fewer intellectual workers who create wealth for the society.

Lưu ý: Đừng cố viết câu luận điểm khi bạn còn chưa có luận điểm. Nhiều bạn theo phương pháp "dò mìn", cứ nghĩ dần dần ra từng từ và phức tạp hoá tất cả các từ mà các bạn nghĩ ra.

Kết quả là một đoạn văn gãy hoàn toàn về ý, đầy các lỗi ngữ pháp và từ vựng sử dụng không đúng chỗ, thể hiện sự mất kiểm soát và tệ hơn là không hiểu biết về ngôn ngữ mà chính bản thân mình dùng.

Một cách dễ để tưởng tượng là bạn là một cô gái bé nhỏ muốn mặc vào chiếc váy đầm của mẹ mình. Những cụm từ như "In my pragmatic cognizance" sẽ không ghi cho bạn 1 điểm nào nếu trước đấy bạn còn thể hiện là mình không biết thêm a/an/the vào chỗ nào. 

Bước 2: TIẾP SỨC - VIẾT CÂU DÀI

Sau khi viết được một câu đơn hoàn chỉnh có chủ có vị, chia động từ đúng, bây giờ là lúc các bạn viết câu dài. Mình không đo câu bằng số dòng, mà đo bằng ý. Nếu một câu bạn chỉ có đúng S+ V + O, thì bạn đang viết một câu ngắn. Có 3 cách phổ biến để viết câu dài hơn: 

>>> Thêm mệnh đề quan hệ để bổ sung cho S hoặc O.

Ví dụ: Encouraging vocational training leads to fewer intellectual workers WHO create wealth for the society. 

Mình thêm vào vế "WHO create wealth for the society" cho intellectual workers không phải chỉ để bôi, mà để giải thích "tại sao fewer intellectual workers lại không tốt?"

>>> Thêm vào mệnh đề quan hệ bổ sung cho cả câu.

Ví dụ: Encouraging vocational training leads to fewer intellectual workers, resulting in less wealth for the society. 

Mình thêm vào vế ", resulting in less wealth for the society" cho cả câu để giải thích "tại sao cái việc đấy lại không tốt?"

>>> Thêm vào vế giải thích

Ví dụ: Encouraging vocational training leads to less wealth for the society because there are fewer intellectual workers. 

Mình thêm vào vế "because there are fewer intellectual workers" để giải thích"cái gì làm việc đấy không tốt?"

Như các bạn đã thấy, dù sử dụng cách nào, vế nào mình viết thêm vào đều có chủ đích của nó, cho người đọc một thông tin họ chưa biết.

Mình "dị ứng" nhất với các kiểu bôi như sau:

university students who study academic knowledge

manual workers who are different from intellectual workers

Các kiểu bôi như trên không giải thích gì thêm cho danh từ đứng trước mệnh đề quan hệ, vì bản thân danh từ đã thể hiện ra quá rõ cái ý đấy rồi. Bôi chữ không khó, cái khó là bôi chữ có mục đích. 

Bước 3: VỀ ĐÍCH - HOÀN THIỆN CÂU

Nếu làm tốt ở chặng Tiếp Sức, bạn hoàn toàn có thể tự tin rinh điểm 7.5. Đấy là điều mà không chỉ mình, mà nhiều giáo viên khác bao gồm cả Simon huyền thoại, muốn động viên các bạn. 7.5 không hề khó, bạn ạ. 

Tuy nhiên, với những người đi học IELTS tự nguyện, muốn chinh phục bài thi này, chắc chắn 9.0 vẫn là cánh cửa cuối cùng. Điểm tổng tuyệt đối IELTS thì khó, vì nó yêu cầu sự xuất sắc toàn diện ở cả 4 phần thi, chỉ cần 1 phần thi "lởm" là bạn tuột ngay điểm 9. 

Vậy làm thế nào để đạt đến, hoặc gần đến, điểm 9.0 Writing? Sự khác biệt ở đây, giữa người được 9.0 và người được gần đến 9.0, là về sự diễn đạt của ý. Để đến được 7.5, bạn cần số lượng ý. Từ 7.5 trở đi, bạn cần diễn đạt ý thật hay. How?

