Là đại học công lập hàng đầu Việt Nam, đại học Ngoại Thương là trường đào tạo nên nhiều thế hệ sinh viên ưu tú, nổi bật trên nhiều lĩnh vực. Đây là ngôi trường được nhiều bạn học sinh cấp 3 hướng tới, sinh viên trường tự hào là Ftuer. Hãy cùng tìm hiểu về trường cùng chúng tôi nhé.

Giới thiệu về trường ĐH Ngoại Thương

Tọa lạc tại địa chỉ chính ở 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, trường ĐH Ngoại Thương có diện tích gần 5.000 m². Sau đây là một số thông tin cơ bản về ngôi trường này. 

trường đại học ngoại thương 1

- Tên tiếng Anh: Foreign Trade University

- Tên viết tắt: FTU

- Thời gian thành lập: 20/8/1960

- Loại hình: Đại học công lập

- Mã trường: NTH

- Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Tại chức - Liên thông - Liên kết Quốc tế.

- Địa chỉ trụ sở chính: 91 Phố Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.

CS2: Số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.

CS3: 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Kê, TP Uông Bí, Quảng Ninh.

- SĐT: (024) 32 595158

- Email: [email protected] 

- Website CS1: http://www.ftu.edu.vn/ 

CS2: http://cs2.ftu.edu.vn/

Xem thêm danh sách: Các trường Đại học- Học viện ở Hà Nội - Thông tin chi tiết tuyển sinh

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1960, ĐH Ngoại Thương tiền thân là một bộ môn thuộc khoa Quan hệ quốc tế do Bộ Ngoại giao quản lý trực tiếp về nội dung và thuộc sự điều hành chung của trường Đại học Kinh tế - Tài Chính (trường Kinh - Tài, hiện nay là đại học Kinh Tế QUốc Dân). Khoa Quan Hệ Quốc tế thời điểm sơ khai có hai bộ môn là Ngoại Giao và Ngoại Thương.

Đến năm 1962, khoa được tách thành Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương. Đến năm 1967 thì ĐH Ngoại Thương được thành lập chính thức, thuộc Bộ Ngoại Thương (tách trường Ngoại Giao (nay là Học viện Ngoại Giao) thì thuộc Bộ Ngoại Giao. Năm 1985 trường chuyển sang Bộ Giáo dục và Đào tạo (tên trước đó là Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp). Trường được trao Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và hạng Nhất các năm 1985, 1990, 1995.

Trải qua thời gian dài phát triển, từ đổi mới đến thời kỳ hội nhập quốc tế, trường ĐH Ngoại Thương mở rộng các khoa và khối tuyển khác nhau, đặc biệt các chương trình đào tạo chất lượng cao. Trường ĐH Ngoại Thương hiện nay có 3 cơ sở, trụ sở chính là trường tại Hà Nội còn một trường tại TP Hồ Chí Minh thành lập năm 1993 và một tại Quảng Ninh thành lập năm 2009.

Đến nay, đầu vào tuyển sinh của trường ĐH Ngoại Thương thường top đầu cả nước, tỷ lệ chọi cao. Không chỉ đầu vào, đầu ra các sinh viên của trường đều được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Bên cạnh đó sinh viên trường cũng được đánh giá tự tin, năng động với số lượng CLB lớn nhất cả nước (trường chính tại Hà Nội). Tỷ lệ sinh viên ra trường làm đúng ngành, công việc ổn định cũng như đạt học bổng, du học, nghiên cứu sinh cũng thuộc top đầu trong số các trường đại học tại Việt Nam.

trường đại học ngoại thương 2

Đào tạo và tuyển sinh ĐH Ngoại Thương

Các hệ đào tạo và tuyển sinh

ĐH Ngoại Thương đào tạo theo các hệ:

- Học chính quy

- Sau đại học

- Liên kết quốc tế

- Liên thông vừa học vừa làm

- Trực tuyến

- Bồi dưỡng, ngắn hạn

Trong đó

- Tuyển sinh Đại học: Chương trình tiên tiến, chất lượng cao, tiêu chuẩn, định hướng nghề nghiệp quốc tế

- Tuyển sinh sau đại học: Thạc sĩ, tiến sĩ

- Liên kết đào tạo quốc tế với nhiều trường danh tiếng tại các nước như: Đại học Nantes (CH Pháp), Đại học Bedfordshire (UK), Đại học Northampton (Anh Quốc) , Đại học Tây Anh Quốc (UK), ĐH Hyogo (Nhật Bản), ĐH New Brunswick (Canada), ĐH Bloomsburg (Mỹ)..

