Học tiếng Anh bắt đầu từ đâu?

Học giao tiếp trước hay chứng chỉ trước?

Học chứng chỉ nào phù hợp? Nên học như thế nào?

Nếu bạn đang băn khoăn việc học một ngôn ngữ cụ thể là tiếng Anh phải bắt đầu như thế nào? Chắc chắn phải đi từ gốc rồi. Vậy thì hãy đọc bài viết này.

Cùng tìm hiểu kỹ nhất qua triết lý EAL và phương pháp tiếp cận ngôn ngữ chuẩn ngay từ gốc, từ những điều đơn giản nhất đến mục tiêu cao nhất. Và xây dựng ngôi nhà ngôn ngữ riêng của bạn.

I. Triết lý EAL và phân tích những câu hỏi trước khi bắt đầu

EAL có nghĩa là English Approach Language - Tiếp cận ngôn ngữ (tiếng Anh) với định hướng học ngôn ngữ (tiếng Anh) không chỉ học kiến thức mà là học kỹ năng để từ đó biến kiến thức có được sử dụng như bản năng, thành thạo ngôn ngữ ở mức tối đa nhất. Từ đó xây dựng ngôi nhà ngôn ngữ, phát triển kiến thức và kỹ năng đạt mức thành thạo tiếng Anh cao hơn.

Bạn có thể dựa theo sự so sánh dưới đây.

Học tiếng Anh khác với học các môn khác như thế nào?

Triết ký EAL - IELTS Fighter 1

Nếu học tiếng Anh theo tư duy là học theo kiến thức mà không rèn luyện thành kỹ năng, biến thành bản năng thì bạn sẽ nhanh quên sau một thời gian. Và đó không phải cách học tiếng Anh đúng, hãy từ bỏ những dung nạp kiến thức trong sách vở, học để nhớ mà không ứng dụng kia đi.

Người học tiếng Anh, cần xác định bỏ thời gian và công sức để học thành kỹ năng. Chúng ta nên đi từ gốc để học ngôn ngữ, xây dựng cho mình một ngôi nhà ngôn ngữ với các điều kiện cụ thể từ nền móng ban đầu đến mái nhà mục tiêu của mình.

Và để làm được điều đó, bạn cần phân tích các yếu tố sau để đảm bảo bạn hiểu rõ ngôn ngữ chúng ta theo đuổi. Mỗi vấn đề khi nhìn nhận đúng về hướng đi ban đầu, xác định học tiếng Anh là học kỹ năng, bạn sẽ giải quyết được những khó khăn trong quá trình học tốt hơn.

1. Xác định tầm quan trọng của ngôn ngữ trước khi bắt đầu

Cụ thể ở đây là bạn cần giải đáp các câu hỏi why – vì sao bạn cần học tiếng Anh? Ngoại ngữ có tầm quan trọng như thế nào? Bởi nếu không xác định rõ vấn đề này, quyết tâm bắt đầu học của bạn sẽ bị giảm sút.

Giống như chúng ta nói, khi muốn bỏ cuộc hãy nhớ lý do vì sao mình bắt đầu. Thế thì hãy xác định lý do của bạn thôi.

1.1 Nhận định sai lầm về tầm quan trọng của ngôn ngữ

a. Ngôn ngữ chỉ là công cụ, kiến thức chuyên ngành mới là quan trọng?

Triết ký EAL - IELTS Fighter 2

Nếu chỉ có kiến thức mà không có ngôn ngữ để thể hiện thì không ai thấy được giá trị của mình. Ngôn ngữ là công cụ để con người thể hiện giá trị của bản thân

1. 2. Có nhiều công việc không cần ngoại ngữ?

- Không có công việc nào là không cần đến ngoại ngữ, chỉ có công việc chưa cần tại thời điểm hiện tại mà thôi.

- Việt Nam ngày càng hội nhập, do đó, chắc chắn trong tương lai gần, người ở tất cả các quốc gia sẽ tới Việt Nam để giao dịch và làm việc, đòi hỏi người dân Việt Nam ai ai cũng biết sử dụng tiếng Anh thì mới tồn tại và cạnh tranh được (như PhiNipines, Singapore...)