Câu trả lời là collocations. Không ai sáng tạo ra cách viết nào mới trong tiếng Anh cả. Các sách truyện, các bài báo, ... đều là sự tổng hợp của các cách viết được đề ra và thống nhất hàng trăm năm nay. Sự sáng tạo của người viết là ở cách tổ chức các cách viết đó thành giọng văn của bản thân mình. Các cách viết này được gọi là collocations - từ nào đi với từ nào. 

Ví dụ, hãy lấy 1 câu đơn giản sau:

Academic education helps people get jobs. 

Ý của bạn đã chắc chắn rồi, nên bạn có thể bắt đầu nâng cấp từng từ. Thay vì "academic education", ý của bạn muốn nói là giáo dục ở đại học, vậy bạn nên diễn đạt chính xác hơn là "tertiary education" hoặc "post-secondary education".

Những từ như từ "help" cho bạn một cơ hội & trách nhiệm phải nâng cấp từ này. Nó là từ quá chung chung, bạn nên dùng một từ formal hoặc cụ thể hơn. Help như thế nào? 

Có rất nhiều cách nói "help", ví dụ bạn có thể dùng từ "assist" hoặc "aid". Nghĩa của nó thì vẫn vậy, tuy nhiên nó là những từ trang trọng hơn, vì từ "help" được dùng quá nhiều trong cuộc sống. 
Vậy đến đây chúng ta có: Tertiary education assists people to get jobs. 

Cụm cuối cùng mà chúng ta sẽ giải phẫu là "get jobs". Ở đây, nghĩa mà chúng ta muốn diễn đạt là "giành lấy được một công việc". Tại sao phải giành lấy? Vì "thị trường lao động cạnh tranh". Cạnh tranh như thế nào? "Cao".

Biến hình: Tertiary education assists people to secure a job in the fiercely competitive labor market. 

People? Chung quá, cụ thể là ai?

=> Chuyển câu cấp 2: Tertiary education assists graduates to secure a job in the fiercely competitive labor market. 

Muốn câu dài hơn? Dùng chủ ngữ giả:
It is universally accepted that tertiary education assists graduates to secure a job in the fiercely competitive labor market. 

Như sau:
It is universally accepted that tertiary education helps graduates to secure a job in the fiercely competitive labor market. 

Cái này gọi là control. Khi bạn thấy một câu đã hơi dài và có thể hơi khó để follow, bạn lùi lại 1 bước. Chuyển assist thành help. Và vậy là bạn vừa viết một câu IELTS 9.0.

Người viết 8.0 là người biết dùng chủ ngữ giả "It is accepted that..." để làm câu dài ra một cách hợp lý. 

Người viết 8.5 là người biết "tertiary education" và "secure a job"

Người viết 9.0 là người biết "universally" đi với "accepted", và "fiercely" đi với "competitive"

Đừng chỉ học những từ mới đơn lẻ, hãy học các "cách diễn đạt". Cho chúng vào một nhóm. Ví dụ, làm thế nào để chúng ta nói "get"? Nếu đi với skills thì phải nói "obtain skills", nếu đi với success thì phải nói "attain success", nếu đi với knowledge thì phải đi với "acquire". Và là cách học đúng đắn.

Tóm tắt: 

- 7.5 and below: focus vào các luận điểm đúng đầu bài và có sự kết nối giữa các câu.
- 7.5 and up: diễn đạt các ý (rõ ràng và đã được sắp xếp hợp lý) một cách thật hay bằng collocations.

And that's how you get 9.0 in Writing.

2. IELTS Writing Tips: Làm thế nào để viết đủ số từ???

Không nghi ngờ gì nữa, viết luận là phần thi khó khăn nhất của kì thi IELTS. Đối mặt với một trang giấy trắng và bạn chỉ có 60 phút để viết 400 từ, bao gồm 150 từ mô tả một biểu đồ hoặc dữ liệu, cộng với 250 từ đưa ra ý kiến của mình về một vấn đề. 

Ngày nay, rất nhiều người mắc bệnh lười viết. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi viết 150 và 250 từ trong thời gian 60 phút là mối lo ngại lớn nhất của nhiều thí sinh thi IELTS. Và có một hình phạt trong kỳ thi IELTS nếu bạn không viết đủ số chữ là mất đi 0,5 trong điểm số của bạn. 