- Đào tạo từ xa: Cử nhân Luật, Kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh

- Vừa làm vừa học: Kinh tế đối ngoại, Quản trị kinh doanh.

Chương trình đào tạo đại học cơ bản

Là trường ĐH công lập, trường có hệ thống đào tạo cơ bản theo mô hình giáo dục của Bộ đào tạo. Ba nhóm môn học nền tảng là Đại cương, chính trị, giáo dục quốc phòng được học trước. Sau đó đến các nhóm môn học theo chuyên ngành. Theo sự thay đổi của hình thức, từ năm 2007, trường tổ chức học theo hệ thống tín chỉ. Nhưng môn quốc phòng và sinh hoạt sinh viên khác vẫn theo lịch và tổ chức tập trung theo quy định của nhà trường.

trường đại học ngoại thương  3

Tuyển sinh ĐH Ngoại Thương

Đại học chính quy

Phương thức tuyển sinh đại học chính quy:

PT 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT đối với các thí sinh tham gia thi HSG/ thi KHKT quốc gia, đạt giải nhất nhì, ba trong kì thi HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11/lớp 12 hoặc thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia, THPT chuyên. Các môn học đều cần thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường.

Thời gian tuyển sinh dự kiến trong vòng tháng 6. Kết quả công bố trước khi thi tốt nghiệp THPT.

PT 2: Xét tuyển kết hợp chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập, chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên, hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy tiếng Anh, chất lượng cao Ngôn ngữ Thương mại.

Thời gian tuyển sinh trong 2022 thì trong vòng tháng 6. Kết quả công bố trước khi thi tốt nghiệp THPT.

Với phương thức xét chứng chỉ hệ chuyên, đối với chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh thì yêu cầu là thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic từ 6.5 trở lên (hoặc chứng chỉ tương đương) + điểm trung bình chung học tập 3 năm cấp 3, điểm nhóm môn tổ hợp từ 8.0 - 8.5 trở lên.

Hệ không chuyên thì cũng tương tự với 6.5 IELTS hoặc tương đương cùng điểm trung bình chung 3 năm cấp 3, điểm tính theo môn tổ hợp từ 8.5-8.8 trở lên.

Chứng chỉ quốc tế thì phải có IELTS 6.5 hoặc tương đương, chứng chỉ ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm, hoặc có chứng chỉ A-level với điểm Toán từ A trở lên.

PT 3: Xét tuyển dựa theo chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế + kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và thương mại.

Thí sinh sẽ dự kiến được xét vào tháng 7, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Điều kiện xét tuyển là chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên hoặc tương đương theo quy định, điểm trung bình chung các năm học đạt 7.5 trở lên, điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán-Lý, Toán-Hóa hoặc Toán- Văn) đảm bảo ngưỡng qui định của trường.

(Với quy định xét tuyển này, lựa chọn học IELTS để xét tuyển được các bạn học sinh cấp 3 hướng tới nhiều nhất. Bên cạnh Ngoại Thương thì có danh sách các trường xét tuyển với chứng chỉ IELTS, bạn có thể xem thêm.

Có nhiều học viên IELTS Fighter đã thành công dùng 7.0-7.5 xét tuyển vào trường này như bạn Thanh Xuân - 7.5 IELTS hiện đang sinh viên năm nhất ĐHNT: 

thanh xuân 7.5 IELTS

PT4: Xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT theo các môn, áp dụng cho chương trình tiêu chuẩn và định hướng nghề nghiệp quốc tế.

PT5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh Giá năng lực do DDHQG Hà Nội và TPHCM tổ chức cùng năm, áp dụng cho 5 chương trình tiêu chuẩn. Thường tuyển sinh vào 2 đợt, trong vòng tháng 6 và tháng 7.

PT6: Xét tuyển thẳng theo quy định.

Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của Trường Đại học Ngoại thương: https://tuyensinh.ftu.edu.vn 

Liên hệ:

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại Trụ sở chính Hà Nội hoặc Cơ sở Quảng Ninh: Phòng Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương. Địa chỉ: Số 91, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 0352530798; 02432595161.