1.3. Có thể chỉ cần biết ngôn ngữ khác mà không cần biết tiếng Anh?

Tiếng Anh vẫn sẽ tiếp tục là ngôn ngữ toàn cầu vì những lý do sau:

- Số lượng người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 1 và thứ 2: ~ 1 tỉ người

- Ngôn ngữ dễ học, nói, viết và linh hoạt hơn các ngôn ngữ phổ biến khác (tiếng Trung, Tiếng Tây Ban Nha..)

- Tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh và tài chính (các thị trường chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ giao dịch với nhau đều sử dụng tiếng Anh)

2. Xác định rõ tầm quan trọng của việc học ngôn ngữ

Ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có tầm quan trọng với nhiều đối tượng từ học sinh cấp 1,2, 3 đến sinh viên và cả người đi làm đã có gia đình. Mỗi người đều nên “dắt túi” cho mình khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để tăng thêm hành trang cho cuộc sống.

Ví dụ, với học sinh cấp 1 thì đây là thời điểm thích hợp để học ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ, giúp các em thể hiện tư duy tốt hơn theo tiếng Anh cũng như tìm hiểu về những nét văn hóa mới nhờ tiếng Anh dẫn lối.

Với học sinh cấp 2, học tiếng Anh sớm là sự chuẩn bị sớm, giúp các em có sự tiếp nhận tốt hơn, học chuẩn ngay từ đầu, dành nhiều thời gian luyện tập dài hơi, không bị áp lực quá nhiều do các môn học khác trong quá trình ôn luyện.

Với học sinh cấp 3, tiếng Anh càng quan trọng hơn vì nó mở ra nhiều cánh cửa mới cho tương lai học tập của các em. Từ du học, nhận học bổng đến thi vào trường ĐH mơ ước, làm những công việc thiện nguyện phi chính phủ…Tiếng Anh – ngôn ngữ toàn cầu rất quan trọng với học sinh cấp 3.

Tương tự, sinh viên ĐH có tiêng Anh, sở hữu chứng chỉ tốt chứng minh năng lực cũng mở ra cơ hội nhận học bổng, du học, làm thêm và đặc biệt là ra trường có việc xịn lương cao hơn nhiều so với người không có am hiểu ngôn ngữ toàn cầu này.

Người đi làm học tiếng Anh để nâng cao cơ hội nghề nghiệp. Nếu có gia đình, bố/mẹ còn có thể dạy con cái học thêm ngoại ngữ nữa.

Từ tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, bạn đã giải đáp câu hỏi why – vì sao mình cần học. Hãy nghĩ đến những điểm tốt đẹp và cơ hội thành công về sau này để từ đó bạn có động lực chinh phục điểm số IELTS như mục tiêu ban đầu của mình.

Bạn là học sinh, sinh viên hay người đi làm? Hãy nghĩ kỹ về lý do và tầm quan trọng đối với tiếng Anh dành cho bạn. Theo phương pháp tiếp cận ngôn ngữ triết lý EAL, không chỉ cần phân tích lý do, lựa chọn hướng hoc tập hiệu quả mà bạn cần hiểu rõ mục đích của việc học tiếng Anh.

II. BĂN KHOĂN KHI BẮT ĐẦU HỌC TIẾNG ANH?

1. Học tiếng Anh giao tiếp hàng ngày có giao tiếp trong công việc được không?

Bản chất tiếng Anh đời sống và tiếng Anh công việc chỉ khác nhau ở vốn từ vựng chuyên ngành. Những yếu tố còn lại như cấu trúc ngữ pháp, quy tắc hình thành câu, nguyên tắc phát âm và ngữ âm... là như nhau.

Do đó, học tiếng Anh giao tiếp đời thường là đã có thể áp dụng 80-90% trong hầu hết các loại hình công việc. Chỉ một số ngành đặc thù như Y khoa, Xây dựng, Kỹ thuật.sẽ chỉ cần bổ sung lượng từ vựng chuyên ngành của người học.

Do đó, muốn giao tiếp tốt trong công việc, cần học tốt giao tiếp đời thường.

