Bài thi IELTS Writing diễn ra trong 60 phút. Các thí sinh phải hoàn thành 2 bài (task).

Trong đó Writing Tasks 2 sẽ yêu cầu bạn phải tranh luận và đưa ra ý kiến để bảo vệ luận điểm của mình, đồng thời bạn cũng có thể phải giải thích nguyên nhân và hậu quả của một vấn đề nào đó.

Đôi khi, có những dạng đề yêu cầu bạn phải dự đoán và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Những yêu cầu trên đòi hỏi thí sinh khi viết Task 2, phải có cấu trúc bài viết chặt chẽ và sử dụng từ vựng phù hợp để diễn đạt được ý tưởng của mình.

1 - Tổng quan về bài Task 2:

- Bạn sẽ viết trong thời gian 40 phút

- Bạn sẽ viết 1 bài trong giới hạn 250 từ

- Đối tượng đọc bài viết không phải là một giáo sư hay tiến sĩ có kiến thức cao siêu. Bởi thế, bạn cần lựa chọn ngôn ngữ để trình bày, không cần quá trang trọng

Thí sinh, trong tất cả các dạng bài, cần đưa ra ý kiến cá nhận. Hoặc có thể đưa ra kinh nghiệm sống của bản thân và các ví dụ liên quan nếu phù hợp và cần thiết.

2. Các điểm có thể áp dụng cho Task 2

- Các đề bài thường là các chủ đề quan tâm chung, đề bài mang tính chuyên sâu sẽ không xuất hiện trong Task 2.

Ví dụ, chủ đề có thể xoay quanh du lịch (travel), ăn ở (accommodation), các vấn đề trong xã hội (current affairs), cửa hàng và dịch vụ (shops and services), sức khỏe và phúc lợi (health and welfare), sức khỏe và an toàn (health and safety), giải trí (recreation), môi trường xã hội và thể chất (social and physical environment).

- Bạn phải viết thành câu hoàn chỉnh, không được gạch đầu dòng hoặc viết dạng tóm tắt.

- Không chép lại toàn bộ đề bài hoặc cụm từ được dùng trong đề bài. Giám khảo sẽ nhận ra rằng thí sinh sao chép, và khi đó họ sẽ không đánh giá cao khả năng ngôn ngữ của bạn.

- Bạn có thể viết dàn bài vào tờ đề (question sheet), hoặc gạch chân từ quan trọng. Giám khảo sẽ không sử dụng tờ đề khi chấm, vậy nên việc bạn nháp vào tờ đề sẽ không ảnh hưởng đến điểm của bài thi

3. Các điểm lưu ý cần nhớ:

- Đọc câu hỏi và đề bài cẩn thận, dù cho đề bài có quen thuộc và bạn đã gặp ở đâu đó khi luyện tập.

- Phân tích đề bài và câu hỏi.

- Đưa ra các ý tưởng (brainstorm) cho bài viết ngay khi đọc xong đề bài.

- Sắp xếp ý tưởng vào từng đoạn văn sao cho phù hợp.

- Luôn viết dàn ý cho bài viết.

Chú ý nè:

Bạn không cần phải đóng vai một nhà văn khi viết bài Task 2, dù cho Task 2 có độ khó cao hơn so với việc viết một bức thư hoặc mô tả bảng biểu. Bạn chỉ cần nhớ rằng, bài viết đảm bảo đi theo cấu trúc phù hợp cho từng dạng bài, có sử dụng từ vựng liên quan tới lĩnh vực mà thôi. Bằng cách viết này, bạn có thể giải quyết nhiều dạng đề khác nhau với sự hài lòng!