Hãy sử dụng lời khuyên dành cho IELTS Writing dưới đây về viết một số các loại câu phức tạp. Hãy thử viết chúng trong bài luận IELTS của riêng bạn nhé. 

Tip 1: Viết một câu luận đề chi tiết 

Bạn nên có một kế hoạch rõ ràng cho bài viết Task 2 của bạn khi bạn bắt đầu viết phần mở bài. Hãy thử thêm một câu luận đề chi tiết để các giám khảo chấm thi biết chính xác những gì bạn đang viết về trong mỗi đoạn sau đó. 

Một câu luận đề chi tiết bắt đầu với “This essay will…” hoặc “In this essay, I will…”. Đây không chỉ là một cách tuyệt vời để thêm từ vào phần mở bài của bạn, nó có thể làm tăng điểm số của bạn về tính mạch lạc và gắn kết. Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng trong Task 1, mặc dù bạn sẽ cần phải thay thế 'viết luận' bằng 'báo cáo'. 

Tip 2: Lặp lại các chủ đề câu hỏi trong mỗi đoạn mới 

Khi bạn bắt đầu một đoạn mới trong Task 1 hoặc Task 2, nhắc lại chủ đề một lần nữa. 

Ví dụ: “Another reason for the decline in academic standards is…” rather than “Another reason is…” 

Mặc dù điều này làm bạn lặp lại ý tưởng – một điều tối kị đối với bài viết IETLS, nhưng nó đã giúp tạo ra một phong cách học thuật hơn cho văn bản(academic style of writing). Nó cũng giúp bạn viết nhanh hơn để hướng tới mục tiêu 150 hoặc 250 từ. Bạn sẽ nhận được điểm thưởng nếu bạn có thể diễn giải chủ đề ( paraphrasing) mỗi khi bạn đề cập đến nó. 

Tip 3: Viết câu chuyển tiếp 

Một câu chuyển tiếp giúp kết nối hai giai đoạn trong văn bản của bạn. Nó có thể đề cập đến những gì đã được viết gần đây, hoặc nó có thể giải thích những gì sẽ xảy đến tiếp theo. Một câu chuyển tiếp tốt có thể làm cả hai nhiệm vụ này: “Having look at X, I will now turn to Y.” Chúng cực kỳ hữu dụng trong cả Task 1 và Task 2 của IELTS Writing. Chúng giúp bạn viết nhiều từ hơn, làm câu văn trở nên dài và nhiều màu sắc hơn. 

Cũng giống như Mẹo 1, kỹ thuật viết bài này cũng giúp bạn tăng điểm số về tính mạch lạc và gắn kết. 

Tip 4: Tóm tắt các luận điểm chính của bạn 

Sẽ là một điều hoàn toàn bình thường khi bạn viết đến phần kết luận của và thấy rằng bạn vẫn cần phải viết từ ít nhất thêm 50 từ! 

Có một giải pháp dễ dàng cho điều này. Tóm tắt các luận điểm chính của bạn là một cách tuyệt vời để có được thêm điểm extra, cũng như để thể hiện kỹ năng diễn giải của bạn. 

Bạn nên sử dụng cách này chỉ khi bạn cần phải viết những câu thêm vào cho đủ số lượng từ. Nếu câu trả lời Task 1 của bạn đã có ít nhất 150 từ đã, không nên lãng phí thời gian Tóm tắt các luận điểm chính của bạn. Chỉ cần đi thẳng vào viết Task 2. 

Tip 5: Dự đoán tương lai 

Tip IELTS Writing cuối cùng chỉ sử dụng để tóm tắt những ý chính trong bài viết của bạn. Nó ứng dụng được cho cả hai Task. 
Trong Task 1, nhìn vào các dữ liệu đã được đưa ra và dự đoán xu hướng có khả năng xảy ra trong tương lai. Đây là một kỹ thuật hoàn toàn tốt để đưa thêm thông tin vào bài viết của bạn. 
Trong Task 2, sử dụng câu điều kiện là một phương pháp rất hữu ích trong việc dự đoán tương lai. Việc sử dụng nhuần nhuyễn câu điều kiện trong Phần 2 sẽ giúp bạn ăn điểm cao cho phần thi này. 
Với 5 Tips này, hy vọng các bạn sẽ không bị mất điểm vì thiếu từ khi làm bài Writing các bạn nhé! Chúc các bạn học tốt! :)