Thí sinh đăng ký xét tuyển tại Cơ sở II-TP Hồ Chí Minh: Ban Quản lý đào tạo, Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở II tại TP HCM. Địa chỉ: Số 15 đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Hotline: 028 3512 7257 và 0985.329.988

Tuyển sinh đại học chính quy có 12 ngành và 19 chuyên ngành, cụ thể:

Tên ngành

chuyên ngành

Mã xét tuyển

Tổ hợp môn xét tuyển*/Xét tuyển kết hợp

I. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ PHÍA BẮC
– Ký hiệu trường NTH

A. TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI

Ngành Kinh tế

Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

NTH01

A00, A01, D01, D02,
D03, D04, D06,D07

 

Chuyên ngành Thương mại quốc tế

 

A00,A01,D01,D07

Ngành Kinh tế quốc tế

Chuyên ngành Kinh tế quốc tế

 

A00,A01,D01,D03,D07

 

Chuyên ngành Kinh tế và phát triển quốc tế

 

A00,A01,D01.D07

Ngành Luật

Chuyên ngành Luật thương mại quốc tế

 

A00,A01,D01,D07

Ngành Quản trị Kinh doanh

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

 NTH02

A00,A01,D01,D07

Ngành Kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

 

A00,A01,D01,D07

 

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

 

A00,A01,D01,D07

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Chuyên ngành Tài chính Quốc tế

NTH03

A00,A01,D01,D07

 

Chuyên ngành Phân tích và đầu tư tài chính

 

A00,A01,D01,D07

 

Chuyên ngành Ngân hàng

 

A00,A01,D01,D07

Ngành Kế toán

Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

 

A00,A01,D01,D07

 

Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

 

A00,A01,D01,D07

Ngành ngôn ngữ Anh

Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại

NTH04

D01

Ngành ngôn ngữ Pháp

Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại

NTH05

D01, D03

Ngành ngôn ngữ Trung

Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại

NTH06

D01, D04

Ngành ngôn ngữ Nhật

Chuyên ngành Tiếng Nhật thương mại

NTH07

D01, D06

B. CƠ SỞ QUẢNG NINH

Ngành Kế toán

Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

NTH08

A00,A01,D01,D07

Ngành Kinh doanh quốc tế

Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế

 

 A00,A01,D01,D07

II. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH – Ký hiệu trường NTS

Ngành Kinh tế

Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

NTS01

A00,A01,D01, D06,D07

Ngành Quản trị kinh doanh

Chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế

 

A00,A01,D01,D07

Ngành Tài chính – Ngân hàng

Chuyên ngành Tài chính quốc tế

NTS02

A00,A01,D01,D07

Ngành Kế toán

Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

 

A00,A01,D01,D07

Ghi chú :

Các tổ hợp: A00 (Toán, Lý, Hoá); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh); D02 (Toán, Văn, Tiếng Nga); D03 (Toán, Văn, Tiếng Pháp); D04 (Toán, Văn, Tiếng Trung); D06 (Toán, Văn, Tiếng Nhật), D07 (Toán, Hóa,Tiếng Anh);

trường đại học ngoại thương 4

Điểm chuẩn đại học Ngoại Thương dao động từ 2017-2022:

điểm chuẩn đại học ngoại thương 2017-2022

Các chương trình đào tạo khác

Ngoài hệ chuẩn thì trường còn có đào tạo chính quy bậc đại học bằng tiếng Anh có:

- Chương trình tiên tiến gồm các ngành:

+, Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và chuyên ngành phụ Kinh doanh)

+, Quản trị kinh doanh quốc tế và ngành Tài chính - Ngân hàng

-  Chương trình chất lượng cao với chuyên ngành:

+, Kinh tế đối ngoại

+, Kinh doanh quốc tế

+, Quản trị kinh doanh quốc tế

+, Quản trị khách sạn

+, Ngân hàng và Tài chính quốc tế

+, Kinh tế quốc tế

+, Tiếng Nhật thương mại

+, Tiếng Trung thương mại

+, Tiếng Pháp thương mại

- Chương trình định hướng nghề nghiệp:

+, Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA

+, Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản

+, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.

Những chương trình đạo tạo được xây dựng với mục tiêu cung cấp kiến thức hiện đại, cập nhật, phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tạo dựng tâm thế thích nghi với các biến đổi của môi trường kinh tế- xã hội, giúp sinh viên hội tụ đủ điều kiện để trở thành công dân toàn cầu. Các chương trình học trên có sự tham gia giảng dạy của chuyên gia, giảng viên nước ngoài, cộng đồng tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tiến sĩ

Mỗi năm thì trường sẽ có thông báo riêng về xét tuyển thạc sĩ tiến sĩ. Trong đó phương thức tuyển sinh thường là xét tuyển thẳng hoặc thi tuyển (đánh giá năng lực thí sinh). Thời gian thường vào tháng 4 đến tháng 6.