2. Nên học giao tiếp trước hay học chứng chỉ trước?

Việc nên học giao tiếp trước hay chứng chỉ trước phụ thuộc vào các yếu tố: Mục tiêu, thời gian, trình độ hiện tại của người học

Triết lý EAL - IELTS Fighter 3

3. Học giao tiếp có cần học ngữ pháp hay không?

Học giao tiếp có cần học ngữ pháp, tuy nhiên cách học sẽ khác với cách thông thường mà HV thường thấy:

Học ngữ pháp từ kỹ năng nghe, tức lấy file nghe là nguồn nguyên liệu để tiếp nhận ngữ pháp đầu vào

Khi giao tiếp, người bản xứ thường chỉ sử dụng những cấu trúc ngữ pháp đơn giản, những dạng rút gọn, thậm chí họ còn thường xuyên sử dụng những cấu trúc sai ngữ pháp để đổi lấy fluency và độ tự nhiên. Do đó, người Việt học tiếng Anh giao tiếp cũng sẽ chỉ cần học ngữ pháp theo những tư duy như vậy, không cần phải học tất cả các chủ điểm ngữ pháp trong tiếng Anh, như vậy quá hàn lâm và không cần thiết.

Người học vận dụng cấu trúc ngữ pháp vào kỹ năng nói thông qua hình thức phản xạ lặp đi lặp lại. Từ đó, não bộ có thể ghi nhớ 1 cách tự nhiên những công thức đó và vận dụng được luôn. Thông thường, việc học ngữ
pháp thiếu đi bước này, dẫn đến người học chỉ có thể làm bài tập ngữ pháp mà không thể vận dụng vào Speaking.

4. Kiến thức nền tảng của một ngôn ngữ

Để học một thứ tiếng nào đó, người học cần phải học:

Triết lý eal

- Từ vựng: Cùng với ngữ pháp, từ vựng là nguyên liệu để người học Nghe, nói, đọc, viết. Muốn phát triển các kỹ năng tốt, người học cần phải đảm bảo 1 vốn từ vựng nhất định.Để làm tốt bất kỳ một kỹ năng nào, người học đều phải có kiến thức nền:

- Ngữ pháp: Ngữ pháp là chất kết dính các từ vựng lại với nhau để tạo thành những câu, những đoạn văn có ý nghĩa, có thể truyền tải được một thông điệp nào đó. Nếu ví từ vựng như những viên gạch thì ngữ pháp là xi măng là gắn kết chúng lại với nhau.

- Ngữ âm: Người học cần kiến thức về ngữ âm để phục vụ 2 kỹ năng là Nghe và Nói. Ngữ pháp hay từ vựng thì đều phải dùng âm thanh, dùng giọng nói để biểu đạt cho người khác nghe và hiểu.

- Chữ viết: Người học cần kiến thức về mặt chữ viết để phục vụ 2 kỹ năng là Đọc và Viết. Bên cạnh giọng nói, con người còn dùng chữ viết để truyền thông tin tới người khác. Tiếng Anh và tiếng Việt có bảng chữ cái tương tự nhau (đều theo hệ chữ cái la tinh, khác với chữ tượng hình trong tiếng Nhật, Hàn,
Trung...), do đó, thông thường người Việt không cần mất thời gian để học chữ viết tiếng Anh.

5. Các kỹ năng của một ngôn ngữ

Mỗi một ngôn ngữ được thể hiện qua 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết

5.1. Trình tự tiếp nhận ngôn ngữ

Trình tự tiếp nhận ngôn ngữ tự nhiên của con người sẽ là: Nghe - Nói - Đọc - Viết:

Khi sinh ra, 1 đứa trẻ sẽ dành 1-3 năm đầu đời để nạp ngôn ngữ thông qua kỹ năng nghe. Não trẻ sẽ nghe bố mẹ, ông bà nói và thu nạp đầu vào (input)

Khi lượng đầu vào đạt đến mức độ, trẻ có thể bắt đầu nói những từ đơn giản, tiếp đó là các câu, dần dần là các đoạn.Khi trẻ đã biết nghe nói thành thạo, trẻ vẫn chưa biết đọc và viết.

Đến năm 6 tuổi, trẻ bắt đầu được học đọc và viết, hoàn thiện bộ 4 kỹ năng. Lưu ý rằng, kể cả trẻ không được học đọc, viết, chúng vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ để nghe, nói một cách bình thường.