Nguồn: ielts-academic.com

3. Tips for IELTS listening - IELTS Fighter  

Tìm hiểu cấu trúc bài thi nghe 

Một bài thi nghe gồm 4 sections , cứ 10 câu hỏi cho mỗi section nghĩa là các bạn cần trả lời tổng cộng 40 câu hỏi, mỗi câu một điểm.
Thời gian cho phần thi này là 40 phút, bao gồm cả 10 phút cho các bạn chép đáp án vào phiếu đáp án. Mỗi phần chỉ được phát một lần và file nghe không chỉ là giọng Anh Anh mà có thể có cả giọng Anh Mỹ , Anh Úc, Bắc Mỹ,….

Cấu trúc IELTS Listening

Các dạng bài

- Điền vào form
- Câu hỏi lựa chọn đáp án
- Câu hỏi với câu trả lời ngắn gọn ( khoảng 3 words)
- Hoàn thành flow-chart
- Hoàn thành câu
- Hoàn thành bảng

Các tip cho bài thi Listening

a. Cách tiếp cận

- Đọc chỉ dẫn của từng bài cẩn thận đặc biệt là số lượng từ tối đa được phép điền trong bài ( chú ý nếu điền quá số lượng cho phép thì dù có điền đúng các từ còn lại vẫn bị gạch sai)
- Sau đoạn giới thiệu ngắn, người trong đoạn recording sẽ nói “ you have 30 seconds to read questions …” , hãy sử dụng thời gian đó để đọc kĩ các câu hỏi

b. Khi đọc câu hỏi

- Phải chắc chắn rằng bạn hiểu bạn phải làm những gì
- Nghĩ đến hoàn cảnh đang diễn ra trong đoạn recording và cố gắng đoán những từ vựng bạn có thể sẽ nghe thấy trong bài.
- Gạch chân từ khóa trong câu hỏi ( yên tâm đi người ta cho phép bạn gạch vào đề mà)
- Thử cố đoán đáp án trước khi bạn nghe và đặc biệt bạn cần xác định từ cần điền loại từ nào hay là tiên riêng, số đếm hoặc địa chỉ, nơi chốn

c. Trong khi nghe

- Chú ý nghe các từ chuyển đoạn, chuyển ý như: “…… and secondly”, “moving to the next point”, “……..and most importantly”,…………

- Hãy cực kỳ cẩn thận với các từ đồng nghĩa vì thông thường người ta sẽ không nói thẳng đáp án trong bài cho bạn nghe mà họ sẽ dùng các từ đồng nghĩa đế bẫy bạn. Ví dụ nếu một trong những đáp án trong dạng bài câu hỏi lựa chọn là : “ on foot” thì rất có thể bạn sẽ không nghe thấy từ đó trong bài mà thay vào đó là “John walks to work”.

- Đáp án thường sẽ được phát âm rõ ràng, được nhất trọng âm và được nhắc đi nhắc lại. nếu người nói thì thầm hay nói lầm bầm không rõ thì có thể đó không phải là đáp án đúng

- Đừng viết luôn đáp án đầu tiên mà bạn nghe thấy vì trong phần thi listening xuất hiện kha khá các “ngoặt từ” để đánh lừa các bạn nên các bạn hết sức cảnh giác nhé !

- Trong quá trình nghe, đừng cố gắng viết tất cả mọi thứ bạn nghe được ra nhé! Vì recording chỉ chạy duy nhất một lần, nếu bạn mải chép chỗ này sẽ không thể tập trung để nghe nội dung sau, có thể sẽ không nghe thấy các từ khóa quan trọng ở phía sau.

- Các bạn có thể tiết kiệm thời gian các bạn có thể viết tắt, tuy nhiên việc viết tắt là vô cùng nguy hiểm nếu như bạn viết xong khi quay lại không nhớ đây là viết tắt của từ gì. Vậy nên, các bạn ngay từ bây giờ nên luyện tập cách viết tắt để tạo thành thói quen luôn.

