Trước khi đăng kí khóa học hoặc sau buổi định hướng cho sinh viên - Orientation /ˌɔːrɪənˈteɪʃ(ə)n/, thông thường các bạn sinh viên sẽ có một buổi tóm tắt - briefing /ˈbriːfɪŋ/ về khóa học. Đây là một nội dung quan trọng, có thể xuất hiện trong Listening Part 2 của bài thi IELTS.

Vậy ngày hôm nay chúng ta sẽ cũng đi tìm hiểu những thuật ngữ thông dụng nhất khi giới thiệu về một khóa học nhé!

 

1. Thông tin cơ bản:

Các khóa học bao gồm các cấp độ: Pre-university (Hoặc Foundation /faʊnˈdeɪʃ(ə)n/, tức là các khóa dự bị, khóa tiền đề trước khi bước vào học Đại học), Undergraduate  /ʌndəˈɡradjʊət/  (Các khóa đại học, để lấy bằng đại học – Bachelor /ˈbatʃələ/’s degree), Postgraduate  /pəʊs(t)ˈɡradjʊət/ (các khóa sau đại học gồm thạc sĩ – Master /ˈmɑːstə/ hoặc tiến sĩ – Doctorate /ˈdɒkt(ə)rət/). Tùy thuộc vào khóa học mà sẽ kéo dài trong thời gian khác nhau: 1,2 hoặc 4 năm – academic year. Mỗi năm học lại được chia ra thành 2 hoặc 3 học kì – semester /sɪˈmɛstə/. Một vài ngành học/ môn học quen thuộc ở nước ngoài nhưng xa lạ với sinh viên Việt Nam bao gồm:

 

Astronomy /əˈstrɒnəmi/: Thiên văn học

Archeology /ˌɑːkɪˈɒlədʒi/: Khảo cổ học

Psychology /sʌɪˈkɒlədʒi/: Tâm lý học

Botany /ˈbɒt(ə)ni/ : Thực vật học

Statistics /stəˈtɪstɪks/: Thống kê

Algebra /ˈaldʒɪbrə/: Đại số

Geometry /dʒɪˈɒmɪtri/: hình học

Econometrics /ɪˌkɒnəˈmɛtrɪks/: kinh tế lượng

Probability /prɒbəˈbɪlɪti/: Toán xác xuất

Logics /ˈlɒdʒɪk/: logic học

…………..

 

2. Hình thức:

Full time, Part time, Distance learning (Học từ xa)

 

3. Nội dung khóa học

Mỗi khóa học – course /kɔːs/ thường bao gồm nhiều đơn vị, phần – Unit /ˈjuːnɪt/ hoặc môn học – subject /ˈsʌbdʒɛkt/ và các chủ đề - topic /ˈtɒpɪk/ khác nhau.

Ngoài ra các khóa học cũng có thể được chia thành các tín chỉ - credit /ˈkrɛdɪt/, mà các bạn sinh viên hiện tại rất quen thuộc.

  1. Cách thức đánh giá - grading /ɡreɪdɪŋ/ and assessment /əˈsɛsmənt/:

Điểm của sinh viên dựa trên các yếu tố sau:

  1. Mức độ tham gia (attendance/participation) và các bài giảng – lecture, workshop, seminar…
  2. Một bài kiểm tra giữa kì – A midterm exam
  3. Các bài tập nghiên cứu – research papers/ term papers (Các bạn nhớ là papers với chữ s nhé! Với trường hợp này papers là tài liệu, là danh từ số nhiều)
  4. Báo cáo thí nghiệm – Laboratory reports

Chú ý: Từ laboratory có 2 cách đọc /ləˈbɒrəˌt(ə)ri/ với trọng âm 2 hoặc /ˈlab(ə)rəˌt(ə)ri/ với trọng âm 1. Từ này còn hay được viết tắt là lab các bạn nhé!

  1. Bài thi cuối kì – A final exam

Các bạn ghi chép lại một cách hệ thống rồi cùng luyện tập với bọn mình nhé!