5.2. Kỹ năng thụ động và kỹ năng chủ động

4 kỹ năng được chia thành 2 nhóm: Kỹ năng chủ động và kỹ năng thụ động

Kỹ năng chủ động: bao gồm kỹ năng Nói và Viết. Khi đó con người phải tự tạo ra ngôn ngữ của mình.

Kỹ năng thụ động: bao gồm kỹ năng Nghe và Đọc. Khi đó con người tiếp nhận và xử lý các thông tin từ bên ngoài.

Đối với người học, kỹ năng thụ động chính là đầu vào (Input), kỹ năng chủ động là đầu ra (Output). Thông thường HV Việt Nam sẽ cảm thấy kỹ năng chủ động khó hơn kỹ năng thụ động.

Và chúng ta có một ngôi nhà ngôn ngữ được xây dựng với:

  • Nền móng Knowledge: Phát âm, từ vựng, ngữ pháp – một số ngôn ngữ khác cần có thêm chữ viết như tiếng Trung
  • 4 kỹ năng - Skill: Nghe – Nói – Đọc – Viết: Những bức tường vững chắc để đi đến mục tiêu của bạn.
  • Mục tiêu: Mái nhà mà bạn hướng tới. Mục tiêu càng cao, độ dài của tường càng lớn và ngôi nhà càng đồ sộ, khả năng sử dụng tiếng anh của bạn càng ấn tượng.

EAL - IELTS Fighter

Theo các yêu cầu chung hiện nay, mục tiêu 700-800 TOEIC, 6.5-7.0 IELTS là mục tiêu mà các bạn nên hướng tới để đảm bảo ngôi nhà của bạn được xây dựng vững chãi hơn.

Và nếu có thể, đặt mục tiêu cao hơn để sử dụng tiếng Anh như bản năng thì chắc chắn sẽ càng tốt.
Sự sắp xếp ngôi nhà EAL áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ khi học. Chỉ cần giải quyết các điểm này, bạn sẽ xác định tốt mục tiêu của mình.

5.3. Những băn khoăn khác

 Nghe chủ động và nghe thụ động khác nhau như thế nào?

EAD - IELTS Fighter 4

III. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CUỐI CÙNG VỚI VIỆC HỌC TIẾNG ANH

Dù mục đích của người học là gì, khi học ngôn ngữ người học sẽ nhắm đến 2 mục tiêu là Giao tiếp thành thạo hoặc Có chứng chỉ đạt được 1 số điểm nhất định.

1. Mục tiêu giao tiếp 

Nhiều học viên mong muốn "Giao tiếp thành thạo" sau các khóa học. Tuy nhiên, mục tiêu cam kết của trung tâm không phải như vậy mà là 'Giao tiếp tự tin trong các tình huống đời sống hàng ngày/tình huống công việc"

2. Mục tiêu học thuật (thi chứng chỉ)

2.1. Chứng chỉ TOEIC

TOEIC là gì?

TOEIC là viết tắt cho Test of English for International Communication, tạm dịch là bài kiểm tra Tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế - Có 2 bài thi Toeic là Toeic 2 kỹ năng và Toeic 4 kỹ năng

Theo thang đánh giá TOEIC, các chuyên gia khuyên thí sinh cần đặt mục tiêu tối thiểu 700 TOEIC để có thể’ "able to satisfy most social demands and limited work requirements" (Có khả năng xử lý hầu hết các tinh huống xã hội và một số các yêu cầu công việc)

 Giá trị ứng dụng của chứng chỉ TOEIC để ra trường, xin việc, đáp ứng yêu cầu công việc và khẳng định năng lực bản thân.

Bạn có thể xem chi tiết hơn về chứng chỉ này qua bài viết, sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất: TOEIC là gì, tất cả thông tin về kỳ thi

2.2. Chứng chỉ IELTS

IELTS là gì?

- IELTS viết tắt cho International English Language Testing System, tạm dịch là Hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế với 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết. IELTS là cuộc thi kiểm tra trình độ thông thạo Anh ngữ quan trọng và phổ biến nhất thế giới cho mục đích học tập, làm việc và định cư với hơn hai triệu thí sinh dự thi.

- Có 2 bài thi là IELTS Học thuật (IELTS Academic) hoặc IELTS Tổng quát (IELTS General) tùy theo tổ chức mà bạn đang nộp đơn đến và kế hoạch sắp đến của bạn.