Về cách viết tắt các bạn có thể tham khảo rất nhiều trên Google với từ khóa “abbreviation in English” hoặc các bạn có thể tự “phát minh” ra cách viết tắt của riêng mình.

Luôn luôn ghi nhớ rằng nghe một cách có hiệu quá không có nghĩa là bạn phải nghe được hết từng từ một, nghe được hết thì khỏi cần bàn rồi còn không thì các bạn chỉ cần nắm được các keywords. Người bản ngữ khi nghe cũng chỉ cần nhặt những từ quan trọng và những cụm từ có nghĩa và đó cũng là điều mà các bạn nên luyện tập. đừng quá hoảng loạn hay hoang mang khi bạn nghe không hiểu từng từ đơn lẻ nhé!

Phải hết sức cẩn trọng khi các bạn chuyển đáp án vào tờ đáp án. Nhớ check lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp cơ bản, nếu bạn nghe được mà chép đáp án sai thì phí quá rồi. Một điểm cần đặc biệt lưu ý và rất nhiều bạn thường không chú ý đó là dạng số nhiều của danh từ, đây là lỗi rất nhiều bạn hay mắc phải và rất đáng tiếc.

Một tip nữa là khi các bạn đang loay hoay không biết người ta nói đến đoạn nào, đến câu bao nhiêu rồi thì khi thấy các bạn khác trong phòng thi lật trang thì mình cũng lật theo luôn để bắt kịp những câu tiếp theo.

4. 15 TIPS luyện Reading IELTS cần biết

Reading là một phần thi không quá khó trong IELTS, tuy nhiên lại rất nhiều thí sinh không kịp thời gian để hoàn thành bài thi này.

Dưới đây là 15 mẹo chiến lược hay để cải thiện điểm thi IELTS reading của bạn, giúp bạn đạt được điểm cao hơn mong muốn theo kinh nghiệm của cô nhé!

Mẹo 1. Đọc lướt câu hỏi đầu tiên:

Trước khi bạn đọc đoạn bài và trả lời các câu hỏi bạn hãy đọc lướt qua câu hỏi để từ đó bạn có thể hiểu được phần nào nội dung bài đọc đang nói về vấn đề gì?

Bạn nhìn vào tiêu đề bài đọc, lướt qua 1 lượt bài đọc, các câu đầu chính của mỗi đoạn từ đó giúp bạn hình thành ý tưởng nội dung bài đọc, sau đó nhìn câu hỏi và các loại câu hỏi và đưa ra cho mình chiếc lược để trả lời các câu hỏi nhanh nhất và chính xác

Mẹo 2. Có cách làm bài riêng cho mình

 Khi luyện thi IELTS có thể sẽ nhận được rất nhiều lời khuyên của người từng làm bài thi ielts là nên làm theo cách này hay cách kia sẽ tốt hơn, nhưng lời khuyên của mình dành cho các bạn không nên áp dụng máy móc cách của người khác vào của mình, thay vì đó bạn nên biết kết hợp các cách vào nhau làm sao cho hợp lý phù hợp với bản thân của bạn.

Mẹo 3. Đọc kỹ hướng dẫn

 Trước những câu hỏi sẽ có thêm phần hướng dẫn, các bạn không nên bỏ qua nó mà đọc kỹ phần hướng dẫn này trước khi đặt bút trả lời các câu hỏi.

Ví dụ như: câu 20 cho bạn bao nhiêu từ để trả lời câu hỏi thì bạn cũng chỉ nên sử dụng đủ số từ đó tránh việc bạn bị trừ điểm vì lỗi làm sai cách hướng dẫn của đề bài.

Mẹo 4. Cẩn thận chính tả và ngữ pháp

 Không chỉ writing bạn chú ý ngữ pháp và chính tả, khi trả lời các câu hỏi reading bạn nên cẩn thận với ngữ pháp của câu, lỗi chính tả, hãy chắc chắn bạn viết lại một câu lấy từ bài đọc nhưng sai chính tả bạn sẽ bị trừ điểm.