Tuyển sinh Thạc sĩ có chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Trong đó điều kiện ngoại ngữ với chương trình tiếng Việt thường là có chứng chỉ tương đương năng lực ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo khung năng lực 6 bậc. Đối với tiếng Anh thì từ Bậc 4 trở lên.

Ví dụ với tiếng Anh thì chứng chỉ tương đương năng lực Bậc 3 thì điểm IELTS tương đương 4.0-5.0, Bậc 4 là 5.5-6.5. TOEIC thì chọn bằng 4 kỹ năng.

Tuyển sinh Tiến sĩ tương tự, trong đó năng lực ngôn ngữ thì tiếng Anh nếu chứng chỉ IELTS là từ 5.5 trở lên.

Tuyển sinh đào tạo quốc tế, từ xa, vừa học vừa làm đều được update thường xuyên trên trang chủ của trường.

Học phí trường ĐH Ngoại Thương

Học phí trung bình của trường ĐH Ngoại Thương hiện tính theo niên chế và tín chỉ.

- Sinh viên/học viên theo niên chế:

Số tiền phải nộp của 1 học kỳ = Mức học phí phải nộp cho 01 năm/02 kỳ

- Sinh viên/học viên học theo tín chỉ:

Số tiền học phí phải nộp của 1 học kỳ = Tổng số tiền học phí phải nộp cho toàn bộ các học phần đã đăng ký hoặc được bố trí học

Số tiền phải nộp của 1 học phần = a* b * c

Trong đó:

a: Mức học phí phải nộp cho 01 tín chỉ tại kỳ nộp học phí

b: Số tín chỉ của học phần đăng ký

c: Hệ số tín chỉ của học phần đăng ký

Lưu ý: Sinh viên/học viên phải hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ nộp học phí của các kỳ còn nợ trước kỳ thực hiện nộp học phí.

Nếu tính sơ lược, hệ tính chỉ và mức học phí hàng năm sẽ là:

- Đối với hệ tiêu chuẩn thì khoảng 475,000 đồng/tín chỉ

- Đối với hệ Chất lượng cao thì khoảng 1 triệu đồng/tín chỉ

- Chương trình Tiên tiến rơi vào khoảng 2,000,000 đồng/tín chỉ.

Một số ngành thuộc các hệ chương trình học có mức học phí cao hơn thì dao động mức học phí trung bình với 20-25 tín chỉ/học kỳ sẽ khoảng:

- Hệ tiêu chuẩn: 20-25 triệu/ năm

- Hệ chất lượng cao: 45-60 triệu/năm

- Hệ tiên tiến khoảng 80-100 triệu/năm.

Lộ trình tăng học phí của các chương trình mỗi năm không quá 10%/năm.

Các bậc sau đại học hay hệ đào tạo khác có mức học phí cũng riêng.

Yêu cầu chuẩn đầu ra tiếng Anh

Nổi tiếng về việc đào tạo sinh viên giỏi chuyên môn và ngoại ngữ, trường ĐH Ngoại Thương yêu cầu đầu ra ngoại ngữ cao. Đối với tiếng Anh thì mức điểm tương đương Bậc 4, yêu cầu các ngành sẽ riêng nhưng thường là 6.5 IELTS. Bằng TOEIC cũng tính 4 kỹ năng. Với yêu cầu đầu ra cao hơn mặt bằng chung của nhiều trường đại học nên sinh viên Ngoại Thương ra trường có lợi thế hơn về ngoại ngữ, mở rộng được cơ hội việc làm. Đó cũng là lý do mà tỷ lệ sinh viên trường có việc làm ổn định, đúng chuyên ngành thuộc nhóm cao trên toàn quốc.