Các tổ chức có quy định riêng về loại hình thí sinh cần thi. Thí sinh nên liên hệ với tổ chức nơi mình nộp hồ sơ để biết rõ quy định.

Hàng năm, có trên 2 triệu thí sinh thi IELTS với mục đích du học, định cư hay xin việc làm. IELTS được hơn 10.000 cơ sở đào tạo và tổ chức tại 135 quốc gia công nhận như Anh, Úc, Mỹ, Canada, New Zealand,...

Theo bảng mô tả thang điểm của IELTS, các chuyên gia khuyên thí sinh cần đặt mục tiêu IELTS ít nhất là 7.0 (người sử dụng ngôn ngữ tốt)

Bạn có thể xem chi tiết hơn về chứng chỉ này qua bài viết để hiểu rõ hơn vì sao nhiều người chọn thi đến thế: IELTS là gì? Tất tần tật cần biết về IELTS

Giá trị ứng dụng của bài thi IELTS:

  • Là yêu cầu bắt buộc khi săn học bổng, du học nước ngoài. 
  • Giúp miễn thi tiếng Anh THPT, xét tuyển thẳng ĐH top đầu
  • Đáp ứng yêu cầu ra trường của các trường ĐH
  • Tạo dựng năng lực khi xin việc, với tấm bằng 7.0 IELTS thì bạn không chỉ xin việc trong nước mà còn nước ngoài dễ dàng hơn.
  • Phục vụ định cư nếu ai muốn ở nước ngoài

Bạn là học sinh, sinh viên hay người đi làm? Hãy nghĩ kỹ về lý do và tầm quan trọng đối với tiếng Anh, để xác định học chứng chỉ nào phù hợp. Như là IELTS dành cho bạn đê chọn phù hợp.

Bạn đang nghĩ học tiếng Anh giao tiếp là phải nói tiếng Anh chuẩn như người bản xứ?

Ngôn ngữ sinh ra nhằm mục đích giao tiếp, để có thể giao tiếp được, tiếng Anh của bạn cần đảm bảo yếu tố "understandable", có nghĩa là "có thể hiểu được", do đó:

- Phát âm chỉ cần đúng, không cần phải chuẩn accent như người Anh hoặc người Mỹ

Từ vựng và ngữ pháp chỉ cần ở mức độ giao tiếp đời thường, không cần từ vựng quá hàn lâm và học thuật
Không có khái niệm tiếng Anh chuẩn, vì trên thế giới có rất nhiều accent khác nhau, ngay kể cả trong nước Anh và trong nước Mỹ cũng đã có rất nhiều accent của các vùng miền. Người Ấn Độ có accent riêng của họ nhưng vẫn có thể đạt 9.0 IELTS

1. Muốn học tiếng Anh thực tế nên không muốn luyện thi chứng chỉ.

Bản chất các chứng chỉ sinh ra là để đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người. Do đó, việc ôn luyện theo các tiêu chí của 1 chứng chỉ ngôn ngữ bản chất là học cách dùng ngôn ngữ đó tốt hơn. Do đó, không nên tách bạch 2 khái niệm "học thực chất" và "học theo chứng chỉ"

Học theo chứng chỉ sẽ có khung đo năng lực, dựa theo khung đó người học sẽ biết mình đang ở mức độ nào, đã tiến bộ được bao nhiêu, còn cần phải cố gắng bao nhiêu nữa. Từ đó người học sẽ có mục đích và có hướng đi rõ ràng cho mình. Nếu học không có thang đo để đối chiếu, người học sẽ vô cùng mất Phương hướng.

2. Chứng chỉ không nói lên điều gì nên không cần thi

- Các chứng chỉ TOEIC, IELTS được sinh ra nhằm mục đích đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ của người học . Dựa vào thang điểm trên chứng chỉ của bạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được một cách vô cùng nhanh chóng năng lực của bạn ở mức nào.

- Không có chứng chỉ không có nghĩa là năng lực kém. Tuy nhiên nếu như bạn không có chứng chỉ thì người khác sẽ không có căn cứ nào để đánh giá được năng lực của bạn một cách toàn diện và tin cậy. Mặc dù họ vẫn có thể đánh giá thông qua con mắt cá nhân, tuy nhiên kênh đánh giá đó mất thời gian và không phải lúc nào cũng chính xác.