Mẹo 5. Bỏ qua câu hỏi khó

Khi gặp một câu hỏi mà bạn không trả lời được thì hãy tạm thời bỏ qua tránh dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi để rồi bạn không kịp làm các câu hỏi khác có thể giúp bạn ăn điểm.
Sau khi trả lời một lượt các câu hỏi bạn có thể quay trở lại để làm và tìm ra đáp án đúng của câu hỏi đó.

Mẹo 6. Làm bật từ khoá chính trong bài đọc

 Khi đọc các bài đọc bạn cần sử dụng 1 chiếc bút màu hay bút chì làm nổi bật những từ khoá chính quan trọng đó là danh từ riêng về con người, địa điểm, số liệu... từ đó bạn sẽ dễ dàng tìm câu trả lời cho các câu hỏi.

Mẹo 7. Cảnh giác với những từ đồng nghĩa

Câu hỏi sẽ không dễ dàng như bạn nghĩ, người ra đề sẽ thay từ khoá trong đoạn văn bằng một từ đồng nghĩa nghĩa khác nhằm đánh lừa các bạn cứ đi tìm từ khoá giống như vậy trong đoạn văn, cho nên các bạn cần phải chú ý điều này để tìm ra đúng chỗ có từ khoá đồng nghĩa và đưa ra câu trả lời chính xác.

Mẹo 8. Đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh

Đôi khi bạn không thể hiểu hết được các từ có trong đoạn văn nhưng bạn hãy đoán ý nghĩa từ ngữ cảnh ở những từ và câu xung quanh từ đó. Thời gian không có nhiều nên bạn cần đoán nghĩa cách nhanh chóng, nếu không bạn có thể bỏ qua tạm thời nếu đoạn đó không quan trọng.

Mẹo 9. Hiểu ý chính

Mỗi đoạn văn luôn có một ý chính hay chủ đề cho đoạn văn đó, vì vậy bạn nên thực hành xác định các ý chính của một đoạn văn như thế nào để từ đó giúp bạn tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi các tiêu đề của đoạn văn một cách chính xác.

Mẹo 10 . Các câu hỏi sắp xếp theo nội dung đoạn văn

Gần như các câu hỏi trong bộ câu hỏi sẽ luôn tuân theo thứ tự của văn bản. Vì vậy khi bạn trả lời xong câu hỏi này thì câu hỏi tiếp theo sẽ có câu trả lời trong những câu tiếp trong văn bản. Tuy nhiên sẽ không hợp lý với các câu hỏi bị trộn lẫn.

Mẹo 11. Rèn luyện kỹ năng đọc lướt và quét ý chính

Đây là phương pháp đọc nhanh giúp bạn vừa đọc được bài viết một cách nhanh chóng nhưng bạn vẫn có thể tìm ra ý chính của đoạn văn nói về vấn đề gì?

Mẹo 12. Đọc chi tiết một số phần quan trọng của đoạn văn

Các bạn sẽ không có nhiều thời gian để đọc chi tiết hết cả đoạn văn, nhưng khi bạn đã tìm ra câu trả lời của một câu hỏi ở vị trí trong đoạn văn thì bạn cần đọc chi tiết thật kỹ câu đó để chắc chắn câu trả lời đó thật chính xác.

Mẹo 13. Bắt đầu làm bài kiểm tra từ từ

Nhiều bạn khi nhìn thấy đề thi bắt đầu vồ vập làm một cách nhanh chóng, nhưng lời khuyên thứ 13 khuyên bạn khi bắt đầu vào làm bài thi ielts reading hãy bình tĩnh làm từ từ, để cho đầu óc của bạn thật thư giãn

Trước tiên hãy đưa ra chiến lược làm đề thi của bạn và bắt đầu làm quen với tất cả các câu ở các thể khác nhau và trả lời thật chính xác từng câu hỏi.

Mẹo 14. Tăng tốc độ làm bài

Thời gian đầu làm thử các đề thi IELTS Reading bạn có thể mất nhiều thời gian vượt quá 60 phút, nhưng khi kiến thức đã tăng dần bạn cần cải thiện thời gian làm bài của mình nhanh hơn dần dần để đảm bảo bạn hoàn thành đề thi trong thời quy định chỉ có 60 phút.

