Nếu như line graph tập trung vào xu hướng, pie chart (biểu đồ tròn) lại tập trung vào sự phân bố. Có một thứ mà pie chart làm tốt hơn 2 loại biểu đồ còn lại, đó là so sánh tỉ lượng của các thành phần khác nhau trong một đối tượng, ví dụ: các ngành học khác nhau trong 1 trường, các ngành nghề khác nhau mà người trẻ theo đuổi, …

Như tên tiếng Anh của biểu đồ tròn đã chỉ ra, biểu đồ tròn là một cái bánh (pie) được chia ra làm nhiều miếng khác nhau. Sự so sánh trong bài biểu đồ tròn sẽ đến từ sự khác nhau giữa tỉ trọng của các miếng bánh. Tất nhiên, chúng ta sẽ có một miếng to nhất và một miếng nhỏ nhất, cùng với các miếng khác ở giữa.

Trong bài biểu đồ tròn, cách diễn đạt chúng ta sử dụng nhiều nhất là:

A chiếm … % của tổng số X

Cũng như các bài khác, việc sử dụng lặp lại 1 cấu trúc trong bài là hoàn toàn nên tránh trong Task 1 nói riêng cũng như Writing nói chung. Vì vậy, để tránh lặp lại, chúng ta sẽ phải:

  1. Thay đổi từ chiếm: thật may thay là từ này trong tiếng Anh có một số cách diễn đạt khác nhau nên chúng ta không phải thay đổi phần chủ ngữ và vị ngữ quá nhiều
  2. Đảo lại: thay vì bắt đầu bằng đối tượng A, chúng ta có thể viết “… % của tổng số X làm hoạt động A”. Phần “làm hoạt động A” phải thật linh động, vì không phải lúc nào đối tượng cũng là hành động.
  3. “A là cái phổ biến thứ nhất/ hai/ ba…” : chúng ta cũng có thể đề cập về thứ tự của miếng bánh. Đây là một cách diễn đạt tốt vì nó trực tiếp so sánh đối tượng chúng ta đang so sánh với các đối tượng khác.

Hãy nhìn vào ví dụ sau:

 

Với Asia Pacific (including former Soviet Asia) ở năm 2000, chúng ta có thể viết theo 3 cách:

Asia Pacific (including former Soviet Asia chiếm 54% tổng dân số thế giới.

54% tổng dân số thế giới sống ở Asia Pacific (including Soviet Asia)

Asia Pacific (including former Soviet Asia) là nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới.

CÁCH VIẾT

Pie chart có lẽ là dạng bài dễ miêu tả nhất về mặt trình tự. Nếu bạn chỉ có 1 pie chart, bạn chỉ cần đi từ lớn đến nhỏ. Nếu bạn có nhiều pie chart, khả năng cao là các pie chart này thể hiện sự khác nhau của các thời điểm khác nhau (thường là các năm), bạn cũng đi từ lớn đến nhỏ, nhưng so sánh thêm sự thay đổi về tỉ trọng trong khi viết.

Chúng ta hãy lấy ví dụ một đề bài pie chart mẫu sau:

pie chart ielts task 1 - xample 2 - luyện thi ielts writing task 1

Bài này có 2 pie chart ở 2 năm khác nhau là 1980 và 1990. Các bạn cứ đi từ lớn đến nhỏ:

oil => natural gas => coal =>hydroelectric power => nuclear power

  • Khi nói đến oil, các bạn lưu ý chúng ta không chỉ nói là “oil chiếm tỉ trọng cao nhất…”, chúng ta cần nhắc đến là tỉ trọng của oil giảm trong năm 1990.
  • Bạn không cần viết nhiều về natural gas, vì dữ liệu nay không khác nhau nhiều lắm ở 2 năm => Bài học có thể rút ra ở đây là: nếu nó gần như không thay đổi thì đừng viết theo nghĩa thay đổi, mà hãy viết theo nghĩa giữ nguyên.
  • Coal mặc dù thay đổi ít, nhưng nó vẫn là sự thay đổi dễ nhận ra (5%), và bạn nên nhận xét về chỉ tiết này.
  • Tương tự như natural gas, hydroelectric power hoàn toàn giống nhau ở 2 năm.
  • Mặc dù sự thay đổi về % khá ít so với các loại nhiên liệu khác, nhưng chúng ta phải nhận ra một điều về nuclear power là nó gấp đôi vào năm 1990 => Các bạn luôn phải để ý nếu các dữ liệu tăng lên gấp bao nhiêu lần so với quá khứ.

Chúc các bạn học tốt!