Linh hồn của phần thi Writing có thể nói là nằm trong phần thi Task 2. Nói như vậy không có nghĩa là bạn có thể để "giấy trắng" phần Task 1. Tuy nhiên, rất nhiều bạn dành quá nhiều thời gian cho Task 1, tốn đến 30-40 phút, dẫn đến việc Task 2 viết rất sơ sài, mặc dù Task 2 dài hơn nhiều. Để tránh việc này xảy ra, bạn cần biết bố cục hoàn chỉnh của Task 1 để viết thật nhanh và chính xác và dành thật nhiều thời gian cho Task 2.

Xem thêm bài viết hay trên IELTS fighter:

  • Tổng hợp sách IELTS writing từ cơ bản đến nâng cao: Download
  • Ideas for IELTS topics by IELTS Fighter: download
  • Tổng hợp bài mẫu IELTS Writing chất lượng: Task 1: download | Task 2: download
  • Tài liệu từ học lên 7.5 cho người mới bắt đầu: xem chi tiết

Trong Task 1 có 2 dạng chính là: biểu đồ và ... không phải biểu đồ (quy trình - process hoặc maps - bản đồ). Biểu đồ thì liên quan đến các con số và sự lên xuống của chúng, quy trình thì rõ ràng tập trung vào các bước, trình tự, và cuối cùng là bản đồ thì có trọng tâm là miêu tả, thường là miêu tả sự thay đổi qua các năm của một khu vực.

1. Dạng biểu đồ

Dạng biểu đồ là dạng dễ viết nhất trong 3 loại, và thật là may mắn, đây là dạng được ra đề nhiều nhất trong Task 1. Để viết biểu đồ, bạn cần đi theo các bước sau:

 

Đoạn 1 (1 câu): Paraphrase (viết lại theo kiểu khác) câu đầu bài (bảng này cho thấy/ đồ thị này cho thấy...)

Đoạn 2 (1-2 câu): Viết câu nhận xét chung (cái gì đập vào mắt mình đầu tiên)

Đoạn 3: Viết các câu miêu tả từ to nhất đến bé nhất.

- Không có kết bài.

Các bạn chú ý là trong biểu đồ có thể có nhiều số, nhưng chúng ta sẽ không miêu tả hết, mà chỉ nói những gì nổi bật nhất. Nếu bài có 2 biểu đồ, chúng ta sẽ miêu tả từng cái một theo thứ tự. Có thể 2 biểu đồ này liên quan tới nhau (2 năm khác nhau của cùng 1 dữ liệu), hoặc 2 loại dữ liệu hoàn toàn độc lập. Nếu chúng có liên quan, khi viết cái thứ 2 các bạn nhớ so sánh.

 

2. Dạng quy trình.

Dạng quy trình khá dễ viết, và đôi khi dễ hơn cả dạng biểu đồ nếu bạn biết cách viết:

Đoạn 1 (1câu):  Paraphrase lại đề bài (tương tự như biểu đồ)

Đoạn 2 (2 câu): Khái quát lại quy trình này bắt đầu với cái gì và kết thúc với cái gì.

Đoạn 3: Miêu tả từng quy trình và dẫn dắt bằng các từ chỉ thứ tự. Dễ nhất quả đất là đi theo kiểu (Firstly, Secondly, Next, Then, ... Finally)

Đoạn 4: Bạn có thể viết tất cả các quy trình thành 1 đoạn như đoạn 3, hoặc tách 1 đoạn thứ 4 ra để nói về quy trình cuối cùng.

Chú ý trong dạng bài quy trình, tất cả những gì bạn cần viết đều đã được cho trên biểu đồ. Bạn chỉ cần làm đa dạng hoá nó đi bằng cách viết các câu chủ động/ bị động đan xen.

3. Dạng bản đồ

Tương tự với biểu đồ và quy trình, bao giờ bạn cũng phải viết 2 đoạn đầu tiên như sau:

Đoạn 1 (1 câu):                     Paraphrase lại đề bài (bản đồ này vẽ cái gì)

Đoạn 2 (2 câu):                     Miêu tả các sự thay đổi rõ rệt nhất trên bản đồ

 

Phần thân bài là chỗ mà dạng bản đồ khác hẳn với 2 dạng trên. Ở phần này, các bạn cần miêu tả các thay đổi trên bản đồ. Cách dễ nhất là các bạn đi theo năm, từ những năm sớm nhất tới những năm gần đây nhất: cái nào có thêm, cái nào mất đi.

Đoạn 3-4: Miêu tả cụ thể các sự thay đổi theo năm. Số lượng đoạn văn có thể là 1-3 đoạn ngắn, tuy nhiên, ở bài này chúng ta chỉ nên viết 2 đoạn thân bài, tức là 4 đoạn cả bài là đủ. Bài maps không có quá nhiều thứ để miêu tả, nên viết nhiều đoạn nhìn bài văn sẽ rất "mỏng".

Các bạn có thể học thêm bài học tiếp theo:

  • Unit 2: Writing Task 1 - Cách paraphrase đề bài trong Writing Task 1
  • Unit 3 - Writing task 1 - Các cách nói tăng/giảm trong IELTS Writing Task 1
  • Unit 4 - Writing task 1 - Cách miêu tả sự tăng/giảm trong IELTS Writing Task 1