Tất cả những tiêu chí về chất lượng đào tạo, cơ hội học tập hay đến ngoại ngữ đã ngày càng khẳng định vị thế của ĐH Ngoại Thương top đầu trong cả nước. Trường luôn nỗ lực với mục tiêu đào tạo nhân tài cung cấp nguồn lực chất lượng cao cho các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, tài chính - ngân hàng, luật, công nghệ, ngoại ngữ, truyền thông marketing…

trường đại học ngoại thương 5

Khuôn viên trường

Cơ sở chính của trường tại Hà Nội tọa lạc tại 91 Đường Láng, diện tích khoảng 2,7ha. Khuôn viên trường được thiết kế hài hòa với hai tòa nhà A và B là tòa giảng dạy chủ yếu. Nhà A là tòa còn đặt trụ sở ban giám hiệu, các cơ quan tổ chức, phòng ban, khoa…khác. Ngoài nhà A và B trọng tâm nhất thì trường còn có các nhà D,E,F,G,H,VJCC, ký túc xá 1,2, nhà thể dục thể thao, những khu vực khác…

Cơ sở ở TPHCM thì tọa lạc tại số 15, đường D5, phường 25, Q.Bình Thạnh với diện tích 5.000m2, được đầu tư trang thiết bị giảng dạy hiện đại. Cơ sở Quảng Ninh tạo 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Kê, TP Uông Bí, Quảng Ninh với diện tích rộng rãi và các tòa nhà giảng đường, thư viện, ký túc xá…thoải mái rộng rãi.

trường đại học ngoại thương cs 2

Thông tin khác

Học Bổng

Học bổng của trường dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho các trường hợp đặc biệt, giỏi. Bên cạnh đó, vì kết hợp với các doanh nghiệp, trường đại học quốc tế nên trường ĐH Ngoại Thương có thêm các học bổng từ doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức cho sinh viên.

trường đại học ngoại thương 6

Tổ chức và Câu lạc bộ

Trường có hai tổ chức chính là:

- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

- Hội Sinh viên

Ngoại Thương nổi tiếng là trường có nhiều câu lạc bộ top đầu cả nước với 41 CLB chuyên môn. Những CLB chia theo

- 17 CLB chuyên môn: CLB Kinh doanh Quốc tế - IBC FTU, CLB Chứng khoán SIC - FTU, CLB Du học - SAC...

- 9 CLB sở thích: CLB Âm nhạc - MC, CLB Khám phá Hàn Quốc - KDC, CLB Thể thao - FSC...

- 2 CLB truyền thông: CLB Kỹ năng sống - LSC, CLB Văn hóa ngoại giao - EACC...

- 4 CLB ngoại ngữ: CLB Tiếng Anh - EC, CLB Tiếng Pháp - CFE....

- 2 CLB tình nguyện: CLB Môi trường 350 Việt Nam - 350, CLB Kết nối trái tim (hay còn gọi là Đội máu Ngoại thương) - CHC...

- 5 CLB hội đồng hương: Nghệ An, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Hải Phòng....

trường đại học ngoại thương 7

Nhân vật nổi tiếng

Trường ĐH Ngoại Thương là cái nôi của nhiều nhà chính trị, kinh tế nổi tiếng. Ví dụ như nguyên Chủ tịch Mặt Trận Huỳnh Tấn Phát - một trong những giảng viên đầu tiên của trường, Ủy viên Trung Ương Mai Tiến Dũng, Vũ Đại Thắng, Phạm Gia Túc…

Trong lĩnh vực kinh tế, những nhân vật nổi tiếng như nhà kinh tế Vũ Viết Ngạn (Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Việt Nam), chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà kinh tế Vũ Tiến Lộc, doanh nhân chủ tịch VinFast Lê Thị Thuy Thủy, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh…

Bên cạnh các nhân tài trong lĩnh vực chính trị kinh tế, ĐH Ngoại Thương cũng nổi tiếng là ngôi trường của những hoa hậu, cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực văn hóa giải trí. Ví dụ như Hoa hậu Nguyễn Thiên Nga, Mai Phương Thúy, Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Đỗ Mỹ Linh, Phan Thị Ngọc Diễm, Lương Thùy Linh. Các á hậu như Trịnh Chân Trân, Nguyễn Thụy Vân, Huỳnh Phạm Thủy Tiên Thạc sĩ EMBA, Giảng viên Ngoại thương…Hay các ca sĩ Hoàng Dũng, Đức Tuấn, diễn viên Diễm My 9x, Lan Phương, Bích Ngọc, dẫn chương trình VTV Nguyễn Thu Hà…

Trên đây là một số thông tin về trường ĐH Ngoại Thương. Các bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hơn trên website của trường để nắm rõ hoạt động, đặc biệt là tuyển sinh và học bổng nhé.