Listening section 1 được đánh giá là phần dễ nhất của bài nghe, dùng để “tăng tự tin” cho các bạn thí sinh. Tuy nhiên, vì những lỗi sai không đáng có, nhiều bạn đã làm ảnh hưởng đến tất cả các phần thi còn lại. Vì vậy, hôm nay mình xin đi sâu vào chia sẻ một số bí quyết ôn tập phần một thật hiệu quả, giúp các bạn giành trọn 10/10 listening section 1.

Nếu đã nghe phần một rất nhiều lần mà vẫn bị những lỗi sai lặp lại, vậy thì các bạn đã rơi vào bẫy của đề thi IELTS. Vậy các bẫy đó là gì và cách giải quyết như thế nào?

Listening Part 1 – Attention to details

Việc đầu tiên mà chúng ta cần nhớ đó là bản chất của 1 bài IELTS Listening Part 1. Đó chính là 1 đoạn hội thoại mang tính chất QnA – Hỏi đáp để cung cấp thông tin - giữa 2 người về 1 chủ đề đời sống xã hội. Đi phòng khám gặp bác sĩ (doctor's appointment), đi ra ngân hàng làm thủ tục (bank services), gọi điện đặt chỗ nhà hàng, khách sạn (reservations) v.v đều là những tình huống vô cùng thường gặp.

- Đầu tiên, khi đã nắm được bản chất này, các bạn hoàn toàn có thể đọc TIÊU ĐỀ của bài nghe + dùng vốn hiểu biết xã hội của mình để đoán ra nội dung của cuộc hội thoại ngay từ trước khi nghe. Ngoài ra, đề bài cũng nói rõ SỐ LƯỢNG TỪ/CON SỐ được phép điền trong mỗi chỗ trống, đây cũng là một điều cần nhớ. Các bạn hãy xem ví dụ sau đây: [Ảnh 1]

Tất nhiên, thời gian để đọc trước các câu hỏi trong phòng thi thật chỉ là 30s, nên không nhiều người có thể đọc và phân tích kỹ như vậy. Tuy nhiên, với những bạn mới bắt đầu, thì việc phân tích cụ thể ngữ cảnh của bài nghe có tác động vô cùng lớn đến khả năng hiểu bài, cũng như giúp các bạn làm quen được với kỹ năng này và có thể thực hiện thành công khi đi thi thật sau này.

- Thứ hai, trong đoạn hội thoại này, người ta tập trung hỏi đáp để cung cấp các thông tin cơ bản, thường là tên riêng, số liệu, và các danh từ ngắn. Vì là QnA nên trước khi có câu trả lời, chúng ta bắt buộc phải nắm bắt được câu hỏi Wh question của nó.
Hỏi tên (first name/last name) của một người rồi yêu cầu người đó đánh vần từng chữ cái (spelling) – What is your first name/last name? Can you spell your first name/last name please?

Hỏi giá tiền – How much …

Hỏi số điện thoại – What is your phone number/ Can you give me your contact number?

Hỏi thời gian – When … What time …

- Tiếp theo, nghe được đúng mà tay lại không chép lại được thì cũng vô ích phải không nào? Thế nên các bạn cần luyện tập cho mình đôi tay nhanh nhẹn, mà nền tảng của việc này chính là Dictation thầy đã nói trong bài trước.

- Cuối cùng, với những bạn đã có nhiều kinh nghiệm luyện nghe Listening Part 1, các bạn chắc hẳn phải quen, nhớ, và lường trước được những bẫy ẩn chứa trong đề bài. Để làm được điều đó, các bạn cần chú ý rất kỹ tới các từ khóa mà nhiều người thường cho là “không mấy quan trọng” trong đề bài. Các bạn hãy xem ví dụ sau đây: [Ảnh 2]

Qua 4 điều lưu ý vừa rối về dạng đề này, hi vọng các bạn đã thấy được phương pháp để giải quyết dạng bài IELTS Listening Part 1. Và bây giờ cùng tham khảo những bẫy hay gặp và tránh nhé.

Các bẫy thường gặp trong Listening part 1

1. Với những chỗ trồng phải điền số và chữ cái, cần phân biệt:

- “A vs 8 vs H”: so sánh phát âm đuôi:  

            + A /eɪ/: không phát âm đuôi

            + 8 /eɪt/: phát âm đuôi /t/

            + H /eɪtʃ/: phát âm đuôi /tʃ/

- “J vs G vs Z”: vì tiếng việt hay đọc chữ cái J - /dʒeɪ/ là /dʒiː/ - G nên dễ nhầm lẫn 2 chữ cái này

            + J /dʒeɪ/

            + G /dʒiː/

            + Z /zed/ hoặc /ziː/

- “E vs I”: vì tiếng việt đọc I - /aɪ/ là /iː/ - E nên thói quen này cũng lây sang khi nghe tiếng Anh

            + I - /aɪ/

            + E - /iː/

- “M vs N”: khi nghe âm M – các bạn sẽ thấy ồm và trầm hơn, âm hơi rung so với âm N.

            + M /em/

            + N /en/

- “W vs double”: W có thêm âm /lju:/ ở đuôi (W - /ˈdʌbljuː/ và double /ˈdʌbl/)

- “-ty” vs “–teen”:

+ các số tròn chục có đuôi “-ty” sẽ được nhấn mạnh ở âm đầu, và đuôi –ty đọc nhanh.

+ Các số đuôi “-teen” thì được nhấn mạnh và phát âm dài hơn ở chữ “-teen”.

Vd: ‘eighty – eigh’teen

Để có thể thấy rõ sự khác nhau, hãy mở https://dictionary.cambridge.org/ tra lại các âm trên và mở loa nghe thử. Các bạn cũng nên đọc theo thật nhiều lần để nhớ và tự phân biệt chúng. Bởi vi phát âm tốt = nghe tốt!

2. Không theo kịp mạch đọc số

Khi một dãy số được đọc lên, người nghe thường bị bất ngờ khi xuất hiện các từ vựng “double” (2 lần), “triple” (3 lần) đứng trước một con số. Để không bị lạc mạch nghe, cần làm quen với những từ này.

Vd: one – eight – double two – triple five - eight à 18225558

3. Tên riêng chỉ người, địa danh

Thông thường, ở section 1 xuất hiện nhiều thông tin cá nhân, cho nên tần suất có mặt các tên riêng là rất cao (nếu không muốn nói là chắc chắn sẽ có).

Sau khi giới thiệu tên, người nói thường đánh vần lại để các bạn có thể điền vào chỗ trống. Tuy nhiên, với một số cái tên đã quá quen thuộc và nổi tiếng (đối với họ!) thì việc đánh vần tên trở nên vô nghĩa.

Vì vậy, hãy click theo link này để học những cái tên phổ biến để giúp bạn vượt qua phần thi này nhé:

Commone places in IELTS - Những địa danh thường xuất hiện

Ví dụ. (IELTS listening strategies for the IELTS test – listening activity 10)

Surname

1.

First name

2.

Country

3.

Age

4.

Address

5.

Telephone No.

6.

Đáp án:

 

Keywords

Key

1

Surname

TURMBALL

2

First name

GILL

3

Country

Australia

4

Age

23

5

Address

32 Broadway SE23

6

Telephone No.

2073346

Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn “cày mãi không lên” section 1. Chỉ cần chú ý hơn các điểm này, các bạn hoàn toàn có thể cải thiện điểm thi của mình!

Chúc các bạn ôn tập thật tốt!