Thói quen sử dùng “từ thừa”

Nhiều người có thể nghĩ rằng Tiếng Anh là một ngôn ngữ “direct” – trực tiếp. Người bản ngữ thường chia sẻ thẳng thắn những gì mà họ nghĩ về đối phương hay cho bất kì câu hỏi nào. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Các bạn thử đặt một câu hỏi này: Tell me a little bit about your hometown. Mình dám cá là với tiếng Việt nhà mình, chúng ta sẽ trả lời kiểu như: “My hometown Hanoi is huge. Maybe the biggest city in Vietnam. If you live there, it’s amazing. You can do anything you want. There are so many things to do. That’s why I love living there.” (khoảng 36 từ)

Tuy nhiên bản ngữ lại không thường trả lời như vậy. Bản ngữ sẽ trả lời: Well you know my hometown London is kind of like huge you know. I mean it’s actually enormous maybe even the biggest city in Europe. So really if you live there, it’s sort of amazing really. You can do anything you want. Like you know there are so many things to do, and I guess that’s why I love living there.  (khoảng 60 từ)

So sánh 2 câu trả lời trên, chúng ta có thể thấy rằng: câu trả lời của bản ngữ chứa khoảng gần 50% từ thừa (redundant words). Chúng ta gọi là “redundant words” tuy nhiên đấy chính xác lại là những gì bản ngữ kì vọng trong câu trả lời của chúng ta để “communicate naturally – giao tiếp tự nhiên”.

Thói quen xào lại từ vựng

Một sự khác biệt nữa giữa tiếng Việt và tiếng Anh đó là tiếng Việt có xu hướng “xào lại” câu hỏi. Ví dụ: “Do you love animals? Câu trả lời của người Việt sẽ là: yes, I do especially cat.

Tuy nhiên, với bản ngữ, ngừoi ta lại không trả lời như vậy. Câu trả lời của bản ngữ sẽ là:

Yes, I really like animals...

I guess I’m quite fond of animals

For the most part, I would probably say that I quite like animals

To some extent I would say I like animals

Well, I suppose you could probably say that I’m fond of animals

Do I like animals ...well it’s hard to say...

Như vậy các bạn có thể thấy rằng, với người Việt, chúng ta có xu hướng đi thẳng luôn vào vấn đề và xác nhận thông tin thường là có hoặc không kèm theo ví dụ chứng minh. Bản ngữ lại có cách giao tiếp khác biệt hơn. Họ sẽ không chọn cách nói với nhiều mức độ biểu lộ cảm xúc khác nhau và có vẻ mang tính “an toàn, dài dòng” hơn.

Vậy, để đạt điểm cao trong phần nói IELTS, thí sinh cần sử dụng ngôn ngữ ở mức tự nhiên nhất và giống nhất với cách diễn đạt của bản ngữ.

  • Các bạn cần diễn đạt câu nói dài hơn;
  • Tránh trả lời quá trực tiếp;
  • Sử dụng từ thừa nhiều;
  • Đừng sử dụng lại từ trong câu hỏi;
  • Cố gắng sử dụng các câu trả lời tăng dần mức độ phức tạp;

Hi vọng việc nắm được sự khác biệt giữa cách diễn đạt của chúng ta và bản ngữ sẽ giúp hình dung được mục tiêu ôn luyện trong phần thi IELTS Speaking đầy thử thách.