Mẹo 15. Đọc các tài liệu thú vị

Để rèn luyện đọc bạn phải đọc thường xuyên nhưng nếu suốt ngày cầm quyển sách toàn chữ sẽ khiến bạn cảm thấy chán. Hãy đọc những quyển sách tiếng Anh có nội dung cuốn hút, hay hình ảnh đẹp để hấp dẫn bạn hơn hơn.

Bắt đầu từ những câu truyện ngắn, hay mẩu chuyện hài trên tạp chí... sau đó cải thiện dần là những bài báo cáo, cuốn tiểu thuyết, cuốn sách về khoa học, xã hội để giúp bạn tăng vốn từ vựng và hiểu biết cho mình.

Hy vọng 15 Tips này sẽ giúp các bạn hoàn thành thật tốt bài thi IELTS Reading của mình. 

Các bạn xem thêm những tips học IELTS Reading theo từng dạng bài hay:

5. 5 Tips chinh phục 7.0 IELTS Speaking

IELTS band 7 là một mục tiêu của rất nhiều người học IELTS. Tuy nhiên thật khó để dành được số điểm 7.0 cho phần thi IELTS Speaking trong khi thật dễ dàng để dành được điểm số cao cho các phần khác của bạn.

Tại sao vậy nhỉ?

Một lý do là phần thi nói cần rất nhiều kỹ năng, chứ không phải là một bộ các kiến thức cố định, nên phải mất nhiều thời gian để thành thạo được. Cách tốt nhất để cải thiện những kĩ năng này là thực hành nói liên tục với sự phản hồi và hướng dẫn từ giáo viên.

Thiếu hiểu biết về các tiêu chí đánh giá cũng khiến thí sinh tham gia thi IELTS dễ tập trung vào những điều sai lầm. Ví dụ, họ có thể lo lắng quá mức về mức độ quan trọng của phát âm và cố gắng để phát âm như một người bản xứ. Những nỗ lực này có thể tạo ra một sự khác biệt, nhưng suy cho cùng phát âm cũng chỉ chiếm 25% số điểm IELTS Speaking của bạn .

Điều thực sự giúp bạn là phải hiểu được điểm số IELTS Speaking được tính toán như thế nào và những tiêu chí chấm điểm Speaking là gì và sau đó cố gắng hết mình để thể hiện chính xác những kỹ năng đó trước mặt giám khảo chấm thi. Dưới đây là những lời khuyên của tôi dựa trên những tiêu chí đánh giá của bài thi IELTS Speaking.

Tip 1: Luôn luôn phải nói

Nói nhiều và liên tục mà không cần sự nỗ lực đáng kể hoặc mất sự gắn kết, mạch lạc giữa các câu nói với nhau.

Trong IELTS, số điểm của bạn sẽ tăng lên khi bạn nói nhiều hơn, ngay cả khi có bạn mắc một số lỗi nhỏ khi nói. Bởi vì IELTS là một bài kiểm tra về những gì bạn CÓ THỂ làm, không phải những gì bạn không thể. Vì vậy, nói nhiều nhất có thể để đáp ứng yêu cầu của các câu hỏi, cho đến khi bạn hết ý tưởng hoặc bắt đầu lặp lại những ý vừa mới được đưa ra. Nếu giám khảo có ngắt lời bạn, đấy chưa hẳn đã là một điều xấu.

Tip 2: Sử dụng thành ngữ

Theo các tiêu chí đánh giá, một ứng cử viên đạt IELTS Speaking band 7 cần:

- Sử dụng một số từ vựng ít thông dụng và những thành ngữ và cho giám khảo thấy bạn hiểu biết nhiều về phong cách nói và các cụm từ thường xuất hiện với nhau.

- Các giám khảo IELTS lắng nghe xem bạn có thể đi xa hơn 'sách giáo khoa tiếng Anh và bắt đầu sử dụng cách nói tiếng Anh thực tế, thành ngữ tiếng Anh hay không . Vì vậy, hãy gây ấn tượng với giám khảo bằng cách nói một vài câu thành ngữ như “I’m a bundle of nerves” thay vì “I’m nervous” . Bạn có thể tìm thấy một danh sách các thành ngữ trên Wikipedia và cho người dùng iOS hoặc thậm chí có một ứng dụng thành ngữ.

