IELTS Listening nếu biết biết đúng phương pháp bạn sẽ có thể tự luyện tập vô cùng hiệu quả
Bên dưới là những phương pháp tập hợp từ những học viên đã đạt điểm cao của Be Ready IELTS và được giáo viên Be Ready hướng dẫn thường xuyên trong các buổi học.
Nếu kiên trì thực hành bạn sẽ nhận ra kỹ năng ngôn ngữ chỉ có 10% năng khiếu và 90% siêng năng:
Nghe và lặp lại
Sau khi hoàn thành bài nghe và kiểm tra đáp án, bạn đừng vội nghe lại ngay, hãy để một vài ngày sau, khi các ấn tượng về đáp án đã phai đi ít nhiều, bạn sẽ ít bị phân tâm hơn khi tiếp cận nội dung bài nghe.
Đầu tiên, hãy bỏ tất cả tài liệu qua một bên, mở audio, sau khoảng 2 – 3 câu, bạn dừng lại và dùng vốn tiếng Anh của mình để nói lại ý chính của đoạn vừa nghe, cứ như thế đến khi hết bài. Nếu nghe không kịp, bạn có thể tua đi tua lại đoạn đó đến khi nào nghe ra, đừng vì mất kiên nhẫn mà xem script nhé. Sau này, khi đã thành thạo, bạn có thể nghe thành từng đoạn dài hơn, khoảng 3 – 4 câu.
Bước nghe và lặp lại này sẽ giúp bạn luyện khả năng nghe nắm ý chính, khắc phục các trường hợp bị “rối” hoặc bị “mất dấu”. Đồng thời, bạn sẽ nắm cấu trúc của toàn bộ bài nghe một cách kỹ lưỡng hơn.
Nghe và giải thích
Bước tiếp theo, bạn sẽ nhìn lại đề bài và nghe lại audio. Tuy nhiên, lần này không những phải nghe ra đáp án mà bạn còn phải giải thích được lí do đáp án đó đúng và vì sao các đáp án khác lại sai.
Rất nhiều bạn khi sửa bài chỉ tập trung vào các đáp án đúng mà quên rằng, việc tìm hiểu các đáp án sai cũng là phần không thể bỏ qua vì trong khi nghe, rất có khả năng bạn phải dùng biện pháp loại trừ để chọn được đáp án phù hợp.
Nghe và đọc
Bước này “dễ thở” và không mất nhiều thời gian như bước đầu tiên, nhưng cũng khá quan trọng.
Bạn sẽ nghe và đọc nhẩm theo phần Script (thường sẽ có sẵn phía sau các tài liệu). Tốt nhất là dùng một chiếc bút chì rà theo phía dưới của các từ, để tăng khả năng tập trung. Nếu có thời gian, hãy nghe và đọc như thế ít nhất 2 lần.
Bước này sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất nội dung bài nghe, đồng thời nhận ra và sửa một số lỗi phát âm để rút kinh nghiệm cho các bài sau, đồng thời cải thiện điểm cho phần thu Speaking.
Nghe và viết
Sau khi nghe xong, một bước quan trọng không kém là bạn phải ghi lại các cụm từ đồng nghĩa được sử dụng trong bài.
Đương nhiên, bạn không nhất thiết phải tra nghĩa của tất cả các từ mới, nhưng phải liệt kê được đầy đủ các cụm từ quan trọng giúp xác định đáp án đúng.
Nếu thực hiện bước này thường xuyên và đủ nhiều (khoảng 10 bài practice), bạn sẽ nhận ra một vài từ “phổ biến” xuất hiện qua nhiều bài test khác nhau.