EAL - IELTS Fighter 03

IV. BẠN CÓ GẶP KHÓ KHĂN GÌ KHI HỌC TIẾNG ANH?

1. Học ngữ âm

Tiếng Anh là ngôn ngữ không có nguyên tắc đánh vần giống như tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguyên tắc đánh vần, chỉ cần học bộ nguyên tắc đánh vần là từ đó trở đi từ nào cũng có thể nhìn mặt chữ để đọc được.

Tiếng Anh không có nguyên tắc đánh vần như vậy, điều đó có nghĩa là người bản xứ không thể nhìn mặt chữ của 1 từ để biết chính xác cách đọc của từ đó.

Bản chất tiếng Anh là học từ nào biết từ đó. Nếu muốn biết chính xác cách phát âm chỉ có một cách là tra cứu từ điển.

Khi học tiếng Anh, nhiều học viên vô tình áp dụng nguyên tắc đánh vần của tiếng Việt vào tiếng Anh, có nghĩa là nhìn một từ tiếng Anh và đọc nó theo kiểu của tiếng Việt. Đó là lý do tại sao người Việt hay người của một số nước khác hay có kiểu cùng một kiểu phát âm sai như nhau, do họ bị ảnh hưởng từ chính ngôn ngữ mẹ đẻ.

2. Học từ vựng

2.1. Cảm thấy từ vựng quá mênh mông nên không biết học gì

Thông thường người học từ vựng không biết nên học từ nguồn nào, bắt đầu từ đâu, học bao nhiêu là đủ.. -> Mất Phương hướng trong việc học từ vựng.

2.2. Học trước quên sau

 Trí nhớ của con người luôn mai một theo thời gian, bộ não của con người sinh ra để quên, do đó, ai ai khi học tiếng Anh cũng phải đối mặt với việc học từ vựng học trước quên sau, kể cả những người giỏi nhất.

Nguyên nhân của việc dễ quên từ vựng và mẹo học:

- Học từ đơn lẻ, không học theo cụm từ.

- Học từ không có ngữ cảnh

- Từ vựng không để lại ấn tượng với não bộ: Chỉ đọc từ/viết từ 1,2 lần

- Không review từ vựng thường xuyên

 Cách học hiệu quả là cách học hạn chế tối đa việc quên từ vựng, muốn như vậy, người học cần tránh những cách học sai lầm như trên.

2.3. Học nhưng không nói được

Nhiều học viên chỉ có thể làm được các bài tập từ vựng (điền từ, tìm lỗi sai, chọn dạng đúng của từ...) nhưng khi cần nói, viết thì không thể nào "lấy" từ đó trong bộ nhớ của mình ra được.

Nguyên nhân: Người học học từ bằng kỹ năng Reading (nhìn, làm tập trên giấy.) chứ không học bằng kỹ năng Speaking (không phát âm, không nhắc đi nhắc lại, không nói 1 câu hoàn chỉnh có chứa từ đó) thì không thể nào nói được.

3. Học ngữ pháp

3.1. Cảm thấy ngữ pháp quá mênh mông không biết học gì

Ngữ pháp trong tiếng Anh rất nhiều, kể cả giáo viên hay người bản xứ cũng không nắm hết được tất cả ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên người học chỉ cần căn cứ vào mục đích và mục tiêu học của mình để tiếp cận những chủ điểm ngữ pháp cần thiết cho bản thân, không cần phải học tất cả mọi thứ có trong tiếng Anh.

3.2. Học ngữ pháp nhưng không nói được

Tương tự như khi học từ vựng, người học học ngữ pháp từ kỹ năng reading và làm bài tập trên giấy sẽ không áp dụng ngữ pháp vào việc nói được.