Tip 3: diễn giải các câu hỏi theo một cách khác

Theo các tiêu chí đánh giá, một ứng cử viên đạt điểm IELTS Speaking band 7 cần:

- Sử dụng hiệu quả phương pháp diễn giải( paraphrasing)

- Nếu giám khảo hỏi bạn một câu hỏi thì bạn phải ngay lập tức nghĩ ra cách để diễn giải câu hỏi đó theo ý của bạn. thể hiện ý nghĩa tương tự bằng những từ ngữ khác- nói điều gì đó như “Oh, you mean (paraphrase câu hỏi)?”

Đây là một chiến lược rất hiệu quả để biểu lộ một trong những kỹ năng cốt lõi mà các giám khảo đang muốn lắng nghe từ bạn. Hãy cố gắng làm điều này hai hoặc ba lần trong thời gian thi.

Tip 4: Sử dụng liên từ để kết nối ý tưởng của bạn

Theo các tiêu chí đánh giá, một ứng cử viên đạt điểm IELTS Speaking band 7 cần:

- Sử dụng một loạt các từ nối một cách linh hoạt.

- Điều này nghĩa là gì trong kì thi IELTS? Nó có nghĩa là bạn phải sử dụng một loạt các từ nối như ‘in other words’, ‘also’, ‘however’ and ‘on the other hand’ để kết nối ý tưởng của bạn.

- Phải sử dụng từ nối một cách linh hoạt, các giám khảo không muốn nghe bạn nói ‘on the other hand’ một trăm lần! Vì vậy, đừng dùng một cụm từ như ‘on the other hand’ lặp đi lặp lại quá nhiều và hãy sử dụng một cụm từ khác thay thế. Hãy thể hiện bạn có một hiểu biết rộng về từ nối.

Tip 5: Đừng sợ sai lầm

Theo các tiêu chí đánh giá, một ứng cử viên đạt điểm IELTS Speaking band 7 cần:

- Tạo ra những câu gần như không có lỗi gì, một số lỗi ngữ pháp nhỏ vẫn sẽ được chấp nhận.

Điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể mắc phải một số lỗi sai mà vẫn nhận được IELTS 7.0 hoặc 7.5. Tuy nhiên, một số thí sinh bị điểm kém vì họ lo lắng quá nhiều về những lỗi sai mà họ có thể mắc phải. Kết quả là, họ nói quá chậm và lỗi sai của họ trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết! Điều quan trọng nhất chính là sự lưu loát(fluency) của câu nói, chứ không phải là tạo ra một bài nói không mắc lỗi gì.

Chúc các bạn vận dụng thật tốt những Tips này và đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS Speaking của mình nhé!

Nguồn: ielts-academic.com

6. Bộ câu hỏi Luyện thi IELTS Speaking theo chủ đề

Một vấn đề người học IELTS gặp phải khi Luyện thi IELTS Speaking là không có Topic để luyện, và không dự đoán được những câu hỏi sẽ bị hỏi khi vào phòng thi. Vì vậy, rất nhiều bạn khi bị hỏi rất bối rối.

Mình đã tổng hợp 220 topic thường xuyên xuất hiện trong bài thi IELTS Speaking và những câu hỏi xoay quanh các Topic đó. Các bạn hãy dựa vào đây để bổ sung vốn từ vựng cho mình và luyện tập thật nhiều ở nhà nhé!

Link tải 220 topic nha: TẠI ĐÂY

V. Phương pháp luyện thi IELTS

Thi IELTS các bạn sẽ thi Reading, Listening, Speaking, Writing cho nên bạn cần luyện đầy đủ 4 kỹ năng này. Mỗi kỹ năng sẽ cần có phương pháp rèn luyện riêng để đạt hiệu quả cao.

  • Phương pháp luyện thi IELTS Listening

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

  • Phương pháp luyện thi IELTS Writing

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

  • Phương pháp luyện thi IELTS Speaking

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

  • Phương pháp luyện thi IELTS Reading

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

  • Từ vựng IELTS - Bao nhiêu là đủ & học như thế nào?

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

  • Làm sao để luyện nghe tiếng Anh IELTS hiệu quả?

Xem chi tiết: TẠI ĐÂY

Chúc các bạn học tốt và sớm đạt điểm cao nha.