3.3. Luyện kỹ năng nói

a. Khi nói không tìm được từ và cấu trúc phù hợp để thể hiện suy nghĩ

Người học gặp phải tinh trạng trên do 2 nguyên nhân:

Khi học từ vựng hay cấu trúc chỉ học bằng kỹ năng reading (làm bài tập trắc nghiệm, tự luận trong sách...) chứ không học bằng kỹ năng speaking (không phát âm từ vựng, không phản xạ cấu nói trúc ngữ pháp)

Khi tư duy ngôn ngữ, người học có xu thế tư duy theo hướng 'Anh - Việt" . Tức là người học bắt gặp 1 từ tiếng Anh nào đó hoặc 1 cấu trúc nào đó thì sẽ đi tìm nghĩa tiếng Việt của nó, từ đó hình thành tư duy dịch Anh - Việt. Tuy nhiên khi nói, trong đầu người học tồn tại những suy nghi bằng tiếng Việt, cần phải chuyển thể sang tiếng Anh. Do người học chưa từng làm điều này nên luôn cảm thấy khó khăn.

b. Sợ phát âm sai nên không dám nói

Người học Tiếng Anh hay bị ám ảnh bởi việc nói tiêng Anh là phải "nói chuẩn", "nói hay" như người bản xử, phát âm sai sẽ bị chê cười. Từ đó, không dám thể hiện bản thân, khiến kỹ năng nói càng ngày càng thui chột.

4. Luyện kỹ năng Viết

4. 1. Khi viết không tìm được từ và cấu trúc để thể hiện suy nghĩ

Tương tự như kỹ năng nói, người học khi viết không tìm được cấu trúc/từ vựng để thể hiện suy nghi của minh do 2 lý do:

Khi học từ vựng/ngữ pháp chỉ học bằng kỹ năng Reading

Tư duy ngôn ngữ theo hướng Anh - Việt, không tư duy theo hướng Việt - Anh.

5. Luyện kỹ năng Nghe

5. 1. Nghe không được do phát âm sai

Khả năng phát âm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nghe hiểu của một người. Khi một người phát âm một từ theo cách A, họ có xu thế không nhận ra từ đó nếu có người phát âm từ đó theo cách B. Do đó, khi bạn phát âm sai 1 từ, bạn có thể sẽ không nhận ra từ đó khi người bản xứ phát âm đúng. Nói một cách khác, phát âm sai khiến cho bộ nhận diện âm thanh của người học bị sai.

5.2. Nghe không được do không có vốn từ vựng

- Khi chúng ta nghe 2 người Việt nói chuyện với nhau về một chuyên ngành nào đó mà chúng ta không biết, ví dụ như Y học hay kỹ thuật, chúng ta có xu thế "không hiểu gì", mặc dù 2 người đó đang dùng tiếng mẹ đẻ của ta.

- Lúc này phát âm không phải là rào cản, mà là do họ đang sử dụng một lượng từ vựng mà chúng ta không hiểu nghĩa, hay nói cách khác đó là "từ mới" đối với ta. Lượng từ mới trong một đoạn thông tin càng nhiều càng khiến ta thấy khó hiểu.

5.3. Nghe không được do phản xạ chậm

Có những trường hợp khi nghe ta hiểu hết ý nghĩa của những từ vựng trong đó, cách phát âm của những từ đó không hề xa lạ gì đối với ta, tuy nhiên khi nghe, não bộ không thể xử lý ngay thông tin mà phải mất 1 khoảng thời gian để hiểu, do não phải dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Khó khăn đó được gọi là “phản xạ chậm”

6. Luyện kỹ năng Đọc

6.1. Đọc không hiểu do thiếu vốn từ vựng

Tương tự như khi nghe, việc đọc một đoạn văngồm nhiều từ mới sẽ khiến người học cảm thấy vô cùng khó hiểu. Vì vậy, muốn tăng khả năng đọc, cần trau dồi vốn từ vựng của bản thân, đặc biệt là từ vựng theo chủ đề.

V. KHÓ KHĂN KHI HỌC IELTS?

IELTS là chứng chỉ đánh giá kỹ năng toàn diện hiện nay, đang trở thành lựa chọn hàng đầu cho mọi người khi cần chứng chỉ đánh giá. Và đây cũng là lựa chọn học giúp bạn nắm rõ kiến thức tiếng Anh để biến tiếng Anh thành kỹ năng, bản năng tốt hơn.

Khi xác định được tất tần tật các điểm khác biệt, định hướng học tiếng Anh mà cụ thể là IELTS chuẩn chỉnh chắc chắn sẽ giúp bạn có kế hoạch học tập hiệu quả, kiên trì với mục tiêu!

Vậy, bây giờ ngôi nhà ngôn ngữ mà bạn xây dựng sẽ bắt đầu từ đâu nào?

Theo mình, hãy đặt mục tiêu cho ngôi nhà ít nhất 7.0 IELTS vì như thế bạn sẽ:

- 4 kỹ năng ổn định, với tầm 7 chấm thì ít nhất kỹ năng kém nhất cũng phải đạt đến 5.0 rồi. Nhưng hầu hết với việc học đủ 4 kỹ năng thì hầu như bạn sẽ đạt được các kỹ năng trên 6, như thế là nói hay viết tiếng Anh đều tốt.

- Bằng 7 chấm đánh giá khả năng sử dụng tốt tiếng Anh :

Đáp ứng yêu cầu du học của nhiều trường ĐH hiện nay tại nhiều nước, dễ dàng xin học bổng hơn.

Chứng minh thực lực và giá trị tốt hơn khi tuyển dụng, một bạn sinh viên sẽ dễ dàng xin được việc làm thêm hay tham gia tổ chức phi chính phủ với 7.0, một bạn mới ra trường cũng sẽ có nhiều lợi thế hơn với con số 7.

Người đi làm muốn định cư hay đơn giản nắm bắt cơ hội thì sở hữu IELTS sẽ càng ấn tượng.

Tuy nhiên cũng có những khó khăn khi học IELTS mà các bạn hay gặp phải. Bạn có thế?

1. Listening và Reading

Có nhiều topic từ vựng, không có lượng từ vựng thuộc về thói quen đề thi. 

Không hiểu cách làm bài, không kịp thời gian, dễ mắc bẫy đề thi...

Bài đọc, bài nghe quá dài, khó quen...

2. Speaking

Có nhiều câu hỏi mà chúng ta sẽ cảm thấy khó trả lời ngay cả khi được hỏi bằng Tiếng Việt.

Nhiều topic mở rộng, học khó hết, thiếu công thức trả lời.

Tâm lý phòng thi, những điều khó khi luyện tập một mình, thiếu vốn phát âm...

3. Writing

Task 1: Có quá nhiều thông tin, không biết nên đưa những thông tin nào vào bài -> viết tràn lan, không có trọng tâm -> điểm thấp.

Task 2: Không có ý tưởng cho bài viết: Task 2 hỏi về các câu hỏi nghị luận xã hội. Thông thường HV việt nam khi học môn ngữ văn được tiếp cận nhiều với các tác phẩm văn học, dạng viết văn mà học viên thường hay viết là dạng nghị luận văn học, vì vậy thường cảm thấy vô cùng lạ lẫm và bí khi làm bài thi Writing.

Và có nhiều điều lo lắng khác. Thế giải quyết làm sao?

VI. HOÀN THÀNH MỤC TIÊU CỦA BẠN CÙNG IELTS FIGHTER

Ở IELTS Fighter, ứng dụng theo tư duy triết ký EAL và xác định học IELTS chuẩn từ gốc, chúng tôi:

Sáng tạo phương pháp giảng dạy S-Smart kết hợp thông minh giữa Slide, bảng và phương pháp thực hành cao nhất giúp các bạn học viên học tập hiệu quả, giải quyết các vướng mắc và khó khăn trên khi học tiếng Anh.

Xem thêm phương pháp này: S-Smart và phương pháp dạy học thông minh

Đội ngũ giáo viên, học thuật đã phát triển giáo trình đáp ứng yêu cầu học của học viên. Giáo viên chuyên môn giỏi đồng hành giúp các bạn tự tin ôn luyện, phát huy kỹ năng hiệu quả.

Bên cạnh đó, mỗi học viên có lộ trình học cá nhân hóa, hỗ trợ 24/7, lớp bổ trợ, các hoạt động câu lạc bộ để nâng cao kiến thức mỗi ngày.

Khi đã xác định mục tiêu, lộ trình, IELTS Fighter sẽ cùng bạn phát triển thành công!

Ngoài khóa học tại cơ sở, IELTS Fighter hiện đều có khóa học online toàn quốc. Bạn đều có nhiều lựa chọn học hiệu quả. Bạn sẵn sàng chưa?

Đăng ký nhận tư vấn ielts miễn phí

Hãy cùng IELTS Fighter hoàn thành mục tiêu nhé!